Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Ðước, tỉnh Long An. Vào năm 1880, một lương y kiêm điền chủ ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh , đã đứng ra dựng chùa này vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi.
Vì có công với làng nên ông Minh khi mất được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ hán là Phước Lâm Tự ra còn có tên là chùa ông Miêng (do lệ cử tên húy ông Minh). Nhìn về tổng thể, ngôi chùa gồm 3 phần: Chánh điện - hậu tổ, khu mộ tháp và nhà trù. Chánh điện là một ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu ''bánh ít'', có móng đá xanh, tường gạch, lợp ngói vảy cá. Toàn bộ cột chùa chùa đều bằng danh mộc hình trụ tròn, được kê trên các chân tán đá xanh, liên kết với nhau bởi hệ thống xiên, vì kèo, sườn mái tạo cho không gian bên trong sự rộng rãi thoáng mát. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Thiện, Aùc, Hộ Pháp, Kim Cương…và nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật có chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ XIX với một phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ.
Có một pho tượng rất đặc biệt tạc một vị Bồ Tát mình mặc cà sa, tay cầm phất trần, ngồi trên long mã bằng gỗ. Những bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đều được chạm trổ rất công phu và là sản phẩm của cánh nghệ nhân họ Đinh ở Tân Lân Cần Đước(1).
Đặc biệt nhất là bức hoành '' Pháp luân thường chuyển” chạm lộng nhiều lớp có dạng cuốn thư với chủ đề cúc trĩ. Chữ thọ được chạm nổi tách làm đôi ở hai đầu cuốn thư và 4 chữ pháp luân thường chuyển sơn đỏ trên nền vàng góp phần làm tăng đường nét tinh xảo, sinh động cho hoành phi.
Đây là một trong những bức hoành đẹp nhất ở Long An chứng minh cho trình độ nghệ thuật điêu luyện của nghề chạm khắc gỗ ở Cần Đước đã phát triển mạnh vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Cũng như những ngôi chùa làng khác ở Nam Bộ, phía sau chánh điện chùa Phước Lâm là tổ đường theo đúng công thức ''Tiền Phật, Hậu Tổ''. Tổ đường có bàn thờ và di ảnh của các vị trụ trì đã quá vãng, di ảnh và bàn thờ Bùi Công- người lập chùa , và bàn thờ của họ Bùi. Phía Ðơng chánh điện là 4 ngôi mộ tháp khá cổ kính trong đó có tháp bảo đồng của tổ khai sơn Hồng Hiếu và chư vị trụ trì đã quá vãng. Chùa Phước Lâm là tổ đình của hệ phái Lục Hòa ở Cần Đước. Vào những ngày rằm khá đông thiện nam, tín nữ đến chùa lễ Phật, cầu kinh như để xua đi bao nổi ưu phiền của cuộc sống đời thường và hòa đồng với nhau trong tình thương bao la của Phật. Nhà nghiên cứu Trần Hồng Liên có viết: ''Chùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình ảnh của một ngôi chùa cổ ở Nam Bộ, nhưng tiếc rằng ngôi già lam thể hiện một mảng văn hóa Phật giáo Nam Bộ này lại đang bị hư hại trầm trọng theo sự tàn phá nhanh chóng của thời gian''. Vào năm 2001, chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia.Với tấm lòng quý yêu một di sản văn hóa của cha ông,trong tuong lai ngôi cổ tự này sẽ được các cơ quan chức năng và đồng bào phật tử hợp sức trùng tu, tôn tạo để mãi mãi là một danh lam, một niềm tự hào của nhân dân địa phương.
(1) Cánh thợ họ Đinh ở Cần Đước làm nghề chạm gỗ đến nay đã 5 đời. Tổ của họ này là nghệ nhân Đinh Văn Trì (sinh khoảng 1841) đã truyền nghề cho các nghệ nhân nổi tiếng sau: Đinh Công Tùng, Đinh Công Cai (thế hệ thứ 2); Đinh Văn Tất, Đinh Công Tồn (thế hệ thứ 3); Đinh Văn Năm (thế hệ thứ tư) Cánh thợ họ Đinh đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng ở chùa Giác Lâm (TPHCM), Hội quán Nghĩa Nhuận, Xóm Nhà Giàu (Xã Thanh Phú Long -Châu Thành), nhà Ông Cai Bằng (Tân Ân - Cần Đước), nhà Bà Phủ Phải (Chợ Quán -TPHCM)
Có một pho tượng rất đặc biệt tạc một vị Bồ Tát mình mặc cà sa, tay cầm phất trần, ngồi trên long mã bằng gỗ. Những bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đều được chạm trổ rất công phu và là sản phẩm của cánh nghệ nhân họ Đinh ở Tân Lân Cần Đước(1).
Đặc biệt nhất là bức hoành '' Pháp luân thường chuyển” chạm lộng nhiều lớp có dạng cuốn thư với chủ đề cúc trĩ. Chữ thọ được chạm nổi tách làm đôi ở hai đầu cuốn thư và 4 chữ pháp luân thường chuyển sơn đỏ trên nền vàng góp phần làm tăng đường nét tinh xảo, sinh động cho hoành phi.
Đây là một trong những bức hoành đẹp nhất ở Long An chứng minh cho trình độ nghệ thuật điêu luyện của nghề chạm khắc gỗ ở Cần Đước đã phát triển mạnh vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Cũng như những ngôi chùa làng khác ở Nam Bộ, phía sau chánh điện chùa Phước Lâm là tổ đường theo đúng công thức ''Tiền Phật, Hậu Tổ''. Tổ đường có bàn thờ và di ảnh của các vị trụ trì đã quá vãng, di ảnh và bàn thờ Bùi Công- người lập chùa , và bàn thờ của họ Bùi. Phía Ðơng chánh điện là 4 ngôi mộ tháp khá cổ kính trong đó có tháp bảo đồng của tổ khai sơn Hồng Hiếu và chư vị trụ trì đã quá vãng. Chùa Phước Lâm là tổ đình của hệ phái Lục Hòa ở Cần Đước. Vào những ngày rằm khá đông thiện nam, tín nữ đến chùa lễ Phật, cầu kinh như để xua đi bao nổi ưu phiền của cuộc sống đời thường và hòa đồng với nhau trong tình thương bao la của Phật. Nhà nghiên cứu Trần Hồng Liên có viết: ''Chùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình ảnh của một ngôi chùa cổ ở Nam Bộ, nhưng tiếc rằng ngôi già lam thể hiện một mảng văn hóa Phật giáo Nam Bộ này lại đang bị hư hại trầm trọng theo sự tàn phá nhanh chóng của thời gian''. Vào năm 2001, chùa Phước Lâm đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia.Với tấm lòng quý yêu một di sản văn hóa của cha ông,trong tuong lai ngôi cổ tự này sẽ được các cơ quan chức năng và đồng bào phật tử hợp sức trùng tu, tôn tạo để mãi mãi là một danh lam, một niềm tự hào của nhân dân địa phương.
(1) Cánh thợ họ Đinh ở Cần Đước làm nghề chạm gỗ đến nay đã 5 đời. Tổ của họ này là nghệ nhân Đinh Văn Trì (sinh khoảng 1841) đã truyền nghề cho các nghệ nhân nổi tiếng sau: Đinh Công Tùng, Đinh Công Cai (thế hệ thứ 2); Đinh Văn Tất, Đinh Công Tồn (thế hệ thứ 3); Đinh Văn Năm (thế hệ thứ tư) Cánh thợ họ Đinh đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng ở chùa Giác Lâm (TPHCM), Hội quán Nghĩa Nhuận, Xóm Nhà Giàu (Xã Thanh Phú Long -Châu Thành), nhà Ông Cai Bằng (Tân Ân - Cần Đước), nhà Bà Phủ Phải (Chợ Quán -TPHCM)
Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Phước Lâm
(Ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnhLong An)
–²—
I. Tên gọi của di tích:
Chùa Phước Lâm là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thế kỷ 19, có tên chữ Hán là Phước Lâm Tự. Nhân dân trong vùng thường gọi là chùa ông Miêng do lệ cử tên của ông Bùi Văn Minh, người đã sáng lập ra ngôichùa.
II. Địa điểm phân bố - đường đi đến di tích:
1. Địa điểm phân bố:
Chùa Phước Lâm tọa lạc ở ấp XómChùa, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nằm phía bên phải của tỉnh lộ826 ( từ QL I ), cách Thị trấn Cần Đước 1,5km về phía Nam và Thị xã Tân Ankhoảng 30km về phía Tây. Chùa Phước Lâm cũng nằm gần những tuyến giao thôngquan trọng như quốc lộ I (cách 15km), quốc lộ 50 (cách 1km).
Từ khi ở Nam bộ có sự phân định về hành chánh vào năm1698, phần đất di tích lúc bấy giờ thuộc Tổng Phước Lộc – huyện Tân Bình – PhủGia Định. Đến năm 1808 Tổng Phước Lộc được nâng lên thành huyện gồm 2 Tổng LộcThành và Phước Điền, lúc này di tích thuộc làng Tân Lân, một trong 28 làng củaTổng Lộc Thành. Năm 1832, hai huyện Thuận An và Phước Lộc được tách ra khỏi PhủTân Bình để thành lập Phủ Tân An. Năm 1862, sau khi chiếm xong 3 tỉnh Miền ĐôngNam kỳ thực dân Pháp chia thành nhiều hạt tham biện trong đó hạt Cần Giuộc được thành lập từ huyện Phước Lộc trước đây. Di tích lúc bấy giờ thuộc xóm Mương ôngBường làng Tân Lân, Tổng Lộc Thành Trung. Từ năm 1876, phần đất di tích thuộctiểu khu Chợ Lớn, khu vực Mỹ Tho một trong 4 khu vực hành chánh lớn mà Đô đốc Duperre ra Nghị định phân chia ở Nam kỳ.
Ngày 20/12/1899 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các tiểu khu thành tỉnh, áp dụng chính thức vào ngày 1/1/1900, di tích lúc bấygiờ lại thuộc địa giới tỉnh Chợ Lớn. Năm 1923, Sở Đại lý Rạch Kiến được thànhlập gồm các làng trong 3 tổng Lộc Thành, từ đó đến năm 1955, di tích lại thuộcvề sở Đại lý Rạch Kiến (sau là quận Rạch Kiến). Từ năm 1956, Sở Đại lý quậnRạch Kiến được đổi tên là quận Cần Đước, thuộc tỉnh Long An gồm 2 tỉnh Chợ Lớnvà Tân An nhập lại. Năm 1967 chính quyền địch chia Cần Đước thành hai quận CầnĐước và Rạch Kiến, ranh giới này được giữ nguyên đến năm 1975. Sau ngày MiềnNam giải phóng hai quận Cần Đước và Rạch Kiến được nhập lại vào năm 1977 gồm 16xã và 1 thị trấn được giữ nguyên cho đến nay.
2. Đường đi đến:
Từ Thị xã Tân An, du khách theoquốc lộ I đến thị tứ Gò Đen, rẽ theo đường tỉnh lộ 835 đến ngã tư Xoài Đôi. Từ đây tiếp tục đi theo đường tỉnh lộ 826 về phía thị trấn Cần Đước, đến cây số 14rẽ phải vào đường làng khoảng 100m thì đến di tích.
III. Sự kiện và nhân vật lịch sử:
Cách đây trên dưới 300 năm cùng với công cuộc khẩnhoang đất Nam Bộ những lưu dân người Việt đầu tiên đã đặt chân đếng vùng đấtCần Đước hiện nay. Cùng với lưu dân có những nhà sư người Việt và Thuyền sưTrung hoa đến truyền đạo tại vùng đất xa xôi này. Khai phá vùng đất mới tuy rấtphì nhiêu nhưng còn hoang du rậm rạp, những người đi mở đất này đã phải đươngđầu với những khó khăn, trắc trở, bệnh tật, thú dữ và một môi trường hoàn toàn xa lạ, những điều ấy vẫn còn để lại qua những câu cao dao như:
“ Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội tợ bánh cánh
Đến đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”
Đối mặt với thực tế đó, muốn tồn tại lưu dân khôngnhững phải có một tinh thần quyết tâm, sự cần cù chịu khó mà họ cần một chỗ dựavề mặt tinh thần. Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu của họ. Với gốc gác lànhững nông dân Miền Trung, Miền Bắc, lưu dân ngoài việc thờ cúng tổ tiên còncoi việc đi chùa lễ phật là một cứu cánh tinh thần để có thêm nghị lực đươngđầu với những khó khăn trong cuộc sống. Chính vì thế những ngôi am, tự đầu tiênbằng tre , lá do các nhà sư dựng lên đã nhanh chống trở thành nơi để các tín đồlui tới. Khi người dân định cư tương đối đông, đời sống đã được ổn định, nhữngngôi chùa lớn, nguy nga bắt đầu xuất hiện thay cho các ngôi thảo am buổi bansơ.
Dưới thời các chúa Nguyễn, những vị vua sùng kính đạoPhật nhiều ngôi chùa đã xuất hiện ở vùng đất Nam Bộ. Chịu ảnh hưởng bởi tinhthần sùng đạo ấy nhiều người dân đã hiến đất, bỏ tiền xây chùa hoặc biến nhà ởcủa mình thành chùa. Loại chùa “cải gia vi tự” này khá phổ biến ở Long An điểnhình là Chùa Phước Lâm ở Tân Lân, Cần Đước.
Chùa Phước Lâm có nguồn gốc ban đầu là tư gia của ôngBùi Văn Minh, được xây dựng vào năm Tân Tỵ (1880). Ông Bùi Văn Minh là một điềnchủ khá giả trong vùng. Sinh thời ông đã góp nhiều công của và làm nhiều việccông ích trong làng nên khi mất đi ông được tôn làm hậu hiền và được thờ trongđình Tân Lân. Sẵn từ tâm sùng đạo Phật lại không có con nên ông đã “cải gia vitự”, lập nên Chùa Phước Lâm, một dạng chùa làng vừa làm nơi thờ Phật vừa là từđường của dòng họ Bùi. Do tôn kính ông Bùi Văn Minh, dân làng kiêng húy gọi tênông là ông Miêng và ngôi chùa do ông lập ra, ngoài tên chữ Hán là Phước Lâm Tựcòn được gọi là chùa ông Miêng. Từ khi ngôi Chùa Phước Lâm được dựng các tín đồtới lui tới ngày càng đông, lòng sùng kính Phật giáo trong quần chúng ở đâyđược củng cố, phát triển. Chính vì thế mà lần lượt trong khu vực gần Chùa PhướcLâm, 3 ngôi chùa khác cũng được xây dựng. Từ thuở khẩn hoang, cư dân đã đặt têncho khu vực này là xóm Mương Ông Bường. Đến khi Chùa Phước Lâm và 3 ngôi chùamới được xây dựng, địa danh Xóm Chùa đã thay thế địa danh xóm Mương Ông Bườngtrở thành chính thức trên bản đồ hành chính. Do sự phát triển của đạo Phật vàvị trí địa lý thuận lợi, Phật giáo ở Cần Đước đã có mối quan hệ thường xuyên vàchặt chẽ với vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Tiền Giang. Một minh chứng cho điều này làviệc ông Bùi Văn Minh sau khi lập chùa xong đã thỉnh thầy Hồng Hiếu người đã tuhọc ở chùa Giác Hải (Thành phố HCM ngày nay) về trụ trì đầu tiên ở Chùa PhướcLâm. Chùa Giác Lâm một cổ tự ở Thành phố Hồ Chí Minh (xây dựng năm 1744) cũnglà tổ đình của các chùa thuộc phái Lục Hòa ở Cần Đước, trong đó có Chùa PhướcLâm. Khoảng năm 1890, thầy Hồng Hiếu đã cho xây dựng thêm một điện thờ tiếp nốivới Chùa Phước Lâm mà ông Bùi Văn Minh đã dựng vào năm 1880. Đó chính là Chánhđiện của Chùa Phước Lâm ngày nay, Chánh điện cũ được dùng làm tổ đường của chùavà từ đường của họ Bùi. Ngoài ra hai bên ngôi Chánh điện cũ còn có hai dãy nhàđông lang và tây lang vốn là lẩm lúa của họ Bùi được sử dụng làm nhà kho và nhàtrù.
Trong khoảng 10 năm với nổ lực của ông Bùi Văn Minh vàthầy Hồng Hiếu, Chùa Phước Lâm đã được xây dựng hoàn chỉnh: trước đó ông Minhcòn hiến cho chùa vài chục mẫu ruộng để phát canh thu tô lấy nguồn tài chínhphục vụ cho Phật sự. Nhờ vậy, công với tấm lòng sùng đạo của phật tử, ChùaPhước Lâm đã trở thành một ngôi chùa lớn, khang trang, hệ thống kèo, cột toànbằng danh mộc. Công cuộc xây dựng chùa được đảm trách bởi những cánh thợ lừngdanh thời bấy giờ. Riêng phần trang trí nội thất, những bao lam, hoành phi, câuđối và các hoa tiết điêu khắc đều được thực hiện bởi những nghệ nhân chạm gỗnổi tiếng ở Cần Đước - cánh thợ họ Đinh.
Ngay từ buổi đầu thành lập nhờ có những vị cao tăngđạo Cao Đức Trọng trụ trì và Hoằng Dương Đạo pháp cùng với uy tín và đạo đứccủa vị sáng lập là ông Bùi Văn Minh, Chùa Phước Lâm đã sớm trở thành một trungtâm Phật giáo của huyện Cần Đước. Hiện tại trong số 15 vị chủ trì của các chùatrong huyện Cần Đước đã có 9 vị từng thọ giới và tu học ở Chùa Phước Lâm. ChùaPhước Lâm, tính từ vị sáng lập là Bùi Văn Minh đến nay đã có truyền thừa được7 đời, vị trụ trì hiện nay là thiền sư Thích Huệ Thông.
Kế thừa truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam,chư vị trụ trì Chùa Phước Lâm đã phát huy tinh thần “nhập thế” với chủ trương“đạo pháp và dân tộc”. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ, các vị trụ trì đã chở che, đùm bọc lực lượng cách mạng ở Cần Đước.Trong thời kỳ chống Mỹ, Chùa Phước Lâm là cơ sở cách mạng, là nơi lui tới hoạtđộng của một số cán bộ lãnh đạo địa phương. Chính vì thế mà địch thường bắn phákhu vực chùa mà dấu tích của nó hiện tại chúng ta vẫn còn thấy rõ: nóc Chánhđiện bay mất, hai bên đông lang, tây lang bị nổ nát.
Nhìn chung, trên dưới 300 năm vùng đất Cần Đước được ngườiViệt khai phá thì trong ngần ấy năm đạo Phật đại thừa được xây dựng và khôngngừng phát triển. Trong buổi đầu, đạo Phật là niềm an ủi tinh thần giúp cho lưudân vượt qua những khó khăn trở ngại khi nơi đây còn hoang vu, bệnh tật, thú dữhoành hành. Đạo Phật là một trong những nhân tố liên kết mọi người lại vớinhau, với một đức tín, một niềm đồng cảm sâu sắc. Tính cởi mở, không ràng buộckhắc khe của Phật giáo đã thích hợp và tác động đến tinh thần phóng khoáng củangười dân Cần Đước. Mối liên hệ giữa Phật giáo và lịch sử khai phá Cần Đước làhết sức gắn bó. Sự phát triển của đạo Phật qua các tín đồ và hệ thống chùachiền, đặc biệt là Chùa Phước Lâm ít nhiều là chứng tích của công cuộc khaiphá, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần của người dân Cần Đước trong buổiđấu khẩn hoang lập ấp.
IV. Loại di tích:
Chùa Phước Lâm là di tích kiến trúc nghệ thuật – loạihình kiến trúc tôn giáo
V. Khảo tả di tích:
Nằm về phía Bắc của Thị trấn Cần Đước, Chùa Phước Lâmtọa lạc trong một khu vườn có diện tích 6.320m2 trong đó kiến trúcchùa chiếm 471,8 m2 (dài 34,4m, rộng 19,7m). Ban sơ, Chánh điệnchùa quay về hướng Nam, saunày hòa thượng Hồng Hiếu xây thêm ngôi Chánh điện ở phía sau nên hiện nayChánh điện chùa quay về hướng Bắc. Tuy vậy theo thói quen từ xưa, mọi ngườivẫn ra vào Chùa Phước Lâm theo cổng phía Nam đằng sau tổ đường của chùa.
Nhìn trên tổng thể, nếu cònnguyên như thuở ban đầu, Chùa Phước Lâm có hình chữ xuyên, gồm Chánh điện – tổđường và Đông lang, Tây lang. Do sự tàn phá của chiến tranh, Tây lang đã bị sụpđổ hoàn toàn, một phần của Đông lang còn lại được dùng làm nhà trù của chùa. Vìthế, kiến trúc chính của Chùa Phước Lâm hiện chỉ còn 2 lớp nhà là Chánh điện vàtổ đường. Chùa được xây dựng bằng gỗ, tường gạch, mái lợp ngói đại tiểu và ngóimóc. Nền chùa cao 0,5m rất vững chắc vì được xây dựng bằng đá xanh, bên tronglát gạch tàu hình lục giác kết dính bằng vữa tam hợp.
Chùa Phước Lâm có 8 cửa chính, 6 cửa sổ, trong đó có 6cửa chính được dùng làm lối ra vào.
Chùa Phước Lâm vốn là tư gia của ông Bùi Văn Minh được“cải gia vi tự”, Chánh điện hiện nay tuy được xây dựng sau đó 10 năm nhưng vẫntuân theo lối kiến trúc nhà ở cổ truyền Việt Nam, nên nhìn chung Chùa Phước Lâmlà một tổng thể khá hài hòa. Cả Chánh điện lẫn tổ đường của Chùa Phước Lâm đềukết cấu theo kiểu “xuyên trính, cột kê” có hai mái và hai chái hai bên. Theokiểu này, khung sườn chùa không sử dụng hàng cái ở giữa, không gian giữa chùađược nới rộng hơn nhờ hai bên hàng cột cái được dời qua hai bên (còn được gọilà cột hàng nhất – tiền - hậu). Hai hàng cột cái này gồm 4 cốt tạo dáng vuôngtrên nóc nên còn được gọi là kiểu tứ tượng. Kết cấu này rất quen thuộc đối vớinhững đình chùa cổ ở Nam Bộ. Ở từng cặp cột cái của chùa được nối liền với nhautừng đôi theo chiều ngang bởi một thanh gỗ xuyên ngang được gọi là cây trính.Cũng như những ngôi chùa cổ khác ở đồng bằng sông Cửu Long, cây trính của ChùaPhước Lâm có dạng thẳng, không uốn cong và chạy chỉ như kiểu nhà trính ở Trungbộ. Mỗi cây trính đều đỡ một cây trụ ngắn ở giữa được gọi là cây trổng. Đầu câytrổng này có gắn một bộ phận gỗ hình tam giác gọi là cánh dơi có nhiệm vụ chốngđỡ cho bộ vì kèo và đòn dông ở nóc nhà.
Chùa Phước Lâm có 40 cột tròn bằng gỗ và 32 cột gạchđỡ lấy bộ vì kèo và mái tạo thành bộ khung sườn cứng cáp, lòng nhà rộng rãi.Đây cũng chính là ưu điểm của kiểu nhà xuyên trính. Tường chùa được xây dựngbằng gạch và vữa tam hợp dày 0,2m, ở mỗi đầu cột gạch và phía trên các cửa sổ,cửa cái đều có đắp nổi hoa văn trang trí theo kiểu Pháp. Riêng phần tường gạchphía Nam tổ nhìn ra cổng sau (vốn là mặt tiền nhà ông Bùi Văn Minh) được đắpnổi hoa văn dây nho, sóng nước, chữ thọ và những đường chỉ song song có sự kếthợp giữa mỹ thuật Tây phương và cổ truyền.
Cổng tam quan Chùa Phước Lâm có lối kiến trúc trangnhã, đơn sơ nhưng đẹp và cổ kính, cổng được xây dựng bằng gạch và vữa tam hợp,trên lợp ngói âm dương, cao 3,8m. Hai bên cổng có đặt hai con sư tử bằng ximăng trông rất uy nghi. Lối ra vào cổng được xây cuốn phía trên có đắp nổi hoavăn. Phía trên cổng có đắp nổi 3 chữ hán “Phước Lâm Tự” và 3 cặp câu đối ,trong đó có 2 câu:
“Phước hải hỷ phùng chư phật giáng
Lâm sơ hạnh ngộ chúng tăng lâm”
Tạm dịch:
“Biển phước vui mừng chư phật đến
Núi rừng may gặp chúng tăng lâm”
Bước vào cổng, theo con đường xi măng dọc theo chùa lênChánh điện, khách thập phương sẽ thấy một hồ sen nho nhỏ, nở đầy hoa đỏ thắm,mùi hương sen dìu dịu thoang thoảng xa đưa. Bên cạnh hồ sen, ngay phía trướcChánh điện là pho tượng Quan âm bồ tát tay cầm ngọc tịnh bình và thùy dươngliễu đang trong tư thế rưới nước cam lồ cứu độ chúng sanh.
Ngay sau tượng Quan âm là Chánh điện Chùa Phước Lâm.Nơi đây còn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống hoành phi, câu đối và tượng thờ.Bàn thờ phật giữa Chánh điện được tôn trí thành 4 lớp từ trên xuống gồm: tượngThích ca, Phật đản sinh, Anan, Ca diếp, Thế chí, Quan âm, Ngọc hoàng, Nam tào,Bắc đẩu và dưới là bộ xám bài gồm tượng Thích ca và 4 vị bồ tát dạng thượng kỳthú. Đây là bộ tượng thể hiện sự sáng tạo, kết hợp hai bộ tượng Di đà Tam tônvà hoa nghiêm tam thánh. Ở đây tinh thần nhập thế của Phật giáo thể hiện rất rõqua hình tượng Phật và Bồ tát đang hoằng hóa thuyết pháp độ sinh. Phía trên bànthờ chính có treo hoành phi “Đại hùng bửu điện, hai bên bàn thờ có 2 cặp câuđối như sau:
“ Đại hùng điện thượng diễn tamthừa, chúc quốc vương Nghiêu Thiên Thuấn nhựt
Vạn pháp đường trung tuyên chư phẩm, nguyện thí chủthọ hải phước sơn”
Tạm dịch:
“ Trên điện đại hùng, diễn xướng 3 thừa, chúc quốcvương thái bình như thời Nghiêu Thuấn
Trong nhà vạn pháp đọc kinh cầucho thí chủ thọ sâu như biển, phước lớn như sơn”.
Giữa hai cột cái phía ngoài ở điện đại hùng (Chánhđiện) có trang trí 1 bộ bao lam gỗ, chạm lộng đề tài ẩn vân. Đây chính là tácphẩm của cánh nghệ nhân họ Đinh ở Cần Đước.
Khánh thờ trên bàn phật cũng được trang trí bởi bộbao lam chạm 18 vị La hán cỡi mây và những ô hộc có chạm hoa văn đề tài tứ linh.
Hai bên Chánh điện có bàn thờ Phật có cùng một kiểubài trí tượng phật bao gồm Di lặc, Di đà, Long vương, Bồ đề Đạt ma, Già lam vàcác vị La hán.
Ngoài ba bàn thờ chính trên, ở Chánh điện có bàn thờhộ pháp và bàn thờ Địa tạng bồ tát. Chánh điện có đặt chuông và trồng, quảchuông cao 1m, trên thân trạm trỗ hoa văn rồng, mây, mặt trời, được đúc nămnhâm ngọ (1881).
Chánh điện Chùa Phước Lâm được ngăn cách với nhà tổbằng một bình phong bằng gạch trên có đắp nổi hoa văn trang trí. Trên bìnhphong có chừa 2 cửa để thông xuống phía sau. Tổ đường ở phía sau Chánh điện cóbố trí 3 bàn thờ. Bàn giữa thờ tổ khai sơn và các vị trụ trì đã quá vãng, haibàn thờ hai bên thờ Đạt ma và giám trai. Tiếp đến là gian thờ họ Bùi. Bàn giữacó thờ di ảnh ông Bùi Văn Minh, hai bàn bên thờ các bậc trưởng lão của họ Bùi,kế đó là một bàn dài lớn với hai băng ghế bằng gỗ hai bên dùng cho các vị hòaThượng tụng niệm, ngồi giàn khi có lễ lớn. Hai bên bàn này có bố trí 2 bộ vánlớn bằng gỗ. Cuối cùng là bàn thờ Đức Di lặc và hai vị Bồ tát. Nhà tổ cũng đượctrang trí bởi một bao lam bằng gỗ do cánh thợ họ Đinh làm năm 1964.
Ở Chùa Phước Lâm, điều làm cho chúng ta chú ý là hệthống tượng hết sức phong phú, đa dạng với 98 tượng (34 tượng gỗ thế kỷ 19; 55tượng bằng đồng và xi măng).
Về đề tài, tượng ở Chùa Phước Lâm cũng giống như nhữngtượng thờ trong các chùa khác ở Nam Bộ với loại hình: Tam thế, Thích ca, Bồtát, La hán, Ngọc hoàng, Thập điện, Thị giả, Di lặc, Địa tạng, Hộ pháp, Tiêuđiện… nhưng nét đặc trưng của hệ thống tượng này là sự tròn trịa, viên mãn mộtđặc điểm của tượng thờ cuối thế kỷ 19. Nếu như những tượng thời kỳ trước đó cóvẻ khắc khổ, thô sơ mang đậm dấu ấn của thời kỳ khẩn hoang thì những tượng nàyđã phần nào cho thấy sự ổn định và phát triển của xã hội có tích lũy. Một đặctrưng nữa của hệ thống tượng Chùa Phước Lâm là đa số nó đều do cánh nghệ nhânchạm gỗ ở Cần Đước làm ra. Một loại sản phẩm thuần túy địa phương. Ở một sốtượng nghệ nhân đã đạt trình độ nghệ thuật cao trong việc tả thực, biểu lộ tâmlý nhân vật. Tiêu biểu là những tượng: Di lặc và Lục tặc, bộ tượng Sám bài,tượng Tiêu diện đại sĩ, tượng Địa tạng… đặc biệt nhất là tượng “Lo đời” vàtượng Bồ tát Di lặc ở bàn thờ tại nhà tổ. Hai tượng này tiêu biểu cho nghệthuật chạm lộng 2 mặt của nghệ nhân Cần Đước. Riêng tượng Bồ tát mình mặt càsa, tay cầm phất trần, ngồi trên mình long mã bằng gỗ và tượng có phong cách lạvà độc đáo nhất Chùa Phước Lâm.
Những bàn thờ bao lam, long vị ở chùa đều những tácphẩm nghệ thuật độc đáo. Bàn thờ tổ có dạng tủ thờ bằng gỗ quí, mặt chính củatủ thờ được chia làm nhiều ô hộc có cẩn ốc xà cừ với đề tài tử hữu, đào, phậtthủ, cuốn thư và dơi. Các mô típ trang trí này thể hiện mong ước của con ngườicó cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ (tứ hữu), hạnh phúc (dơi), tài lộc (phật thủ),trường thọ (đào). Ba bàn thờ ở nhà tổ đều cóchạm lọng ở ban mặt đề tài mai điểu, song tiền, cuốn thư, đào dơi, nho sóc. Quađó thấy rằng nghệ thuật Tây phương đã được du nhập vào ta với sự hiện diện củađề tài “nho sóc” bên cạnh đề tài truyền thống.
Một điểm đáng chú ý ở Chùa Phước Lâm là sự phong phúcủa hệ thống hoành phi và câu đối chữ Hán. Hai mươi cặp liễn đối này đều đượcchạm thẳng vào hàng cột với hoa văn trang trí xung quanh và sơn son hoặc sơnđen thếp vàng. Câu đối của Chùa Phước Lâm thường theo lối quán thủ (hai chữ đầughép lại thành tên chùa) với nội dung chứa đựng triết lý Phật giáo sâu sắc.
Ví dụ:
“ Phước hữu bạch liên di đà Phật
Lâm trung tử trúc quán thế âm”
Tạm dịch:
“ May mắn có Phật Di đà trên sen trắng
Trong rừng trúc biếc có Quan âm”
Hoặc:
“ Tuyển Phật pháp tràng thụy thị tâm nhân không phươngkham cập đệ
Chú thánh hiền thị na năng vô tướng giả nải khẳng đầu lô”
Tạm dịch:
“ Trong trường tuyển chọn Phật pháp người có tâmkhông mới có thể đổ đầu
Ở cửa rèn đúc thánh hiền người vô tướng mới được rènluyện trong lò”
Hoặc:
“ Bát nhã hoa khai vạn pháp tức tâm tức phật
Bồ đề quả tái nhất chân phi sắc phi không”
Tạm dịch:
“ Bát nhã nở hoa muôn pháp tức tâm tức phật
Bồ đề tựu quả nhất chân không sắc không không”
Nội dung của các câu đối ở Chùa Phước Lâm đa số gầnvới câu đối ở Chùa Giác Lâm (TP. HCM). Một số bao lam, hoành phi, liễn đối ởChùa Giác Lâm cũng do Phật tử và nghệ nhân Cần Đước cúng dường. Qua đó chứng tỏgiữa hai chùa trên ngoài mối quan hệ về hệ phái còn có nhiều mối tương quan mậtthiết khác. Hoành phi ở Chùa Phước Lâm cũng có nội dung ca ngợi Phật pháp như “Tổ ấn trùng quang”, “ Đại hùng bửu điện”, “ Bùi thị từ đường”, “ chánh phápnhãn tạng”, “ Tông phong vũ chấn”, “ Huệ nhựt ư thiên”, “ Pháp luân thườngchuyển”. Trên các hoành phi cũng đều trạm trổ sơn và sơn son thếp vàng rất tinhvi. Đặc biệt nhất là hoành phi cũng đều chạm trổ sơn và sơn son thếp vàng rấttinh vi. Đặc biệt nhất là hoành phi pháp luân thường chuyển ở nhà tổ. Các nghệnhân chạm gỗ đã phô diễn tài năng qua nghệ thuật chạm lộng tinh tế, sắc nét.Toàn bộ bức hoành phi có dạng cuốn thư, chủ đề cúc trĩ, dơi và hồi văn. Hai đầucuốn thư là ½ chữ thọ, 4 chữ pháp luân thường chuyển được bố trí trên cuốn thưtạo cho bức hoành có đường nét hết sức mềm mại, tinh tế.
Bên trái Chùa Phước Lâm hiện còn 4 ngôi mộ tháp trongđó có tháp của tổ khai sơn Hồng Hiếu và một số mộ của các vị trong họ Bùi.Những ngôi tháp này đều được dựng theo lối xưa góp phần làm tăng thêm vẻ cổkính cho chùa.
Nằm giữa đồng lúa phì nhiêu, Chùa Phước Lâm là danhlam và là một nơi đào tạo tăng tài cho Cần Đước. Đa số các vị trụ trì ở cácchùa trong huyện đều đã qua tu học ở chùa này. Ngoài ra Chùa Phước Lâm còn biểuhiện cho một tinh thần sùng đạo của người dân địa phương. Trong quyển “ Nhữngngôi chùa ở Nam bộ”, giáo sư Huỳnh Lứa (Viện KHXH tại TP.HCM) có nhận xét vềChùa Phước Lâm tiêu biểu cho hình ảnh của ngôi chùa cổ ở Nam bộ, nhưng tiếcrằng ngôi chùa già lam thể hiện một mảng văn hóa Phật giáo Nam bộ này đang bịhư hại theo sự tàn phá nhanh chóng của thời gian. Thật vậy, tuy không thể sovới những ngôi chùa đồ sộ nguy nga ở trong Nam, ngoài Bắc nhưng những giá trịvề văn hóa của Chùa Phước Lâm thật xứng đáng để cho chúng ta trân trọng, gìngiữ.
VI. Các hiện vật trong di tích:
1. Hiện vật gỗ:
- 3 bàn thờ có bao lam chạm lộng
- 1 tủ thờ cẩn ốc xà cừ
- 2 bộ ván
- 34 tượng gỗ (thế kỷ 19)
- 8 hoành phi
- 3 chân chò
- 2 bộ bao lam
- - 1 khánh thờ
2. Hiện vật đồng:
- 5 tượng đồng
- 1 bộ lư đồng
- 1 chuông đồng lớn (Nhâm ngọ 1881)
- 1 chuông đồng nhỏ (đầu thế kỷ 20)
VII. Giá trị của di tích:
Là một kiến trúc có niên đại thế kỷ 19, qui mô tươngđối lớn, di tích Chùa Phước Lâm có giá trị cao về kiến trúc và nghệ thuật chạmkhắc gỗ.
Về kiến trúc đây là kiểu thứcxuyên trính, tạo dáng tứ tượng ở giữa, một điển hình cho kiểu kiến trúc nhà ởvà đình chùa ở Nam bộ vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc, những tácphẩm chạm gỗ, tượng thờ ở Chùa Phước Lâm đã thể hiện trình độ bậc cao của cácnghệ nhân từ bố cục, đề tài và đặc biệt hơn hết, đây chính là tác phẩm của nghệnhân họ Đinh – những người con của quê hương Cần Đước. Về kỹ thuật chạm khắc,những tác phẩm ở Chùa Phước Lâm là sự tập hợp phong phú của các kỹ thuật chạmlộng, chạm nổi và với thủ pháp hết sức điêu luyện. Tiêu biểu cho những tác phẩmnày là bức hoành “ Pháp luân thường chuyển” bộ Sám bài, tượng bồ tát thượng kỵthú, tượng Địa tạng.
Chùa Phước Lâm còn là nơi được những người chiến sĩcách mạng chọn làm điểm hoạt động trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ. Các nhà sư ở chùa đã hết sức ủng hộ, che chở và giúp đỡ chocách mạng. Điều này thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, ởđây đạo pháp và dân tộc không thể tách rời.
Chùa Phước Lâm còn là nơi lưu giữ những tư liệu chữHán hết sức phong phú, đa dạng qua các cặp liễn đối và hoành phi. Nội dung củanhững tư liệu này thể hiện sự giác ngộ và uyên thâm về Phật pháp của những nhàsư lúc bấy giờ. Những tư liệu này xứng đáng là đối tượng nghiên cứu của nhữngnhà nghiên cứu về văn hóa Phật giáo Nam Bộ.
Chùa Phước Lâm còn tiêu biểu cho một dạng chùa đặcbiệt ở Nam Bộ, đó là dạng “ Cải gia vi tự” của những người hiếm muộn và giàu cóvì sự sùng đạo mà hiến tài sản của mình cho cửa Phật.
Cuối cùng, như nhận xét của Giáo sư Huỳnh Lứa, ChùaPhước Lâm là tiêu biểu cho hình ảnh của một ngôi chùa cổ Nam Bộ, thể hiện mộtmảng văn hóa Phật giáo Nam Bộ xứng đáng được chúng ta trân trọng và gìn giữ.
VIII. Tìnhtrạng bảo quản di tích:
Chùa Phước Lâm được xây dựng với chất liệu kiên cố nhưgạch, đá và gỗ quí nên trãi qua hơn một trăm năm vẫn còn khá nguyên vẹn. Tuynhiên, qua sự tàn phá của 30 năm chiến tranh, Đông lang và Tây lang của chùa đãbị sụp đổ hoàn toàn. Một phần của Đông lang được thu nhỏ làm nhà trù của chùahiện nay. Trước đây một quả bom đã rơi nhằm chánh điện làm sụp đổ một phần máingói và đến nay mái ngói vẫn chưa được trùng tu và phải thay bằng Fibro ximăng. Một số cột và kèo của chùa cũng đã bị mục nát và được sư trụ trì thay thếbằng gỗ sao và xi măng. Nói chung nhà chùa có ý thức gìn giữ chống xuống cấp ditích nhưng chưa đảm bảo được tính nguyên gốc của di tích trong việc trùng tu.
IX. Các phương án bảo vệ và sử dụng di tích:
Để góp phần tôn tạo và nâng cao giá trị của di tíchChùa Phước Lâm, phục vụ nghiên cứu và tham quan du lịch chúng tôi đề nghị cácphương án sau:
- Xử lý kịp thời những yếu tố đe dọa đến sự nguyên vẹncủa di tích như: mối mọt, những chỗ thấm dột trên mái.
- Phục nguyên các yếu tố gốc của di tích như lợp lạingói ở Chánh điện, thay thế các vì kèo đã mục bằng gỗ giống như xưa, nếu cóđiều kiện nên xây dựng lại Đông lang và Tây lang để đảm bảo cho sự hoàn chỉnhcủa kiến trúc chùa.
- Quy hoạch lại hệ thống cây cảnh trong khu vườn chùađể tạo cảnh quan cho di tích
- Tuyên truyền, giới thiệu di tích trên các phươngtiện truyền thông đại chúng như báo, đài phát thanh truyền hình, phối hợp vớingành dui lịch tổ chức tour du lịch Chùa Phước Lâm – Nhà Trăm Cột – Đồn Rạch Cát.
X. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích:
Chúng tôi lập biên bản, bản đồ khoanh vùng bảo vệ ditích, bảo vệ kiến trúc di tích để trình các cấp thẩm quyền ra quyết định bảovệ di tích.
Năm 2001 Di tích nghệ thuật Chùa Phước Lâm đã được BộVăn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia (số53/2001/QĐ-BVHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001)./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét