Ở Làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) thời gian như ngưng đọng lại bởi những dấu ấn về ngôi làng thuần Việt xa xưa giản dị vẫn hiện diện một cách đầy đủ, phong phú và sống động với 140 ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.
Sử sách ghi lại rằng, cách đây mấy nghìn năm, làng Mông Phụ do người Việt cổ di cư từ vùng núi xuống đồng bằng lập ra. Người Việt lúc đó đã chọn bến Mải, nơi có gò đất cao, bằng phẳng, gần sông để lập nên làng Mông Phụ. Tuy đất chưa quen, dòng chảy chưa thuộc nhưng ý thức dựng và giữ làng để phát triển cho đời sau đã đi vào tâm thức người dân qua hàng nghìn thế hệ. Dấu ấn thời gian được thể hiện khá đầy đủ ở cổng làng, đình làng, sân kho, chùa và trong từng nếp nhà...
Tháp Cửu phẩm Liên Hoa, một kiến trúc độc đáo ở chùa Mía. Ảnh: Minh Đức |
Dấu tích làng cổ
Theo ông Giang Văn Khuê, một người cao tuổi ở làng Mông Phụ, cổng làng được quay về hướng Đông bởi quan niệm truyền thống cho rằng đó là hướng phát triển mạnh mẽ, con cháu mai sau sẽ thịnh vượng. Cổng làng được xây vào năm 1553 (đời vua Lê Thần Tông), làm từ gỗ mít, tường xây bằng đá ong, cát lấy trên gò rồi trộn vôi với mật tạo thành hỗn hợp kết dính để xây cổng. Cổng làng xưa chỉ đủ cho vài người gánh lúa nghỉ ngơi, chỗ trú chân cho mấy bác đi tuần làng.
Đến đây mới thấy thời gian như ngưng đọng lại bởi những dấu ấn về ngôi làng thuần Việt xa xưa giản dị vẫn hiện diện một cách đầy đủ, phong phú và sống động với 140 ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi. Sáu xóm: Sui, Xây, Trung, Hậu, Sải, Đình như nằm trên một vòng tròn khép kín mà ở giữa là đình làng, một nơi vừa trũng vừa dốc. Ít ai biết rằng, đó chính là xoáy đất linh thiêng mà người xưa chọn làm nơi hội họp, bàn bạc hương ước, lệ làng. Đình được xây dựng cùng với thời gian dựng cổng làng, có hai giếng Bình, Nghiễu chảy tràn ra hai bên. Hướng của đình nhìn về phía đồi Dum, là nơi nước chảy về làng nên người Mông Phụ khi thi cử lúc nào cũng đỗ hàng quan. Ngôi đình mang đậm kiểu kiến trúc Việt - Mường, có sàn gỗ cách mặt đất mô phỏng kiến trúc nhà sàn. Khoảng sân rộng của đình là nơi tổ chức hội làng hàng năm từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 tháng Giêng.
Đến đây mới thấy thời gian như ngưng đọng lại bởi những dấu ấn về ngôi làng thuần Việt xa xưa giản dị vẫn hiện diện một cách đầy đủ, phong phú và sống động với 140 ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi. Sáu xóm: Sui, Xây, Trung, Hậu, Sải, Đình như nằm trên một vòng tròn khép kín mà ở giữa là đình làng, một nơi vừa trũng vừa dốc. Ít ai biết rằng, đó chính là xoáy đất linh thiêng mà người xưa chọn làm nơi hội họp, bàn bạc hương ước, lệ làng. Đình được xây dựng cùng với thời gian dựng cổng làng, có hai giếng Bình, Nghiễu chảy tràn ra hai bên. Hướng của đình nhìn về phía đồi Dum, là nơi nước chảy về làng nên người Mông Phụ khi thi cử lúc nào cũng đỗ hàng quan. Ngôi đình mang đậm kiểu kiến trúc Việt - Mường, có sàn gỗ cách mặt đất mô phỏng kiến trúc nhà sàn. Khoảng sân rộng của đình là nơi tổ chức hội làng hàng năm từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 tháng Giêng.
Bà Vũ Thị Vọng, cán bộ ban Văn hoá xã Đường Lâm cho biết: "Trong khi xây dựng ngôi đình này, các cụ đã chạm trổ rất nhiều bức hoành phi "Lão long huấn tử". Tiếc là đến nay không còn lưu giữ được bao nhiêu". Theo bà Vọng, bức hoành phi một rồng mẹ và chín rồng con cùng một quyển vở, cái bút ngụ ý rằng mọi người phải luôn chăm lo đến sự học hành của con cháu. Vì thế, làng luôn luôn có người đỗ đạt cao, có đóng góp lớn trong việc xây dựng, gìn giữ đất nước. Đến nay, đình vẫn là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng của bà con.
Cổng làng. |
Bên cạnh đình làng, hệ thống nhà thờ họ cũng được lưu giữ nguyên vẹn. Đây chính là không gian tinh thần riêng của từng dòng họ trong làng. Nhà thờ họ Giang, nơi thờ sứ thần Giang Văn Minh (thế kỷ 17) đi sứ xoá nợ Liễu Thăng là một minh chứng tiêu biểu cho những ngôi nhà thờ họ ở đây... Dấu tích viên gạch góp của những chàng rể lấy vợ Mông Phụ đến nay vẫn chưa mất đi trên các bức tường đất bùn và đá ong cổ. Khác với đá ong ở những vùng Thạch Thất, Quốc Oai hay Sơn Đông, Cổ Đông (Sơn Tây), đá ở Mông Phụ sau khi khai thác về không cần gia công nhiều mà cứ thế xếp lên mà thành tường, thành nhà. Đá được đào từ dưới lòng đất, mỗi viên to khoảng 15 – 40 cm, càng để lâu càng tốt, khi xây không tốn nhiều công song vẫn đảm bảo cho khối tường dày, đủ làm mát nhà khi trời nóng và sưởi ấm nhà khi trời lạnh...
Sẽ là thiếu sót nếu đến Mông Phụ mà không tới viếng thăm chùa Mía (còn gọi là Sùng Nghiêm tự), ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc về nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVII và cũng là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đoài. Theo sư cụ Đàm Cẩn, trụ trì chùa Mía, chùa được làm từ nhiều loại gỗ quý, chạm khắc công phu hình Tứ Linh, hoa lá cách điệu. Tượng Phật trong chùa không chỉ đặc sắc về hình dáng mà còn phong phú về số lượng. 287 pho tượng là 287 khuôn mặt, dáng vẻ khác nhau và được bài trí thành cụm khép kín. Đẹp nhất là tượng Tuyết Sơn, Kim Cương, Bá Đại Hòa Thượng, Quan Âm Nam Hải, bà Chúa Mía… Một nửa tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng óng ánh, riêng tượng bà Chúa Mía được tạc bằng gỗ mít đặt trong khám gỗ ngay sát Tam bảo điện. Ngoài ra, trong chùa còn có rất nhiều động đắp cầu kỳ, sinh động như Nam Hải, Tây Trìu…
Những di vật cổ vẫn được lưu giữ tại Mông Phụ. |
Gìn giữ nét xưa
Ngày 19/5/2006, Đường Lâm vinh dự tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá “Làng cổ Đường Lâm” do Bộ Văn hoá - Thông tin ( nay là bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) cấp. Đây là di tích văn hoá lâu đời, tiêu biểu nhất cho văn hoá truyền thống của người Việt và cũng là nơi đầu tiên trong tổng số 573 di tích lịch sử của Hà Tây được Nhà nước xếp hạng nhằm bảo tồn, tôn tạo, xây dựng và đưa vào khai thác phục vụ chương trình mục tiêu phát triển du lịch - văn hoá. Việc bảo tồn các giá trị cổ trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều không đơn giản. Ngoài việc tuyên truyền, nâng cao ý thức gìn giữ, tôn trọng di tích cho người dân, làng cổ Mông Phụ rất cần được sự quan tâm, đầu tư và quảng bá của các ban ngành để nâng cao giá trị cổ của làng.
Ngày 19/5/2006, Đường Lâm vinh dự tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá “Làng cổ Đường Lâm” do Bộ Văn hoá - Thông tin ( nay là bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) cấp. Đây là di tích văn hoá lâu đời, tiêu biểu nhất cho văn hoá truyền thống của người Việt và cũng là nơi đầu tiên trong tổng số 573 di tích lịch sử của Hà Tây được Nhà nước xếp hạng nhằm bảo tồn, tôn tạo, xây dựng và đưa vào khai thác phục vụ chương trình mục tiêu phát triển du lịch - văn hoá. Việc bảo tồn các giá trị cổ trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều không đơn giản. Ngoài việc tuyên truyền, nâng cao ý thức gìn giữ, tôn trọng di tích cho người dân, làng cổ Mông Phụ rất cần được sự quan tâm, đầu tư và quảng bá của các ban ngành để nâng cao giá trị cổ của làng.
Hiện nay, ngoài việc đầu tư tiền của để tu bổ, sửa chữa và khôi phục lại các di tích, làng Mông Phụ tích cực vận động bà con vệ sinh thôn xóm, trồng cây xanh, làm sạch đường làng... Mỗi gia đình đều ý thức được giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá từ chính ngôi nhà, bức tường đá ong nâu đỏ sần sùi, vững chắc của mình. Bên cạnh việc hỗ trợ cho trùng tu, sửa chữa, người dân còn phát triển các nghề phụ đã có từ lâu đời như làm tương, chè, kẹo đường, thợ xây, thợ mộc…
Cụ Hà Văn Giang, người đang trông nom ngôi đình Mông Phụ cho rằng: “Điều mà chúng tôi cần không chỉ là lời nói, văn bản hay những cách thức bảo tồn mang tính tạm thời mà là một nghiên cứu thực tế để gìn giữ, bảo vệ".
Chính quyền xã đã xây dựng dự án đệ trình UNESCO công nhận Đường Lâm, trong đó có làng Mông Phụ là di sản văn hoá thế giới. Với những nét cổ xưa, Mông Phụ sẽ không lạc lõng trong đời sống kiến trúc hiện đại và trở thành niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt.
Cụ Hà Văn Giang, người đang trông nom ngôi đình Mông Phụ cho rằng: “Điều mà chúng tôi cần không chỉ là lời nói, văn bản hay những cách thức bảo tồn mang tính tạm thời mà là một nghiên cứu thực tế để gìn giữ, bảo vệ".
Chính quyền xã đã xây dựng dự án đệ trình UNESCO công nhận Đường Lâm, trong đó có làng Mông Phụ là di sản văn hoá thế giới. Với những nét cổ xưa, Mông Phụ sẽ không lạc lõng trong đời sống kiến trúc hiện đại và trở thành niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét