Nơi diễn ra cuộc biểu tình năm1961
(Ấp Nhà Thờ, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
–²—
I. Tên gọi của di tích:
Khu vực di tích có tên gọi là ngã ba Tân Lân, huyệnCần Đước, tỉnh Long An. Sở dĩ có tên gọi thế vì đây là nơi tiếp giáp giữa Hươnglộ 18 và liên tỉnh lộ 50 tạo thành một ngã ba thuộc xã Tân Lân.
Riêng về tên gọi “ Nhà thờ” xuất phát từ chỗ nơi ấy cómột nhà thờ Đạo thiên chúa do thực dân Pháp xây dựng trong quá trình xâm lượcnước ta vào cuối thế kỷ 19. Nhân dân quanh vùng quen gọi xóm Nhà Thờ để phân biệtvới các xóm khác như: Xóm Chùa, Xóm Mới. Tên gọi ấy lưu truyền cho đến ngàynay và trở thành tên gọi của một ấp.
II. Địa điểmphân bố - đường đi đến di tích:
1. Địa điểmphân bố:
Cách đây khoảng 150 năm, Tân Lân là một Làng thuộcTổng Lộc Thành Trung, Tham biện Cần Giuộc (nay đổi là tiểu khu Chợ Lớn). Đếnngày 20/12/1899, khi toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các khu hành chánhthành Tỉnh thì Tân Lân là một trong bốn Làng của Tổng Lộc Thành Trung, tỉnh ChợLớn. Đến năm 1923 do sự tăng tiến dân số, vùng Cần Đước bao gồm địa phận của 3Tổng Lộc Thành (Thượng, Trung, Hạ) được phân cấp hành chánh tương đương vớihuyện gọi là Sở Đại lý Rạch Kiến và đến năm 1927 thì Sở Đại lý Rạch Kiến đổitên thành Sở Đại lý Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn. Hệ thống hành chánh này tồntại cho đến năm 1955. Như vậy, trong khoảng thời gian này, Tân Lân là một Làngthuộc Tổng Lộc Thành Trung, Sở Đại lý Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn.
Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1979, do sựsát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn thành tỉnh Long An, huyện Cần Đước thuộc tỉnhLong An. Đến năm 1967, huyện Cần Đước được chia thành 2 huyện là Cần Đước vàRạch Kiến thì Tân Lân vẫn thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An cho đến ngày nay.
Sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, hai huyện CầnĐước và Rạch Kiến sáp nhập lại. Do đó, Tân Lân thuộc huyện Cần Đước tỉnh LongAn.
2. Đường đi đến:
Từ Thị xã Tân An, theo quốc lộ I ngược về hướng Đông(hướng Thành phố HCM) đến cây số 5 rẽ phải theo hương lộ 16 (lộ đất đỏ) đi đếncây số 11 là ngã Tư Xoài Đôi, rẽ phải 10km hương lộ 18 là đến di tích.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến di tích này:
Từ sau đợt Đồng Khởi 1960 – 1961 thắng lợi của nhândân Miền Nam, để tránh sựsụp đỗ của chế độ Mỹ Diệm để giữ vững căn cứ quân sự quan trọng Miền Nam Việt Nam. Đế quốc Mỹtiến hành can thiệp Miền Nam Việt Nam đến mức độ cao hơn với chiến lược “ Chiếntranh đặc biệt” hòng bình định Miền Nam trong vòng 18 tháng, bằng kế hoạch :“Xta-Lây-Tay-Lo” chúng tăng mạnh số quân từ thanh niên cộng hòa lên dân vệ, từdân vệ lên bảo an. Tăng cường quân chủ lực với trang bị hiện đại. Kế hoạch dồndân vào ấp chiến lược cố tách rời quần chúng với cách mạng để tiêu diệt lựclượng vũ trang của ta.
Trước âm mưu mới của địch, trênhết Đảng bộ Long An học tập quán triệt đường lối cách mạng Miền Namđược quyết định ở đại hội Đảng toàn quốc lần III. Quán triệt đường lối chấphành của Chỉ thị Trung ương Cục Miền Nam, của Khu ủy khu 8 Tỉnh ủy LongAn tiến hành hàng loạt các cuộc hội nghị nhằm triển khai công tác.
Tinh thần Chính phủ chủ trương của Tỉnh Đảng bộ làđộng viên mọi lực lượng yêu nước tiến hành chiến tranh cách mạng toàn dân, toàndiện, đánh bại mọi thủ đoạn, chiến tranh đặc biệt của chúng, phát động phongtrào cách mạng quần chúng xây dựng lực lượng vũ trang kết hợp với đấu tranhchính trị, binh vận tiêu diệt làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền.
Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng bộ Long An,từ năm 1961 phong trào đấu tranh chính trị quần chúng được tổ chức lan rộngkhắp tỉnh nhiều phong trào diễn ra với qui mô lớn như: huyện Đức Hòa, Bến Lức…
Tại Cần Đước, Bí thư lúc bấy giờlà đồng chí Nguyễn Văn Hòa (Chín Hòa) đã cùng đồng chí Bảy Nguyễn, đồng chíNguyễn Văn Tuấn (Tư Trấn Tuyên huấn Tỉnh ủy) bàn bạc và thống nhất chọn Tân Lânlàm xã điểm để phát động phong trào quần chúng.
Nguyên nhân chọn Tân Lân làm xã điểm của các đồng chítrên cơ sở rà soát lại thế là lực lượng của Chi bộ và cơ sở cách mạng ở xã. Lúcbấy giờ, Chi bộ xã do Bảy Công Minh phụ trách, có khả năng huy động quần chúngtốt, quần chúng có khí thế hăng hái đấu tranh với địch, Tân Lân lại nằm trênliên tỉnh lộ 50, gần giáp ranh với Cần Giuộc và là ven thị trấn Cần Đước nơitập trung bộ phận đầu não của chính quyền địch. Do đó nếu phát động cuộc đấutranh thắng lợi sẽ gây tiếng vang rất lớn, tác động mạnh đối với địch và phongtrào cách mạng trong vùng.
Sau khi thống nhất phương án, mục tiêu đấu tranh, cácđồng chí trong Huyện ủy đã tổ chức một cuộc mít tinh với hơn 100 quần chúngtham gia tại khu vực nhà ông Hai Cân thuộc ấp Bình Hòa, xã Tân Lân nhằm đưa rayêu cầu, mục tiêu của cuộc đấu tranh hướng dẫn phương pháp đấu tranh và chọnlựa một số quần chúng có giác ngộ cao sắp xếp dẫn đầu cuộc biểu tình có thể xemđây là cuộc tập dợt lực lượng trước khi biểu tình chính thức.
Ba ngày sau tức ngày 4/7/1961 (13/6 âm lịch) dưới sựlãnh đạo của Chi bộ xã, nhân dân các ấp đã tập hợp được trên 100 người tậptrung ở Đập Hàn – Tân Lân, sau đó hướng về huyện để đấu tranh khẩu hiệu đấutranh là:
“ Chống càn quét bắn phá, chống khủng bố”
“ Trả chồng, con, em về nhà làm ăn”
Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu trên. Lúcbấy giờ trụ sở ngụy quyền xã Tân Lân khoảng 500m về hướng đông (hướng Thành phốHCM) cặp liên tỉnh lộ 50 Sài Gòn – Gò Công kề bên đó là bót dân vệ, đối diệntrụ sở là Cục cảnh sát. Do vậy, đoàn biểu tình muốn về đến huyện phải vượt quabọn ngụy quyền địa phương tại đây.
Khi đoàn biểu tình kéo đến gần trụ sở xã, hoảng hốttrước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, địch đã tập trung lực lượng vừa cảnh sátvừa dân vệ dàn hàng ngang, chóng súng và kéo kẽm gai rào ngăn trên lộ để chặnđoàn biểu tình.
Quần chúng vẫn tiến lên, địch ngăn kẽm gia trên lộ, bàcon liền tạt xuống ruộng để đi tiếp. Một số quần chúng hăng hái tiếp tục dẫnđầu. Tiêu biểu là ông Ba Sa tự là Bộ Phước ở ấp Bình Hòa, xã Tân Lân. Ông độngviên bà con nhanh chống vượt lên phía trước, vừa tự mình đi tới, vừa la lớn “xông tới bà con ơi”
Khi số quần chúng vượt rào tiến đến cột mốc cây số thứ55 trên liên tỉnh lộ 50, địch phải lùi lại đến nhà ông Ba Ơn (cách ngã bakhoảng 50m) hốt hoảng địch dùng bá súng, batoong, gậy… xông vào quật vào tớitấp lên những người dẫn đầu đoàn biểu tình. Ông Ba Sa vừa gạt đỡ và chống lại,tên cảnh sát Nên tức tối dùng súng gắn lưỡi lê đăm vào bụng ông, liền sau đóbắn nổ súng. Trúng thương ông Ba Sa ngã quỵ tại chỗ, trước khi chết ông vẫn lalớn: “ Đồng bào hãy tiến lên”, “ Mẹ và các em hãy tiến lên”
Căm thù trước sự tàn ác, dã man của giặc, sau khi đemxác ông Ba Sa về, Chi bộ xã tiếp tục huy động lực lượng đấu tranh với địch đếncùng. Sáng ngày hôm sau 25/7/1961, đoàn biểu tình với hơn 500 người cùng giađình ông Ba Sa là Lê Phước Ngọc ăn mặc áo tang, đội bàn thờ tang tiến về huyện,kiên quyết vạch trần tội ác, khủng bố của giặc và bắt chúng phải bồi thường bọnđịch vẫn tiếp ngoan cố. Chúng ra lệnh bắt toàn bộ gia đình ông Ba Sa gồm 5người là mẹ, vợ, con và em của ông cùng một số người khác về giam tại Long HòaRạch Kiến.
Không lui bước với kẻ địch, Huyện ủy Cần Đước lập tứcphát động phong trào đấu tranh chính trị trên địa bàn toàn huyện. Khắp nơitrong huyện nhân dân đã lập bàn thờ, để tang ông Ba Sa. Bàn thờ có hình ông ởgiữa, hai bên là câu: “ sống bất khuất, chết vinh quang” hơn 4.000 người dântrong huyện rầm rộ hưởng ứng cuộc đấu tranh, lôi kéo cả một số binh sỹ địchgiác ngộ.
Lần đầu tiên trên toàn huyện, một cuộc đấu tranh, kéodài đến 7 ngày đêm sôi sục đòi địch phải chấm dứt lối khủng bố man rợ làm bọnđịch từ xã đến huyện phải hoang mang, rung động trước sức mạnh của quần chúngvà chấp nhận yêu sách của nhân dân.
IV. Khảo tả di tích:
Khu di tích trước đây là đồng trống dọc theo hương lộ18 một bên là ruộng xen lẫn với vài nhà dân. Tại ngã ba hiện nay là nghĩa trangliệt sỹ huyện Cần Đước trước kia là ao sâu gọi là ao miết được đắp bằng vào năm1987.
Về hướng nam liên tỉnh lộ 50 lúc đó là đồng trống gầnnơi địch giết ông Ba Sa chúng có đặt ụ pháo lớn. Khu vực UBND hiện nay trướckia là cục cảnh sát và trường học cấp I, II Tân Lân hiện nay là khu vực bót dânvệ cũ.
Khu di tích ngày nay là tụ điểm căn cứ đông đúc, quangcảnh đều thay đổi hẳn so với trước kia.
V. Loại di tích:
Khu vực ngã ba Tân Lân là địa điểm lưuniệm sự kiện lịch sử cách mạng và cũng là nơi ghi dấu tội ác khủng bố dã mancủa Mỹ Diệm đối với nhân dân ta.
VI. Các hiện vật trong di tích:
Hiện nay vì là điểm dân cư nên không còn hiện vật gìtrong di tích.
VII. Giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học nghệ thuật của di tích:
Cuộc biểu tình ngày 24/7/1961 ở ngã ba Tân Lân là cuộcbiểu tình lớn tong huyện nơi đây lần đầu tiên đã nổ ra một cuộc đấu tranh chínhtrị rộng lớn và kéo dài trên toàn huyện làm cho bọn địch từ huyện đến xã phảihoang mang dao động trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân. Đây cũng là nơi anhLê Phước Sa người con ưu tú của nhân dân đã lấy máu mình tô thắm thêm ngọn cờvinh quang của Đảng và làm vẻ vang thêm truyền thống bất khuất của địa phương.
Cuộc biểu tình này đã chứng tỏ đường lối sáng tạo tàitình của Đảng Cộng sản Việt Nam mà tiêu biểu là Đảng bộ huyện Cần Đước tongviệc tập hợp mọi lực lượng chính trị kết hợp linh hoạt giữa đấu tranh chính trịvới đấu tranh vũ trang đã phá vỡ âm mưu “ dồn dân lập ấp” của bọn Mỹ Diệm. Đồngthời cũng nói lên sự giác ngộ cách mạng cùng với ý chí căm thù sâu sắc tinhthần dũng cảm của nhân dân Tân Lân nói riêng và Cần Đước nói chung.
Di tích lịch sử còn là nơi ghi dấu tội ác của Mỹ Diệmqua hành động khủng bố đoàn biểu tình nhân dân xã Tân Lân.
VIII. Tình trạng bảo quản di tích:
Khu vực di tích hiện nay là tụ điểm dân cư.
IX. Các phương án bảo vệ di tích:
Xây dựng nơi đây là bia truyền thống để ghi lại sựkiện lịch sử nói trên nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranhbất khuất gương hy sinh anh dũng cho các thế hệ mai sau.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Ủy ban nhân dân xã Tân Lân phối hợp Bảo Tàng Long An đã lập biên bản khoanh vùng bảo vệ ditích ngày 28/05/1992.
UBND tỉnh Long An đã quyết định công nhận Di tích khuvực ngã tư Tân Lân là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét