Ai đã từng nghe âm hưởng ngọt ngào của bài hát 'Bạc Liêu hoài cổ' sẽ thấu hiểu được phần nào những đặc điểm địa lý cũng như tính cách con người Bạc Liêu.
Bạc Liêu, giấc mơ tình yêu
Nghe tiếng đàn ai rao sáu câuNhư sống lại hồn Cao Văn LầuVề Bạc Liêu danh tiếng ôn lại giấc ngủ vàng sonMột thời để nhớ ngày đó xa rồi.Bên nước mặng biển cho muối nhiềuBên nước ngọt phù sa vun bồiBạc Liêu đưa ta tới thăm đồng lúa chảy ngàn khơiCò bay thẳng cánh nhìn mõi mắt ngườiBạc Liêu giấc mơ tình yêuDân gian ca rằng: "Bạc Liêu là xứ cơ cầuDưới sông cá chốt, trên bờ Triều ChâuNghe danh Công tử Bạc LiêuĐốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu
Vùng đất Bạc Liêu có nhiều di tích ghi dấu những sự kiện từ ngày đầu khai hoang mở đất. Đây còn là vùng đất hội tụ văn hóa của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer thể hiện qua những công trình văn hóa độc đáo, tạo nên vẻ đẹp riêng Bạc Liêu! Về văn hóa, Bạc Liêu, được mệnh danh là một trong những cái nôi của đàn ca tài tử Nam bộ. Đây là nơi sinh ra các nhạc sư, nghệ nhân nổi tiếng, nhiều ca sĩ, nghệ sĩ lừng danh… Đến với Bạc Liêu, chắc chắn phải một lần nghe đờn ca tài tử (hay còn gọi là ca cổ), mà đã quá nổi tiếng với bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu sáng tác. Người dân ở Bạc Liêu, không ai là không biết ca cổ. Buồn buồn thì ca mấy câu cho vui không thì lễ, tết, đám cưới, đám ma gần như đều có đờn ca tài tử. Ngoài ra, còn có các lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền. Đó là các lễ hội Kỳ yên, lễ hội Phật giáo Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn; lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Oóc-om-bóc, Đôn-ta của người Khmer; lễ Giỗ tổ cổ nhạc, lễ cúng Thanh minh...
Về du lịch, quần thể nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, Thành phố Bạc Liêu là địa chỉ không thể bỏ qua của du khách. Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy - người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà xây dựng năm 1919 được coi là bề thế nhất của Bạc Liêu thời đó, do kỹ sư người Pháp thiết kế và có nhiều vật liệu phải chở từ Pháp sang. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Và đã trở thành khách sạn cho lữ khách dừng chân đồng thời được tham quan cũng như muốn tận hưởng một ngày làm Công tử Bạc Liêu.
Hình ảnh khu nhà Công tử Bạc Liêu chụp từ cầu Quay, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp. |
Toàn cảnh nhà Công tử Bạc Liêu, nay đã được nâng cấp lên thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu. |
Du khách muốn tận hưởng không khí mát dịu trong lành của rừng hoang sơ giữa lòng TP. Bạc Liêu, hãy đến với vườn chim Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố 6 km về hướng biển. Đây là cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho Bạc Liêu, cũng là thảm rừng ngập mặn quý hiếm còn sót lại ở Việt Nam, là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm...
Cổng vào khu du lịch sinh thái Sân chim Bạc Liêu. |
Một góc trong Sân chim Bạc Liêu. |
Sau khi ngắm vườn chim, du khách cũng có thể đi thăm vườn nhãn cổ. Nhãn Bạc Liêu nổi tiếng với 2 giống nhãn Su-bic và Tu-huýt có giống từ Trung Quốc. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt, còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt.
Và ngay gần đó là truyền thuyết về cây xoài cổ thụ 300 tuổi, trong khu nhị tỳ, thuộc sự quản lý của chùa Ông Bổn, thuộc ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu). Khi nhắc tới cây xoài này, người dân nơi đây thường kể nhiều câu chuyện liên quan. Đặc biệt, còn có tin đồn cây xoài có thể tỏa “linh khí” chữa bệnh cho con người. Điều này càng được mọi người tin tưởng hơn sau khi một người đàn ông tại Cà Mau mắc căn bệnh lạ chữa mãi không khỏi. Trong một lần tới thăm cây xoài, người này đã ôm cây cầu khấn và xin cứu giúp. 3 ngày sau, người đàn ông này trở lại và thông báo mình đã khỏi được tới 70%. Thông tin trên khiến nhiều người sửng sốt. Từ đó, câu chuyện lan truyền nhanh chóng đã lôi kéo hàng ngàn người đến đây. Truyện có thể thật, có thể giả nhưng cây xoài 300 tuổi mấy người ôm không hết cứ tỏa bóng ngày này qua tháng khác chứng kiến sự thay đổi của người dân bản xứ mà không hề có dấu hiện tàn úa đi.
Cổng vào Quan Âm Phật Đài và tượng Phật bà quan âm tại biển Nhà Mát, Thành phố Bạc Liêu. |
Ngoài ra, Bạc Liêu còn có rất nhiều đình, chùa và các đền thờ được xây dựng để thờ các vị tiền nhân có công lao đối với quê hương Bạc Liêu (chùa Vĩnh Đức, chùa Long Phước, chùa Xiêm Cán, chùa Giác Hoa, đình thần Nguyễn Trung Trực, đình Tân Hưng...). Đặc biệt, Bạc Liêu còn có Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi với khuôn viên rộng 6.000m2; khu di tích Đồng Nọc Nạng (huyện Giá Rai); khu di tích Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân);
Người Khơ me tu theo thuyết của phật Thích Ca nhưng theo hướng của phật giáo Tiểu thừa nên trong chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính. Vào những dip lễ hội lớn của người Khơ Me như lễ Ok Om Bok, Đôn Ta, không khí chùa thật rộn ràng. Sắc thái văn hóa của người Khơ me đang được gìn giữ và phát huy góp phần làm văn hóa Việt Nam đẹp hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
Chùa Xiêm Cán, được xây dựng hồi thế kỷ 19, mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hang, cột và cầu thang. |
Về Văn hóa ẩm thực cũng tạo nên nét đặc trưng cho vùng đất cuối trời Nam này. Ẩm thực Bạc Liêu mang sắc thái dân tộc và yếu tố bản địa vùng miền. Nhiều món ăn tạo nên thương hiệu Bạc Liêu như bún bò cay, bánh xèo, bún nước lèo, bánh củ cải, ba khía muối, bánh tằm bì, vịt nấu chao…. Các món ăn tại bạc liêu có rất nhiều ảnh hưởng từ ẩm thực của người Khơ me và người Hoa. Khi đi thăm vườn nhãn trăm tuổi, chúng ta có thể ghé và thưởng thức món bánh xèo Bạc Liêu ngay trong vườn nhãn, vừa mát mẻ lại vừa ngon. Thương hiệu được nhiều người biết đến khi tới Bạc Liêu chính là bánh xèo A Mật. Bánh xèo ở đâu cũng có, tuy nhiên bánh xèo ở đây rất đặc biệt, to, ngon, béo và ròn rụm với nước cốt dừa và đậu xanh. Nhân làm từ hành lá cắt nhỏ, những con tôm đỏ âu cùng hành tây thái mỏng, đậu xanh chín mềm và vài sợi củ sắn. Món này ăn kèm rau sống và chấm mắm ớt chua ngọt. Nhắc đến lại thèm!
Bánh xèo A Mật, Bạc Liêu. |
Bún nước lèo, có xuất xứ từ người Khơ me. Nguyên liệu là con mắm sặt trộn với lượng thính phù hợp, đem nấu thật lâu cho rã nước thịt, đến khi chỉ còn xương thì lọc lấy phần nước dùng. Người nấu bún lâu năm thường chuộng cá sặt vào mùa mưa, cá béo thịt lại không hôi cỏ, nấu nước lèo “hết sẩy”. Nguyên liệu đi kèm là cá, tôm mà phải là cá lóc đồng tươi sống làm sạch luộc nguyên con, bỏ xương lấy thịt, tôm đất tươi còn nhảy cũng luộc rồi lột vỏ. Hỗn hợp nước luộc cá, luộc tôm được cho vào nồi mắm, thêm nước dừa xiêm mới có vị ngọt đậm đà. Sả làm nên vị thơm thanh dịu cho nước lèo, tước bỏ lá cũ, rửa sạch, đập dập phần thân, cuộn thành bó cho vào nồi nước. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nước dùng phải dậy mùi mắm, lại có vị ngọt của nước cá và tôm. Vị mằn mặn thơm phức của mắm, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo làm thực khách không thể cầm lòng.
Ba khía là món ăn rẻ tiền nhưng gắn liến với cuộc sống của người dân xứ biển. Muối 1 vại ba khía ăn suốt quanh năm. 1 dĩa ba khía muối trộn giấm đường tỏi ớt là tốn biết bao nhiêu cơm! Còn hơn ăn sơn hào hải vị! |
Thế đấy, vùng đất Bạc liêu bình dị và phóng khoáng sẽ níu chân du khách quay trởi lại, nếu đã một lần tới đây
.Độc giả Nguyễn Thị Loan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét