Vân Hồng
Ăn uống được xem là một trong những cách tốt nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe. Trứng gà kỷ tử - bài thuốc giúp quý ông "khỏe" hơn chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.
Theo các bác sĩ Đông y, nam giới bị yếu thận, khả năng tình dục kém, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng, mà còn khiến cho không khí gia đình luôn luôn nặng nề, u ám.
Trứng gà kỷ tử là bài thuốc bổ thận tráng dương được chuyên gia Đông y nghiên cứu và khuyến khích sử dụng để cải thiện chức năng của thận, tăng khả năng tình dục cho nam giới.
Theo chuyên gia Đông y, hạt kỷ tử có tính ngọt, cân bằng, giàu carotene, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, niacin, sitosterol β-, axit linoleic và kẽm.
Kẽm có thể làm cho sự hoạt động của men tăng lên cao hơn, sẽ làm cho sự bài tiết tuyến yên gonadotropin và tăng cường hormone, có hiệu quả rất tốt đối với những người đang bị yếu thận.
Mỗi đợt áp dụng món canh trứng gà kỷ tử kéo dài tối thiểu 3-5 ngày, sau đó dừng lại rồi có thể tiếp tục ăn đợt mới tùy vào thể trạng bệnh cụ thể của mỗi người.
Cách chế biến trứng gà kỷ tử:
Dùng 30gram hạt kỷ tử, 1 quả trứng gà, thêm nước vào luộc trứng gà theo cách thông thường đến khi chín.
Vớt trứng bóc vỏ và tiếp tục cho vào nồi nấu thêm một lúc thành canh trứng kỷ tử. Ăn liên tục như vậy từ 3-5 ngày mỗi đợt sẽ mang lại kết quả khả quan.
theo Trí Thức Trẻ
6 món ăn bài thuốc từ quả vải bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lí
Hoàng Huy
Theo Đông y, vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, làm tỉnh táo tinh thần, tăng sức lực, tráng dương, làm đẹp nhan sắc. Sau đây là một số bài thuốc bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lí cho phái mạnh.
Bài 1: Rượu ngâm vải sấy khô
Chuẩn bị: 7g cùi vải sấy khô (lệ chị nhục), 24g nhân sâm, 15g kỷ tử, 15g thục địa, 9g đinh hương, 9g viễn chí, 9g dâm dương hoắc, 9g bạch tật lê, 3g trầm hương và 1 lít rượu trắng.
Tiến hành: Thái nhỏ tất cả các vị thuốc và đem ngâm trong rượu từ 7 đến 10 ngày. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ và nhấp từng ngụm từ từ.
(Nói như cổ nhân là phải uống nghìn lần mới hết một chén rượu - thiên khẩu nhất bôi).
Bài 2: Cùi vải tươi ngâm rượu
Chuẩn bị: 1kg cùi vải tươi, 1 lít rượu trắng
Tiến hành: Ngâm cùi vải vào trong rượu trắng khoảng 10 ngày. Mỗi ngày uống khoảng 30ml, uống vào lúc chiều tối.
Bài 3: Vải nhồi tôm hấp
Chuẩn bị: Cùi vải tươi bỏ hạt khéo léo sao cho không bị vỡ, 200g tôm nõn, 200g rau cải (khoảng 2 cây), muối, đường, tinh bột, lòng trắng trứng gà, nước.
Tiến hành: Tôm ướp gia vị khoảng 30 phút, sau đó xay nhuyễn và nặn thành từng viên để nhồi vào trong cùi vải. Cho cùi vải đã nhồi vào nồi hấp cách thuỷ, để nước sôi khoảng 5 phút rồi bày ra đĩa.
Muối, đường, tinh bột trộn cùng nước (một lượng vừa phải), cho hỗn hợp vào nồi đun lửa nhỏ khoảng 5 phút, sau đó bỏ lòng trắng trứng vào khuấy đều để tạo thành nước sốt.
Bày vải nhồi tôm ra đĩa, để cải xanh luộc chín xung quanh sau đó tưới nước sốt lên món ăn, ăn khi còn nóng.
Bài 4: Canh vải thiều, mướp đắng
Chuẩn bị: 10 quả vải thiều tươi, 1 quả mướp đắng cùng 2 cánh gà. Các gia vị cần có là gừng, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, rượu gạo và nước tương.
Cách làm: Cho cánh gà ướp cùng các loại gia vị khoảng 20 phút (tự xác định khẩu vị để đều chỉnh gia vị ướp 1 cách hợp lý).
Tiếp theo, cho khoảng nửa lít nước vào thịt gà và hầm nhỏ lửa, mở vung. Cho thêm gừng đã đập dập vào nồi thịt gà.
Khi gà chín mềm thì cho lần lượt mướp đắng thải nhỏ, vải thiều, nấu khoảng 2 đến 3 phút, nêm gia vị cho vừa ăn là được.
Bài 5: Canh vải tươi, thịt gà
Chuẩn bị: Thịt gà 500g, vải tươi 300g, gừng xắt sợi nhỏ 1 nhánh con, rượu trắng 1 muỗng canh, hành bằm nhỏ 2 củ, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm: Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt gà vào xào săn, nêm 1 muỗng canh nước vải (ép hoặc xay cùi vải tươi để lấy nước) và nước lạnh, gừng, rượu, om cho đến khu gà chín mềm, nêm thêm bột năng cho sánh.
Ăn nóng tô gà nấu trái vải với mùi hương lan tỏa quyến rũ sẽ rất lôi cuốn vị giác.
Bài 6: Rượu vải tươi chữa suy nhược thần kinh và thể lực, liệt dương
Vải tươi (500-1.000g) ngâm vào 1 lít rượu 7-10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.
Vải có tác dụng hỗ trỡ rất tốt cho người bị liệt dương
Ngoài ra, vải còn dùng chữa các bệnh sau
Tiêu chảy do tỳ hư
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do tỳ hư, ăn phải thức ăn hỏng, ăn thức lạ…
Mỗi nguyên nhân thì trong Đông y đều có lưu truyền những bài thuốc riêng để trị chứng bệnh này.
Đối với bài thuốc từ quả vải thì được Đông y dùng để chữa tiêu chảy do tỳ hư. Dùng 7 quả vải, 5 quả đại táo sau đó cho vào nồi sắc uống nhiều lần trong ngày.
Trị nấc
Nấc tuy không nguy hiểm nhưng lại mang lại nhiều phiền toái và cảm giác khó chịu cho chúng ta.
Để trị nấc Đông y có bài thuốc từ quả vải như sau: dùng 7 quả vải sắc cũng với 6g gừng tươi và 4g đường đỏ, uống trong ngày sẽ khỏi
Răng sưng đau
Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng.
Ngoài ra trong Đông y có bài thuốc từ hoa, vỏ thân, vỏ rế vải sắc lấy nước dùng làm nước súc miệng để chữa viêm họng, đau răng rất tốt.
theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét