Bảo Bình - theo Trí Thức Trẻ | 07/10/2013 08:00
(Soha.vn) - Theo di nguyện của Đại tướng và nguyện vọng gia đình, thi thể của Đại tướng được đưa về Quảng Bình an táng.
.
Khi biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã chia sẻ những cảm xúc từ đáy lòng trên trang cá nhân sau sự ngỡ ngàng ban đầu.
“Dù sao thì cũng phải tôn trọng sự lựa chọn của gia đình Đại tướng. Hơn thế, có thể lúc còn sống, Đại tướng
đã lựa chọn Vũng Chùa – Đảo Yến và nói ước nguyện của mình cho con
cháu. Mình càng hiểu hơn, với Đại tướng, quê hương ruột rà được Người
coi không chỉ là làng Tuy Lộc, huyện Lệ Thủy, mà là cả Quảng Bình. Vũng
Chùa - Đảo Yến nằm trong khu vực Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn La, dưới
chân Đèo Ngang, là nơi mà với tầm phát triển của mươi năm nữa thôi, sẽ
là một Khu kinh tế biển, du lịch cực lớn và đầy tiềm năng. Hòn La còn là
cảng biển được coi là sâu và lý tưởng nhất nước ta. Đại tướng đã chọn
nơi an nghỉ thật tuyệt vời".
Khu vực biển Vũng Chùa được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn
Nồm. Vũng Chùa - Đảo Yến là một khung cảnh mênh mông và thơ mộng. Đứng
trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát trắng trải dài, bãi đá
hoang sơ. Từ đảo Yến trông ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió; ba
hòn tạo thành một hình tam giác, là sự sắp đặt tinh tế của thiên nhiên.
Những lúc bình minh hay chiều tà, khung cảnh ở đây đẹp mê hồn, huyền ảo
như trong cổ tích.
Đảo Yến.
Mênh mông, bình lặng...
Hàng ngày, những con sóng vẫn nâng niu bờ cát trắng.
Những hoạt động bình dị của người dân nơi đây.
Những bãi đá hoang sơ.
Ở nơi xa xăm, huyền ảo ấy, cả dân tộc Việt Nam vẫn luôn hướng về người như một huyền thoại bất tử.
Đường đến nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
H.Sơn-H.Đan - theo Trí Thức Trẻ | 13/10/2013 10:25
(Soha.vn) - Nếu muốn tìm đến nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở núi Thọ, thuộc Vũng Chùa thì đi bằng cách nào...
Theo đường bộ, dọc Quốc lộ 1A, từ Hà Nội vào Quảng Trạch khoảng trên
500km, đi ô tô với tốc độ bình thường mất khoảng hơn 10 tiếng đồng hồ sẽ
đến huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). Quảng Trạch là huyện cực bắc
của tỉnh Quảng Bình, giáp với tỉnh Hà Tĩnh.
Đảo Yến nhìn từ trên cao.
Khu vực nơi Đại tướng sẽ an nghỉ
là Vũng Chùa - Đảo Yến, cách đèo Ngang (ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh
và Quảng Bình) khoảng 7km. Qua đèo Ngang, đến ngã 3 thuộc thôn Đông
Hưng (xã Quảng Đông).
Từ ngã 3 Đông Hưng rẽ trái đến Hòn La mất khoảng 4 km, và từ cảng La (Hòn La) đến núi Thọ nơi an táng Đại tướng khoảng
2km. Còn từ núi Thọ (Thọ Sơn) ra Đảo Yến khoảng 1 hải lí, mất chừng nửa
tiếng đi thuyền. Đảo Yến có diện tích khoảng 10 ha, khung cảnh trên đảo
còn khá hoang sơ và là nơi có rất nhiều chim yến sinh sống.
Lối rẽ vào Vũng Chùa - Đảo Yến cùng hướng ra Hòn La (theo chiều từ Hà Nội - TP. HCM)
Cụ thể hơn, từ ngã 3 thôn Đông Hưng đi khoảng 500m (qua cầu Bàu khoảng
hơn 100m) thì đến một ngã 3 khác, rẽ phải và đi thằng khoảng 600 - 700m
là chớm ra bãi biển (nhìn thấy Đảo Yến). Đến đây, lại rẽ trái và đi theo
con đường này thì đến khu vực an táng Đại tướng ở Vũng Chùa.
Đường vào nơi an táng Đại tướng ở Vũng Chùa.
Tính từ trung tâm TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đến nơi an nghỉ Đại
tướng tại Vũng Chùa khoảng 67 km. Còn từ quê Đại tướng ở thôn An Xá (xã
Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) ra Vũng Chùa mất gần 110km.
Theo người dân địa phương, hiện nay ở
sườn núi Thọ đổ về phía Bắc có khoảng 20 khe nước lớn nhỏ như: khe Giếng
Động, Thụng Mua, Sẩm Bằng... Bên phía Nam có khoảng 13 khe nước là Lá
Bứa, khe Nước...
Bãi biển ở Vũng Chùa được thiên nhiên ưu đãi cát mịn, bờ biển thoải kéo
dài, có nhiều bãi đá có hình thù khác nhau, đẹp mắt. Nơi đây có cấu tạo
địa chất khá đặt biệt, nơi có những thớ đá xếp lên nhau như những chiếc
vảy của con rồng đang ngơi nghỉ.
Từ bãi biển Vũng Chùa nhìn ra Đảo Yến
Nhà ngoại cảm ngưỡng mộ nơi an nghỉ của Đại tướng
Thiên Di - theo Trí Thức Trẻ | 13/10/2013 10:30
(Soha.vn) - “Vũng Chùa – Đảo Yến tĩnh lặng, êm đềm thực sự đúng là nơi yên nghỉ ngàn thu”, chuyên gia cảm xạ và phong thủy học Nguyễn Ngọc Sơn nói.
.
Sau cuộc họp ngày 7/10 giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và gia đình Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, thể theo nguyện vọng của Đại tướng lúc còn sống,
Vũng Chùa - Đảo Yến được chọn là nơi an táng Đại tướng.
Đó cũng là di nguyện của Đại tướng, nơi được đánh giá là phong cảnh hữu tình, thơ mộng và kỳ vĩ để yên giấc ngủ ngàn thu. Vũng Chùa – Đảo Yến
thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nơi này nằm
trong khu công nghiệp cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang và được bao
bọc bởi ba đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm.
Vũng Chùa - Đảo Yến chính thức được chọn là nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo chuyên gia cảm xạ học Nguyễn Ngọc Sơn - Viện trưởng Viện nghiên
cứu Khoa học Kiến trúc Phong thủy Năng lượng cảm ứng (RIAFR) trực thuộc
Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng thì đây là nơi lý tưởng để
Đại tướng yên giấc ngủ ngàn thu.
Chuyên gia cảm xạ Nguyễn Ngọc Sơn giải thích, về mặt phong thủy, Vũng
Chùa - Đảo Yến có một tâm linh rất đặc biệt, khó nói bởi trạng thái tĩnh
của đất rất yên bình, là một trong những điểm hội tụ linh khí của tỉnh
Quảng Bình và Việt Nam.
“Ở đó không bao giờ có sóng và gió nhưng lại rất mát bởi nó được
bao bọc bởi 3 đảo xung quanh. Không gian tĩnh lặng, êm đềm thực sự đúng
là một nơi an nghỉ”, chuyên gia Nguyễn Ngọc Sơn nói.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Sơn.
Đã nhiều lần tắm tại Vũng Chùa, nhà cảm xạ học Nguyễn Ngọc Sơn cho biết:
“Nước biển phẳng lặng hơn cả Hồ Tây, Hà nội. Nước rất trong, cát trắng
vàng, quang cảnh đơn sơ và từ Vũng Chùa nhìn ra một hòn đảo nhỏ (cách
khoảng 1 km) là Đảo Yến. Đảo Yến có diện tích khoảng hơn 10 ha, bốn bên
đều là biển là nơi yên bình nhất tỉnh Quảng Bình, nơi hội tụ rất nhiều
chim Yến”.
Theo đánh giá của chuyên gia cảm xạ Nguyễn Ngọc Sơn, Vũng Chùa – Đảo Yến
là nơi có năng lượng sinh học của đất rất cao (chỉ số đo năng lượng của
đất trong nghành cảm xạ học được tính theo đơn vị Bovis), tương đương
với Chùa Một Cột (Hà Nội).
Người dân kể lại cách đây hàng trăm năm về trước ở đó có một ngôi chùa
rất linh thiêng và tụ hội nhiều đèn hoa đăng. “Vũng” là khu vực biển
lặng yên và có một ngôi chùa ở đó ý chỉ “một ngôi chùa lặng yên” hay
“ngôi chùa bình yên”. Từ đó có cái tên Vũng Chùa.
Tại sao Đại tướng chọn vùng biển Vũng Chùa làm nơi an nghỉ?
Bảo Bình - theo Trí Thức Trẻ | 13/10/2013 10:32
(Soha.vn) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), tại quê hương của người.
.
Mới đây, trên trang cá nhân của nhà văn Nguyễn Quang Vinh có chia sẻ về chuyến thăm quê hương Quảng Bình lần cuối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ấy người đã ngoài 90 tuổi:
"Ngày ấy ông đã ngoài 90 tuổi. Và đây là chuyến về thăm quê hương Quảng
Bình lần cuối. Khi ông về thì mình đang ở Hà Nội. May mắn, anh Võ Minh
Hoài, Tổng giám đốc Tập đoàn Trường Thịnh gọi, Vinh về đi, ngày mai anh
mời Đại tướng sang thăm khu du lịch. Mình nhảy tàu về. Khu du lịch Mỹ
Cảnh - Bảo Ninh - Đồng Hới (Sun spa resort) rất đẹp, do Tập đoàn Trường
Thịnh xây dựng, nằm ở vị trí độc đáo, một phía là sông Nhật Lệ, một phía
là biển, một phía là cửa sông ra biển. Đại tướng ra thăm, trồng cây đa
kỷ niệm, cây đa bây giờ đã cao lớn. Và ông ngồi nhìn biển. Mình biết là
ông rất thích biển".
Mảnh đất Quảng Bình nắng gió, mang vị mặn chát của biển là nơi mà vị
tướng tài của dân tộc Việt Nam đã sinh ra và lớn lên. Từng hơi thở cùng
cái vị cay nồng của biển đá ngấm vào máu thịt của người. Mỗi lần trở về
thăm quê, người lại ngồi lại rất lâu bên bờ cát trắng để ngắm biển trời
quê hương với những suy tư thầm kín.
Trong chuyến nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, Đại tướng vẫn thường đi tắm biển
và tập thể dục dọc con đường gần bãi biển. Những khoảnh khắc ấy đã khắc
họa một chân dung bình dị, yêu thiên nhiên của một huyền thoại trong
lịch sử cách mạng Việt Nam
Đại tướng đi tắm biển....
Cũng trong thời gian nghỉ dưỡng tại số 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu),
ngày ngày, Đại tướng đi bộ dọc con đường trên bãi biển để tập thể dục.
Người sinh ra nơi cửa biển, từng con sóng như vỗ về từng giấc ngủ trưa
thời thơ ấu, và đập mạnh hơn khi thúc giục người thanh niên yêu nước lên
đường chiến đấu phục vụ Tổ quốc. Di nguyện của người cũng là được về
với biển trong giấc ngủ ngàn thu. Và nơi Đại tướng lựa chọn là địa danh Vũng Chùa - Đảo Yến dưới chân Đèo Ngang - vùng đất đầu tiên cực bắc của quê hương Đại tướng làm nơi an nghỉ. Một nơi phong cảnh hữu tình, thơ mộng và kì vĩ.
Bãi đá nằm dưới chân núi Thọ Sơn tại Vũng Chùa.
"Nước chúng ta, nước những người không bao giờ khuất.
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất.
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
(Trích: Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Cả dân tộc Việt Nam sẽ luôn hướng về mảnh đất Quảng Bình, nơi lưu giữ
giấc ngủ ngàn thu của người anh hùng vĩ đại của dân tộc với sự biết ơn
vô vàn.
20 bức ảnh nhìn từ mọi góc độ ở Vũng Chùa - Đảo Yến
Pha Lê - theo Trí Thức Trẻ | 13/10/2013 12:07
(Soha.vn) - Nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lựa chọn làm nơi an nghỉ là địa danh Vũng Chùa - Đảo Yến, vùng đất đầu tiên cực bắc của Quảng Bình.
Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn.Đảo Yến có diện tích khoảng 10 ha, khung cảnh trên đảo còn khá hoang sơ và là nơi có rất nhiều chim yến sinh sống.
Khu vực biển Vũng Chùa được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm. Vũng Chùa - Đảo Yến là một khung cảnh mênh mông và thơ mộng. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát trắng trải dài, bãi đá hoang sơ.
Từ đảo Yến trông ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió; ba hòn tạo thành một hình tam giác, là sự sắp đặt tinh tế của thiên nhiên. Những lúc bình minh hay chiều tà, khung cảnh ở đây đẹp mê hồn, huyền ảo như trong cổ tích.
Vũng Chùa - Đảo Yến nằm trong khu vực khu công nghiệp cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang.
Khu vực biển Vũng Chùa được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm. Vũng Chùa - Đảo Yến là một khung cảnh mênh mông và thơ mộng.
Đường vào khu Vũng Chùa
Công trường thi công khu trung tâm điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên
Giáp trên núi Thọ, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình đã cơ
bản hoàn tất.
Khu trung tâm, nơi có tháp chuông
Vũng Chùa được biết đến là một trong những hòn đảo đẹp của Việt Nam
Bờ cát vàng với nhừng làn nước trong xanh
Phong cảnh non nước hữu tình, nên thơ
Vẻ đẹp hoang sơ
...và vô cùng lãng mạn
Đây là nơi có tiền lực kinh tế biển, du lịch cực lớn và đầy tiềm năng.
Cả dân tộc Việt Nam sẽ luôn hướng về mảnh đất Quảng Bình, nơi lưu giữ
giấc ngủ ngàn thu của người anh hùng vĩ đại của dân tộc với sự biết ơn
vô vàn.
Vũng Chùa - đảo Yến, một vùng non nước thiêng liêng
TT - Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn vũng Chùa -
đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình) làm nơi an nghỉ cuối cùng, vùng biển
này trở thành một địa danh thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân
VN, dự báo sẽ là một điểm đến mới của du khách trong và ngoài nước trên
đường thiên lý xuyên Việt.
Núi Thọ - nơi an nghỉ của Đại tướng được bao bọc bởi mũi Rồng nên kín gió, yên bình - Ảnh: Hữu Khá
|
Vũng Chùa - đảo Yến nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, cách
đèo Ngang khoảng 10km về hướng đông nam. Từ trên đỉnh Thọ Sơn phóng tầm
mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, biển nước mây trời
bình yên và khoáng đạt. Vũng Chùa được bao bọc bởi ba đảo là Hòn La, Hòn
Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên nơi đây rất kín gió. Những ngày gió bão
tàu thuyền thường về đây trú ẩn.
Theo lời kể của những người cao niên ở làng Thọ Sơn,
tên gọi vũng Chùa xuất phát bởi vùng biển nơi đây yên bình như “vũng”,
từ hàng trăm năm trước có một ngôi chùa rất linh thiêng nhưng qua bao bể
dâu nay chỉ còn nền móng. Đảo Yến tên gốc là Hòn Nồm, gọi theo hướng
gió. Sau này người dân gọi là đảo Yến bởi trên đảo có nhiều chim yến về
đây làm tổ. Đảo Yến rộng khoảng 10ha cách bờ khoảng 1km, vẻ đẹp hoang
sơ, như bức bình phong nổi lên giữa biển.
Trên đảo không có dân ở, chỉ có vài công nhân từ Nha
Trang ra đây dựng trại để khai thác yến. Núi Thọ nối liền núi Sú tiếp
nối mũi Rồng tạo thành một cánh cung vững chãi đâm ra biển Đông, che
chắn gió đông bắc; dưới chân là bãi biển cát trắng vàng trải dài tít
tắp, cây cối xanh tươi.
Theo ông Võ Quang Đạt, chủ tịch UBND xã Quảng Đông,
vũng Chùa là vùng đất có vị trí đắc địa, hướng nhìn ra biển Đông thoáng
đãng nhưng lại kín gió. Nơi đây thế núi hùng vĩ dáng tựa thân giao long,
có mũi Rồng đâm ra tận mép sóng, biển trời hiền hòa, người dân chất
phác, can trường.
Vũng Chùa là một trong những thắng cảnh đẹp nằm trong
vịnh Hòn La mà theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên của nhà văn hóa Cao
Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Vịnh La Sơn được bao bọc
bởi những ngọn núi vững chãi như bức tường thành, phía đất liền là dãy
Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận
biển” với đỉnh mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều
đảo nhỏ.
Vùng biển Hòn La nổi tiếng với những sản vật dùng để
cung tiến triều đình. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán
triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có
loài “cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư, là những sản vật
thường mang đi cung tiến triều đình. Vùng đất này được người dân nơi đây
coi là linh thiêng bởi tương truyền năm xưa vua Lê Thánh Tông xuất thủy
quân đánh Chiêm Thành đã dừng lại nơi đây lập đàn thần linh phù hộ. Khi
chiến thắng trở về, nhà vua về đây lập đàn tạ ơn đất trời.
Đứng trên đỉnh Thọ Sơn nhìn ra bốn bề trời biển, một
không gian bình yên và khoáng đạt, có thể cảm nhận được phần nào lý do
Đại tướng chọn nơi đây để yên giấc ngàn thu. Ông Lương Văn Luyến, giám
đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Quảng Bình, nói rằng vũng Chùa
là một vùng đất đẹp, núi non hùng vĩ, sóng biển hiền hòa. Theo ông
Luyến, trong tương lai đây sẽ là điểm đến rất giá trị, kết nối với thắng
cảnh đèo Ngang, đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa... tạo thành một tuyến du
lịch tâm linh đầy sức thu hút, không chỉ phong cảnh đẹp mà còn rất
thiêng liêng.
Từ trên đỉnh Thọ Sơn nhìn xuống vũng Chùa và đảo Yến như một bức tranh sơn thủy hữu tình - Ảnh: Nguyên Linh |
Mai sau dù có bao giờ...
Khi địa danh vũng Chùa được nhắc đến rất nhiều trong
những ngày này, tôi lại nhớ đến một nhà “Quảng Bình học” đã qua đời mà
người Quảng Bình không ai không biết: cụ Nguyễn Tú! Thuở cụ còn sống
trong căn nhà nhỏ ở Cộn (phía tây thành phố Đồng Hới), cứ mỗi lần ra
công tác ở Quảng Bình chúng tôi đều cố tìm cách để được cụ chỉ giáo cho
đôi điều mình còn băn khoăn về vùng đất lạ lùng này. Bởi cụ Tú là một
người Quảng Bình cực kỳ đặc biệt, chưa hề qua một trường đại học hay
viện nghiên cứu nào, nhưng với tình yêu xứ sở một cách “bất khả tư
nghì”, cụ Tú đã viết nên cả chục pho địa chí về miền đất Quảng Bình.
Từ vũng Chùa nhìn lên ngọn Thọ Sơn, mộ phần của Đại tướng nằm dưới chân tháp Chuông - Ảnh: Lam Giang
|
Trong những cuốn sách viết về Quảng Bình, vùng đất vũng
Chùa đảo Yến - nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng - cụ Tú đã nhắc đến
rằng: “Ngoài vũng Chùa ở đèo Ngang ra, vùng biển Quảng Bình không có
những quần đảo che chắn, chịu trực tiếp của các trường gió và sóng biển
Đông, hạn chế chiều sâu của những cửa sông...”. Suốt dọc dài cả trăm cây
số bờ biển tỉnh Quảng Bình, chỉ có bờ biển vùng vũng Chùa có các đảo án
ngữ phía trước. Cũng từ vị thế đặc biệt này mà những ngư dân ra khơi
vào lộng trên vùng biển này đã có câu ca đúc kết: “Gió bớc thì dựa vũng
Chùa/ Gió nồm nam dựa Chụt: bốn mùa như ao” (gió bớc: gió đông bắc -
NV).
Và chủ nhật 13-10, Đại tướng sẽ về nằm lại đây, bên
sườn núi Thọ trông ra biển Đông. Trên nhiều trang Facebook có nhiều
người đã dùng cả Google Map để định vị vị trí an táng Đại tướng, rồi
gióng theo những phương vị trên bản đồ để luận về ý nguyện của người
lính già khi về với tổ tiên vẫn muốn nằm bên bờ biển để cùng cháu con
trấn giữ cõi bờ. Nhưng như câu nói của Đại tướng: “Nếu không có chiến
tranh, tôi là một thầy giáo”. Ông là một vị tướng của hòa bình, và nói
cho cùng chẳng ai muốn chiến tranh để rồi trở thành danh tướng cả. Ông
sẽ về nằm đó, bên triền núi, mỗi bình minh lên sẽ trông thấy những con
thuyền của ngư dân về bến, yên bình trong nắng sớm. Ông nằm đó, mỗi buổi
chiều về được nhìn đàn yến chao liệng trên sóng nước trước giờ về tổ.
Không phải không có những người dân quê Lệ Thủy thoáng
chút buồn khi ông đã không về nằm lại giữa cánh đồng nơi quê nhà chôn
nhau cắt rốn. Nhưng như nhiều người đã nói, với Tướng Giáp, có nhiều nơi
chốn trên đất nước này ông có thể chọn để nằm lại như khu rừng Trần
Hưng Đạo, trên dãy núi Dền Sinh của Cao Bằng, ở đó có một đỉnh núi gọi
là đỉnh Slam Cao, nơi ông đã đặt đài quan sát và chỉ huy những người
lính của mình đánh đồn Phai Khắt -trận đánh đầu tiên trong cuộc đời binh
nghiệp của ông. Cũng có thể đó là cánh rừng Mường Phăng ở Điện Biên, là
chiến khu ATK những năm kháng Pháp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về với Quảng Bình nắng gió,
miền quê nghèo dù vẫn còn cơ cực nhưng ấm tình hồn hậu. Một cuộc trở
về, cuối cùng và mãi mãi... Nhưng với tất cả những gì mà chúng ta đã
chứng kiến những ngày qua, khi hàng triệu người dân áo vải đã khóc
thương ông với tột cùng tôn kính, hẳn rồi trong tâm thức của đời dân,
một ngày nào đó Đại tướng sẽ hiển thánh như danh tướng Trần Hưng Đạo
thuở nào, vì được muôn đời dân yêu kính mà hiển linh nên Đức Thánh Trần.
LÊ ĐỨC DỤC - NGUYÊN LINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét