Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Hoành tráng lễ nghinh Ông Thủy Tướng

(Dân trí) - Sáng 16/9, bà con ngư dân Cần Giờ đã long trọng tổ chức lễ Nghinh Ông ngoài cửa biển Cần Giờ. Hàng chục ghe thuyền lớn nhỏ nối đuôi tàu lễ chính ra vùng nước thiêng làm lễ.

Lễ hội nghinh "Ông", hay là lễ cúng cá "Ông" (cá voi) gắn liền với tục thờ cá Ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc...
Bằng nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ nghinh Ông, lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Bằng nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Sáng ngày 16/8, khoảng 10h, các chức sắc hội lăng trong trang phục chỉnh tề làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ.
Sáng ngày 16/8, khoảng 10h, các chức sắc hội lăng trong trang phục chỉnh tề làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ.
Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thuỷ tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghinh Ông.
Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thuỷ tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghinh Ông.
Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước đi khoảng hai giờ thì quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng Ông Thuỷ tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón Ôngng về lăng.
Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước đi khoảng hai giờ thì quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng Ông Thuỷ tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón Ôngng về lăng.
Khi rước Ông vào lăng, các nghi thức đón và tế diễn ra trang trọng, đúng với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng. Ngoài lăng, có các hoạt động văn hoá văn nghệ. Vào khoảng 20 - 23h cùng ngày lễ cúng tế, hát bội vẫn tiếp tục diễn ra trong lăng.
Khi rước Ông vào lăng, các nghi thức đón và tế diễn ra trang trọng, đúng với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng. Ngoài lăng, có các hoạt động văn hoá văn nghệ. Vào khoảng 20 - 23h cùng ngày lễ cúng tế, hát bội vẫn tiếp tục diễn ra trong lăng.
Lăng ông Thuỷ tướng được vua Tự Đức ban sắc phong gọi là Nam hải Tướng quân. Tại đây hàng năm diễn ra lễ tế rất trang trọng của ngư dân Cần Giờ để tưởng nhớ công ơn cá Ông.
Lăng ông Thuỷ tướng được vua Tự Đức ban sắc phong gọi là Nam hải Tướng quân. Tại đây hàng năm diễn ra lễ tế rất trang trọng của ngư dân Cần Giờ để tưởng nhớ công ơn cá "Ông".
Từ trước đó, không khí lễ hội đã diễn ra nhộn nhịp ở bên ngoài lăng với nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi như: Vẽ tranh, làm lồng đèn, đua cà kheo, cờ người, bắn pháo hoa hỏa thuật…
Phạm Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét