Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Côn Đảo - điểm du lịch hấp dẫn của châu Á

Quần đảo nằm ở phía đông nam Việt Nam là một trong những điểm đến ấn tượng nhất Đông Nam Á, theo nhận xét của New York Times

Côn Đảo bao gồm 16 hòn đảo nhỏ, trong đó Côn Sơn là đảo lớn nhất và cũng thường được gọi luôn là Côn Đảo. Nơi đây nằm cách bờ biển phía đông nam Việt Nam 110 dặm và từng là nhà tù của Pháp. Mặc dù vậy, Côn Đảo ngày nay là một trong những điểm du lịch hoang sơ và ấn tượng nhất ở Đông Nam Á.
Mặc dù chính quyền Côn Đảo đang cố gắng gia tăng gấp đôi dân số lên 13.500 vào năm 2013, vẻ đẹp ngoạn mục cùng nhịp sống chậm rãi thân thiện của hòn đảo hầu như chưa bị xáo trộn.
Bãi biển đẹp nhất Côn Đảo - Bãi Nhất có mặt cát lấm tấm sỏi đá và những con sóng nhỏ êm đềm.
Dù phong phú về cảnh đẹp, nhưng Côn Đảo vẫn chưa thể là một điểm đến xa hoa. Hiện chỉ có vài nhà hàng và nhà nghỉ do Việt Nam khai thác.
Một khu nghỉ mát được mong đợi sẽ ra mắt vào cuối năm nay là Six Senses resort, do một công ty của Bangkok, Thái Lan, khai thác. Côn Đảo có triển vọng sẽ là một điểm đến quen thuộc của du khách nước ngoài.
Một phòng nghỉ tại Six Senses resort.
Trong 113 năm, hòn đảo là nơi chứa hệ thống tù giam tàn khốc nhất Việt Nam, do Pháp xây dựng vào năm 1862 và sau đó do quân đội Mỹ cai quản cho đến khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975 và nhà tù đóng cửa từ đó.
Ngày nay, nhà tù trở thành một bảo tàng mô phỏng những gian khổ mà các chiến sĩ cộng sản đã phải chịu đựng khi bị giam cầm ở đây.
Nghĩa trang Hàng Dương.
Ca sĩ Phung Bui và Julia Le đến từ San Jose, California, Mỹ, bơi lặn tại Bãi Nhất.
Trẻ em nhảy từ cầu tàu trên Côn Đảo.


Khám phá Côn Đảo - Hòn đảo bí ẩn nhất thế giới





Tạp chí du lịch lừng danh Travel And Leisure vừa công bố danh sách Top 20 hòn đảo chứa đựng nhiều điều bí ẩn nhất thế giới. Thật bất ngờ khi chiến thắng gọi tên Côn Đảo của Việt Nam.
Theo thông tin Travel And Leisure đăng tải trên website chính thức, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh sôi động chỉ 45 phút đường chim bay, Côn Đảo là quần đảo bao gồm 16 đảo nhỏ thuộc vùng biển ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lọt vào “mắt xanh” của các chuyên gia du lịch quốc tế là bởi danh sách dài các điểm tham quan, khám phá không thể bỏ qua trên hòn đảo này.
Điểm đến của những người đam mê sử Việt
Điểm nổi bật của Côn Đảo được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất có lẽ nằm ở một thời đau thương của hòn đảo. Đây từng được ví như “địa ngục của trần gian”, xứ sở của nhà tù, người tù, và cai tù.
Đối với những du khách có hứng thú tìm hiểu lịch sử, chắc chắn tìm thấy phút lắng mình trong các di tích đầy ắp thông tin về quá khứ của Côn Đảo.

Mô hình tái hiện cảnh giam cầm bên trong nhà tù ở Côn Đảo
Kinh khủng và đỉnh điểm nhất cho chế độ nhà tù tàn ác chính là khu biệt lập chuồng cọp do thực dân Pháp xây dựng năm 1940, khu biệt lập chuồng bò do Mỹ xây dựng năm 1930 được mở rộng thêm vào năm 1963, và nhà tù Phú Bình được mệnh danh “chuồng cọp kiểu Mỹ” xây dựng năm 1971.
Người dân Côn Đảo tới nay vẫn kể lại câu chuyện về năm 1975, khi hòn đảo này đã hoàn toàn giải phóng, vẫn còn nghe thấy tiến kêu thét và phát hiện ra có người bị ngâm tới mức giòi ăn mòn xương ở dưới chuồng bò. 
 
Nghĩa trang Hàng Dương
Sẽ rất khó để đi hết 127 phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng biệt lập chuồng bò được dựng lên trong suốt 113 năm Côn Đào oằn mình đau khổ dưới ách xâm lược, nhưng chỉ cần tới một trong số các địa danh đó, đã thấm thía đầy đủ cái gọi là “địa ngục trần gian”.
Hiện tại, các địa danh được triển khai du lịch lịch sử phổ biến nhất tại Côn Đảo có thể kể đến là trại tù Phú Sơn nơi giam nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn, Cầu Tàu lịch sử  914 là nơi tiếp nhận tù chính trị bị lưu đày ra Côn Đảo, nghĩa trang Hàng Dương - nơi yên nghỉ của hàng vạn người con ưu tú của dân tộc như nữ anh hùng Võ Thị Sáu, đồng chí Lê Hồng Phong, chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh…
Lãng du với thiên nhiên, nồng nhiệt với con người
Ấn tượng với những du khách lần đầu tiên đến Côn Đảo sẽ là hình ảnh núi non hùng vĩ, thiên nhiên hoang sơ tuyệt, tràn ngập hương vị của biển. 
 
Bình minh tuyệt đẹp trên mũi Cá Mập
 
 Bãi Ông Đụng rộng rãi, nước trong xanh, và cát mịn màng
 
Bãi biển đẹp nhất Côn Đảo - Bãi Nhát
Côn Đảo có 200km đường bờ biển với hàng chục bãi tắm đẹp và hoang sơ, làn nước trong xanh, những rạng san hô đầy màu sắc như: An Hải, Đầm Trâu, Lò Vôi, Suối Ớt, Hòn Bà…luôn đem lại những cảm giác thích thú, mới lạ cho du khách tới đây.
Tùy thuộc vào “gu” du lịch của mình, du khách có thể chọn không gian tĩnh tại cho một kỳ nghỉ ngọt ngào, hay đi tìm những bãi biển mà khi thủy chiều xuống thấp có thể ngắm nhìn những rặng san hô lấp lánh sắc màu, các loại cá khác nhau tung tăng dưới biển…
 
Hồ sen mênh mông trong vườn Quốc gia Côn Đảo
Ngoài ra, du khách đã tới thăm Côn Đảo không nên bỏ qua chuyến dã ngoại vào vườn Quốc gia Côn Đảo, nơi cư trú của khoảng 285 loài thực vật, nhiều loài đặc trưng cho rừng của cả ba miền Bắc, Trung, Nam và hơn 100 loài chim, thú có vú đặc hữu như sóc mun, chim gầm ghì trắng, chuột núi…, cùng nhiều sản vật quý hiếm như tổ yến, đồi mồi, vích, hải sâm, rau câu…
Còn đối với những du khách đã có thâm niên du lịch, “khó tính” hơn để cảm nhận cái đẹp, cái mới… có thể thử sức hai loại hình giải trí được đánh giá là ấn tượng nhất ở Côn Đảo, đó là lặn ngắm san hô và câu cá mập.
Các dịch vụ lặn ngắm san hô nhiều và đa dạng nhất là ở Hòn Tre, Hòn Tài, vịnh Côn Sơn và bãi Đầm Trầu. Những chủ tàu cung cấp dịch vụ này sẽ trang bị đầy đủ phao cứu sinh, và dụng cụ cho khách lặn.
 
Lặn ngắm san hô ở Hòn Tre
Tại những địa điểm lặn đã được thăm dò trước, du khách sẽ được hướng dẫn các thao tác lặn cơ bản và lặn cùng với chính người hướng dẫn. San hô chỉ cách mặt nước biển khoảng hơn chục met nên lặn xuống cũng không quá khó khăn. 
Ngoài ra, nếu rủng rỉnh trong ví, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ lặn chuyên nghiệp với Công ty lặn biển quốc tế Rainbow, để ngắm san hô xa bờ và khám phá được nhiều hơn những kỳ thú trong lòng đại dương.
Thú săn cá mập cũng không kém phần hấp dẫn. Địa điểm lý tưởng nhất chính là bãi Nhát, nằm trên đỉnh Tình Yêu nổi tiếng của Côn Đảo. Theo lời những “chuyên gia” câu cá mập là dân đảo cho biết, thời điểm đi câu cá mập thích hợp nhất là khi màn đêm buông xuống, còn cá to hay nhỏ, nhiều hay ít còn phụ thuộc và thời tiết và con nước.

Mặt trời lặn trên đỉnh Tình Yêu
Du khách sẽ được cung cấp một cần câu chuyên dụng dài khoảng 3m, dây dài 100m, dùng mồi câu bằng mực tươi. Vừa ngồi câu cá, vừa được thưởng thức bữa tối đầy đủ những món hải sản tươi ngon trên bãi biển, cảm nhận sự khoan khái đến từ tiếng sóng vỗ, tiếng rì rào của của lá cây rừng, xen lẫn sự hồi hộp chờ cá cắn câu… sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên cho du khách tới Côn Đảo.
Thiên đường của những “tín đồ” ẩm thực
Một món đặc sản quý hiếm trên Côn Đảo, mang cái tên khá “nhạy cảm” là ốc vú nàng. Cái tên này đơn thuần xuất phát từ hình dáng của loại ốc có hình chóp, trên đỉnh vỏ có thêm một núm nhỏ nên trông hao hao giống bầu vú của cô gái đang dậy thì… Ốc vú nàng có thể nướng, luộc, ăn gỏi đều ngon tuyệt hảo!
 
Nếu không thưởng thức ốc vú nàng sẽ là một thiệt thòi lớn
cho chuyến du lịch tới Côn Đảo
Nói là đặc sản quý hiểm, bởi ở Việt Nam ốc vú nàng chỉ sinh sống ở không nhiều nơi như vùng biển Côn Đảo, vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), vùng biển Đại Lãnh (Khánh Hòa)… Tuy nhiên, ốc vú nàng ở Côn Đảo là loại to hàng đầu, lại có quanh năm và nhiều nhất vào những ngày trăng tròn.
Thêm một món ngon khá độc đáo làm từ hạt của cây bàng - loài cây rừng gần như đã trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người Côn Đảo.
Ra Côn Đảo dịp này là lý tưởng nhát để thưởng thức mứt hạt bàng. Bởi bước vào khoảng tháng 6, tháng 7, là mùa bàng chín rộ. Người dân Côn Đảo sáng sớm thường đi nhặt quả bàng rụng về phơi khô, rồi chẻ ra lấy hạt đem rang với đường hoặc muối.
Vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi, mang đến một món mứt vừa ngon lại rất lạ. Đây là món đặc sản mang đậm dấu ấn Côn Đảo mà chẳng mấy ai đến đây lại không mua một ít về làm quà.
 
Cua mặt trăng lúc còn sống
“Nhan sắc” bắt mắt của cua mặt trăng sau khi được luộc chín
Ngoài ra, còn la liệt những món hay ho du khách không thể bỏ qua ở Côn Đảo là các món hải sản: cua mặt trăng, ghẹ, tôm hùm, mắm hun, mắm hàu… du khách đều có thể thưởng thức và mua về làm quà.
Thêm một thông tin khá thú vị cho những du khách đang ấp ủ một chuyến đi tới Côn Đảo, đó là ngoài danh hiệu hòn đảo đẹp nhất thế giới do Travel And Leisure bình chọn, Côn Đảo còn lọt vào Top 10 hòn đảo lãng mạn nhất thế giới, và Top 10 hòn đảo có chất lượng khách sạn tuyệt nhất thế giới của cẩm nang du lịch quốc tế Lonely Planet.

Nguồn : afamily.vn

Hồi sinh ở nơi "địa ngục trần gian"

Cập nhật lúc :3/16/2012 4:30:00 PM

Lịch sử đau thương của “địa ngục trần gian” Côn Đảo đã chính thức khép lại vào ngày 1-5-1975, một ngày sau khi Sài Gòn giải phóng. Đã 36 năm trôi qua! Giờ đây, Côn Đảo không phải là “địa ngục trần gian”, mà đang dần trở thành một “thiên đường hạ giới”. Chuyến bay chưa đầy 28 phút từ TP Hồ Chí Minh đáp xuống sân bay Côn Đảo đầy ắp hành khách Việt Nam và nước ngoài, đưa tôi đến với một Côn Đảo xanh biếc, nơi sự sống đã thực sự hồi sinh.


Một thời để nhớ

Hà, nhân viên của khách sạn Sài Gòn-Côn Đảo, đón tôi trên chiếc ô tô 12 chỗ hạng sang, không phải bởi tôi là phóng viên, mà đơn giản, bất cứ du khách nào lưu trú tại khách sạn của Hà đều được đưa đón như vậy. Hà bảo, mấy năm trước, phương tiện ra đảo chỉ có tàu thủy loại nhỏ chỉ đi được lúc biển lặng, sóng êm nên đến mùa biển động, sóng lớn, có khi đến mấy tháng trời mới có tàu cập đảo. Còn bây giờ, cứ 2 ngày lại có một chuyến tàu lớn vào ra Côn Đảo, mỗi chuyến có thể chở được 300 người. Từ ngày các đường bay được mở, không chỉ có hãng Vietnam Airline mà còn có cả hãng Air Mekong, khách càng đông hơn. Từ tháng 7 trở lại đây, các khách sạn đều chật kín du khách. Thật bất ngờ khi Ban quản lý khu di tích Côn Đảo thông báo, năm 2011 có tới gần 60 nghìn lượt du khách tới hòn đảo này, tăng trên 80% với năm 2010.

Chỉ ít giờ sau khi đặt chân xuống Côn Đảo, tôi đã hòa vào dòng người ghé thăm các di tích lịch sử chiến tranh. Câu chuyện của Tuấn, một hướng dẫn viên trẻ được sinh ra và lớn lên trên chính hòn đảo này thật cảm động. Lịch sử tái hiện về, khắc sâu vào lòng khách tham quan nhiều cảm xúc.

Thực dân Pháp bước chân lên Côn Đảo ngày 23-11-1861, với ý định biến quần đảo xinh đẹp như một thiên đường này thành một trại tù. Với “nhãn quan cáo già” của một tên thực dân như thủy sư đô đốc Bonard, Côn Đảo chính là một nơi lý tưởng để xây dựng một nhà tù vì nó ở giữa mênh mông sóng nước, cách đất liền hàng trăm hải lý. Để có nơi giam giữ số tù nhân ngày càng đông, thực dân Pháp đã bắt đầu cho xây dựng các trại giam (gọi là banh). Từ năm 1862 đến 1941, lần lượt các Banh I, Banh II, Banh III và Banh phụ của Banh III đã ra đời. Đó là những khu nhà được xây kiên cố bằng gạch đá nằm khuất sau 4 bức tường cao, trên có cắm mảnh chai và chăng dây thép gai hoàn toàn cách biệt với đời sống bên ngoài. Cùng với việc xây dựng các trại giam, thực dân Pháp cũng lập các sở tù như: sở vôi, sở muối, sở củi, sở lưới, sở tiêu, sở rẫy… để khai thác, bóc lột sức lao động của những người tù.
Sau năm 1954, chính quyền Mỹ- ngụy tiếp tục duy trì chế độ nhà tù mà thực dân Pháp để lại ở Côn Đảo. Ngoài việc sửa chữa, cải tạo lại hệ thống trại giam có từ thời Pháp, từ năm 1962 đến năm 1971 Mỹ- ngụy xây dựng thêm Trại V, Trại VI, Trại VII, Trại VIII. Ngoài ra, chúng còn xây dựng nhiều trại giam phụ tại các sở tù để sẵn sàng giam giữ, đàn áp những người tù lao động chống đối. Dừng chân tại trại tù Phú Sơn, Phú Hải, nhiều du khách không khỏi xúc động khi chứng kiến phòng tra tấn mang tên phòng tối, hầm Xay lúa hay biệt giam chuồng Cọp với các hình thức tra tấn dã man nhất được áp dụng đối với tù nhân chính trị cộng sản.
Những chiến sĩ cộng sản chưa bao giờ khuất phục trước đòn roi của kẻ thù - ảnh tư liệu

Tại bảo tàng Côn Đảo, bác Trần Văn Lợi, quê ở Vĩnh Long, một cựu từ Côn Đảo bồi hồi nhớ lại: “Nhà tù Côn Lôn thời Pháp thuộc đã là địa ngục ở trần gian rồi, đến thời Mỹ- ngụy là địa ngục trong địa ngục và nói như vậy có lẽ cũng chưa đủ. Nhưng hồi đó, những cựu tù chúng tôi đoàn kết lắm và kẻ thù đã không bao giờ khuất phục nổi tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của những người tù cộng sản”.
12h đêm ở nghĩa trang Hàng Dương, những dòng người đổ về không ngớt. Ai cũng cầm trên tay mình những nén nhang thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn hàng vạn chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã hy sinh tại nơi này, góp phần làm nên độc lập-tự do cho Tổ quốc. Một khu nghĩa trang luôn ấm cúng bởi thế hệ con cháu nối tiếp nhau tới tri ân các chiến sỹ cách mạng. Và, trên mộ chị Võ Thị Sáu vẫn nở rộ hoa lêkima. Cây hoa được mang từ Đất Đỏ–Long Đức về thật kỳ lạ, tốt tươi, đâm hoa kết trái. Dường như ở nghĩa trang, này không có khái niệm thời gian. Cho tới 3h sáng, dòng người vẫn chảy về đây không ngừng…

Côn Đảo hồi sinh
Côn Đảo lạnh lẽo, hoang vắng ngày xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt”. Trên con đường phẳng lỳ hai làn xe chạy rợp bóng cây ven bờ biển, khách sạn 4 sao Sài Gòn-Côn Đảo, rồi Côn Đảo resort, và hàng loạt khách sạn tư nhân khác mọc lên mang dáng dấp văn minh, hiện đại. Cũng cần phải kể tới khu “Six Senses Resort” nằm cách trung tâm không xa, được thực hiện bởi nhà thiết kế Reda Amalou. Công trình này nổi tiếng bởi từng đoạt giải kiến trúc độc đáo của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) và Green Globe 21. Với giá trên 1 nghìn đô la Mỹ cho một đêm nghỉ tại đây, “Six Senses Resort” thu hút nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới, mà mới đây là vợ chồng ngôi sao Hollywood Angelina Jolie.
Điều gì đã khiến các du khách thích thú với Côn Đảo và đã khiến cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng rằng, du lịch sẽ phát triển mạnh mạnh trong tương lai không xa? Thuê xe máy của anh xe ôm thật thà với giá vài chục nghìn đồng/ngày để rong ruổi khắp đảo, tôi tin chắc, bạn cũng như tôi, đã phần nào tìm ra lời giải đáp.
Bãi biển Côn đảo ngày nay yên bình hấp dẫn nhiều du khách tới thăm và nghỉ dưỡng

Đó là cái thú vị khi thưởng ngoạn cảnh đẹp trên một hòn đảo còn hoang sơ.Ví như mấy người khách nước ngoài kia, có lẽ chẳng còn gì bằng khi họ được ngâm mình giữa bãi biển vắng lặng, giữa bãi cát trắng như pha lê, mịn màng, óng ả. Những con đường chênh vênh vòng vo quanh đảo, bên núi, bên biển, làm con người cảm thấy thanh thản. Thú vị hơn là những ngôi nhà cổ nép dưới cây bàng trăm tuổi, chứng nhân của một thời, giờ đây có vẻ làm cho hòn đảo thêm thơ mộng bởi kiến trúc cổ kính từ thời Pháp.
Đặc sản ở Côn Đảo thì hiếm có nơi nào sánh bằng bởi chính là hải sản tự nhiên, hiếm và quý. Ghé vào một quán bình dân dưới tán bàng, cô chủ quán chân chất, quê mùa mời tôi khám phá hải sản đang bơi. Nào tôm hùm, nào cua hoàng đế, nào cá trình biển, ốc thì đủ loại. Món độc đáo nhất của nơi này chính là ốc vú nàng. Loại này nướng lên thơm ngậy, ngọt đậm và có một mùi rất riêng. Với giá cả rẻ bất ngờ, nhà hàng sẽ luộc và nướng để bạn ăn tại chỗ.
Khoảng 3 năm trở lại đây, các công ty du lịch đã đua nhau tìm kiếm sự độc đáo của Côn Đảo để xây dựng lịch trình của riêng công ty mình. Phan Bình, một hướng dẫn viên của công ty du lịch Vietravel cho biết: “Du khách cực kỳ thích thú với hành trình tới Côn Đảo. Sau một ngày thăm các di tích lịch sử, ngày hôm sau, vào buổi sáng, tụi em sẽ đưa khách đón ánh bình minh đầu tiên nhô lên từ biển Côn Sơn, còn vào buổi chiều tà, ngắm hoàng hôn từ Cửa Tử. Ban ngày, du khách sẽ giong thuyền ra các hòn đảo nhỏ để khi đêm xuống, có thể ngắm trăng trên đỉnh Tình Yêu”. Bình bảo vào mùa xuân, nhất là tháng Giêng, các công ty đã kín khách đăng ký “tua” bởi có một “lập trình” lý thú hơn, đó là đi câu đầu năm để cầu may theo quan niệm của người Á Đông.

Côn Đảo có nhiều điểm câu cá hấp dẫn những “câu thủ” muốn tìm cảm giác lạ. Không giống như ở những vùng biển khác, cá, mực chỉ tập trung tại vùng nước biển sâu, các ghềnh đá, người câu cần kỳ công, trong khi Côn Đảo cá tôm còn nhiều, nên ở nơi nào bạn cũng có thể buông câu. Hành trình lên tàu ra hòn Bảy Cạnh, thăm khu bảo tồn thiên nhiên để tận mắt xem rùa đẻ cũng hấp dẫn bởi có đêm bạn được trông thấy từ 30 đến 35 con cùng đẻ để rồi thả chúng về biển. Một số du khách khác lại thích ra Bãi Nhát nằm trên đỉnh Tình Yêu, một trong những vị trí đẹp và lãng mạn nhất trên đảo để săn họ nhà cá mập.
“Thiên đường trần gian” không xa
Từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 264, phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện Côn Đảo” đến năm 2020. Theo đó, Côn Đảo được xây dựng thành Khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng và phát triển, nâng cao giá trị vườn quốc gia Côn Đảo. Đặc biệt, nhấn mạnh vị trí tiền tiêu của Côn Đảo trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc. Trong giai đoạn đến năm 2020, Côn Đảo phấn đấu đạt quy mô dân số khoảng 50 nghìn người, GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng từ 1800–2000USD/người.
Hiện nay, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất khi đầu tư vào Côn Đảo. Các cá nhân làm việc tại đây sẽ được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân. Tất cả các dự án đầu tư vào Côn Đảo được miễn thuế nhập khẩu và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0% đối với các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Ngoài ra, nhà đầu tư vào Côn Đảo còn được hưởng những ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ở mức ưu đãi cao nhất và hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư. “Thời gian tới, Côn Đảo sẽ hình thành các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia khai thác và phát triển du lịch”, ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) chia sẻ.
Chia tay Côn Đảo, ngắm trời nước trong xanh yên bình dưới cánh bay, cảm xúc biết ơn cha anh đã mang đến một cuộc sống: hòa bình-độc lập-tự do dâng trào hơn bao giờ hết! Côn Đảo, xa mà thật gần, những tháng ngày bi hùng đã qua, để những mùa xuân tràn về với cuộc sống hồi sinh thật mạnh mẽ!

Minh Anh (st)

Song Minh

Hồi sinh ở nơi "địa ngục trần gian"


Lịch sử đau thương của “địa ngục trần gian” Côn Đảo đã chính thức khép lại vào ngày 1-5-1975, một ngày sau khi Sài Gòn giải phóng. Đã 36 năm trôi qua! Giờ đây, Côn Đảo không phải là “địa ngục trần gian”, mà đang dần trở thành một “thiên đường hạ giới”. Chuyến bay chưa đầy 28 phút từ TP Hồ Chí Minh đáp xuống sân bay Côn Đảo đầy ắp hành khách Việt Nam và nước ngoài, đưa tôi đến với một Côn Đảo xanh biếc, nơi sự sống đã thực sự hồi sinh.


Một thời để nhớ

Hà, nhân viên của khách sạn Sài Gòn-Côn Đảo, đón tôi trên chiếc ô tô 12 chỗ hạng sang, không phải bởi tôi là phóng viên, mà đơn giản, bất cứ du khách nào lưu trú tại khách sạn của Hà đều được đưa đón như vậy. Hà bảo, mấy năm trước, phương tiện ra đảo chỉ có tàu thủy loại nhỏ chỉ đi được lúc biển lặng, sóng êm nên đến mùa biển động, sóng lớn, có khi đến mấy tháng trời mới có tàu cập đảo. Còn bây giờ, cứ 2 ngày lại có một chuyến tàu lớn vào ra Côn Đảo, mỗi chuyến có thể chở được 300 người. Từ ngày các đường bay được mở, không chỉ có hãng Vietnam Airline mà còn có cả hãng Air Mekong, khách càng đông hơn. Từ tháng 7 trở lại đây, các khách sạn đều chật kín du khách. Thật bất ngờ khi Ban quản lý khu di tích Côn Đảo thông báo, năm 2011 có tới gần 60 nghìn lượt du khách tới hòn đảo này, tăng trên 80% với năm 2010.

Chỉ ít giờ sau khi đặt chân xuống Côn Đảo, tôi đã hòa vào dòng người ghé thăm các di tích lịch sử chiến tranh. Câu chuyện của Tuấn, một hướng dẫn viên trẻ được sinh ra và lớn lên trên chính hòn đảo này thật cảm động. Lịch sử tái hiện về, khắc sâu vào lòng khách tham quan nhiều cảm xúc.
Thực dân Pháp bước chân lên Côn Đảo ngày 23-11-1861, với ý định biến quần đảo xinh đẹp như một thiên đường này thành một trại tù. Với “nhãn quan cáo già” của một tên thực dân như thủy sư đô đốc Bonard, Côn Đảo chính là một nơi lý tưởng để xây dựng một nhà tù vì nó ở giữa mênh mông sóng nước, cách đất liền hàng trăm hải lý. Để có nơi giam giữ số tù nhân ngày càng đông, thực dân Pháp đã bắt đầu cho xây dựng các trại giam (gọi là banh). Từ năm 1862 đến 1941, lần lượt các Banh I, Banh II, Banh III và Banh phụ của Banh III đã ra đời. Đó là những khu nhà được xây kiên cố bằng gạch đá nằm khuất sau 4 bức tường cao, trên có cắm mảnh chai và chăng dây thép gai hoàn toàn cách biệt với đời sống bên ngoài. Cùng với việc xây dựng các trại giam, thực dân Pháp cũng lập các sở tù như: sở vôi, sở muối, sở củi, sở lưới, sở tiêu, sở rẫy… để khai thác, bóc lột sức lao động của những người tù.
Sau năm 1954, chính quyền Mỹ- ngụy tiếp tục duy trì chế độ nhà tù mà thực dân Pháp để lại ở Côn Đảo. Ngoài việc sửa chữa, cải tạo lại hệ thống trại giam có từ thời Pháp, từ năm 1962 đến năm 1971 Mỹ- ngụy xây dựng thêm Trại V, Trại VI, Trại VII, Trại VIII. Ngoài ra, chúng còn xây dựng nhiều trại giam phụ tại các sở tù để sẵn sàng giam giữ, đàn áp những người tù lao động chống đối. Dừng chân tại trại tù Phú Sơn, Phú Hải, nhiều du khách không khỏi xúc động khi chứng kiến phòng tra tấn mang tên phòng tối, hầm Xay lúa hay biệt giam chuồng Cọp với các hình thức tra tấn dã man nhất được áp dụng đối với tù nhân chính trị cộng sản.
Những chiến sĩ cộng sản chưa bao giờ khuất phục trước đòn roi của kẻ thù - ảnh tư liệu

Tại bảo tàng Côn Đảo, bác Trần Văn Lợi, quê ở Vĩnh Long, một cựu từ Côn Đảo bồi hồi nhớ lại: “Nhà tù Côn Lôn thời Pháp thuộc đã là địa ngục ở trần gian rồi, đến thời Mỹ- ngụy là địa ngục trong địa ngục và nói như vậy có lẽ cũng chưa đủ. Nhưng hồi đó, những cựu tù chúng tôi đoàn kết lắm và kẻ thù đã không bao giờ khuất phục nổi tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của những người tù cộng sản”.
12h đêm ở nghĩa trang Hàng Dương, những dòng người đổ về không ngớt. Ai cũng cầm trên tay mình những nén nhang thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn hàng vạn chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã hy sinh tại nơi này, góp phần làm nên độc lập-tự do cho Tổ quốc. Một khu nghĩa trang luôn ấm cúng bởi thế hệ con cháu nối tiếp nhau tới tri ân các chiến sỹ cách mạng. Và, trên mộ chị Võ Thị Sáu vẫn nở rộ hoa lêkima. Cây hoa được mang từ Đất Đỏ–Long Đức về thật kỳ lạ, tốt tươi, đâm hoa kết trái. Dường như ở nghĩa trang, này không có khái niệm thời gian. Cho tới 3h sáng, dòng người vẫn chảy về đây không ngừng…

Côn Đảo hồi sinh
Côn Đảo lạnh lẽo, hoang vắng ngày xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt”. Trên con đường phẳng lỳ hai làn xe chạy rợp bóng cây ven bờ biển, khách sạn 4 sao Sài Gòn-Côn Đảo, rồi Côn Đảo resort, và hàng loạt khách sạn tư nhân khác mọc lên mang dáng dấp văn minh, hiện đại. Cũng cần phải kể tới khu “Six Senses Resort” nằm cách trung tâm không xa, được thực hiện bởi nhà thiết kế Reda Amalou. Công trình này nổi tiếng bởi từng đoạt giải kiến trúc độc đáo của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) và Green Globe 21. Với giá trên 1 nghìn đô la Mỹ cho một đêm nghỉ tại đây, “Six Senses Resort” thu hút nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới, mà mới đây là vợ chồng ngôi sao Hollywood Angelina Jolie.
Điều gì đã khiến các du khách thích thú với Côn Đảo và đã khiến cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng rằng, du lịch sẽ phát triển mạnh mạnh trong tương lai không xa? Thuê xe máy của anh xe ôm thật thà với giá vài chục nghìn đồng/ngày để rong ruổi khắp đảo, tôi tin chắc, bạn cũng như tôi, đã phần nào tìm ra lời giải đáp.
Bãi biển Côn đảo ngày nay yên bình hấp dẫn nhiều du khách tới thăm và nghỉ dưỡng

Đó là cái thú vị khi thưởng ngoạn cảnh đẹp trên một hòn đảo còn hoang sơ.Ví như mấy người khách nước ngoài kia, có lẽ chẳng còn gì bằng khi họ được ngâm mình giữa bãi biển vắng lặng, giữa bãi cát trắng như pha lê, mịn màng, óng ả. Những con đường chênh vênh vòng vo quanh đảo, bên núi, bên biển, làm con người cảm thấy thanh thản. Thú vị hơn là những ngôi nhà cổ nép dưới cây bàng trăm tuổi, chứng nhân của một thời, giờ đây có vẻ làm cho hòn đảo thêm thơ mộng bởi kiến trúc cổ kính từ thời Pháp.
Đặc sản ở Côn Đảo thì hiếm có nơi nào sánh bằng bởi chính là hải sản tự nhiên, hiếm và quý. Ghé vào một quán bình dân dưới tán bàng, cô chủ quán chân chất, quê mùa mời tôi khám phá hải sản đang bơi. Nào tôm hùm, nào cua hoàng đế, nào cá trình biển, ốc thì đủ loại. Món độc đáo nhất của nơi này chính là ốc vú nàng. Loại này nướng lên thơm ngậy, ngọt đậm và có một mùi rất riêng. Với giá cả rẻ bất ngờ, nhà hàng sẽ luộc và nướng để bạn ăn tại chỗ.
Khoảng 3 năm trở lại đây, các công ty du lịch đã đua nhau tìm kiếm sự độc đáo của Côn Đảo để xây dựng lịch trình của riêng công ty mình. Phan Bình, một hướng dẫn viên của công ty du lịch Vietravel cho biết: “Du khách cực kỳ thích thú với hành trình tới Côn Đảo. Sau một ngày thăm các di tích lịch sử, ngày hôm sau, vào buổi sáng, tụi em sẽ đưa khách đón ánh bình minh đầu tiên nhô lên từ biển Côn Sơn, còn vào buổi chiều tà, ngắm hoàng hôn từ Cửa Tử. Ban ngày, du khách sẽ giong thuyền ra các hòn đảo nhỏ để khi đêm xuống, có thể ngắm trăng trên đỉnh Tình Yêu”. Bình bảo vào mùa xuân, nhất là tháng Giêng, các công ty đã kín khách đăng ký “tua” bởi có một “lập trình” lý thú hơn, đó là đi câu đầu năm để cầu may theo quan niệm của người Á Đông.

Côn Đảo có nhiều điểm câu cá hấp dẫn những “câu thủ” muốn tìm cảm giác lạ. Không giống như ở những vùng biển khác, cá, mực chỉ tập trung tại vùng nước biển sâu, các ghềnh đá, người câu cần kỳ công, trong khi Côn Đảo cá tôm còn nhiều, nên ở nơi nào bạn cũng có thể buông câu. Hành trình lên tàu ra hòn Bảy Cạnh, thăm khu bảo tồn thiên nhiên để tận mắt xem rùa đẻ cũng hấp dẫn bởi có đêm bạn được trông thấy từ 30 đến 35 con cùng đẻ để rồi thả chúng về biển. Một số du khách khác lại thích ra Bãi Nhát nằm trên đỉnh Tình Yêu, một trong những vị trí đẹp và lãng mạn nhất trên đảo để săn họ nhà cá mập.
“Thiên đường trần gian” không xa
Từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 264, phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện Côn Đảo” đến năm 2020. Theo đó, Côn Đảo được xây dựng thành Khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng và phát triển, nâng cao giá trị vườn quốc gia Côn Đảo. Đặc biệt, nhấn mạnh vị trí tiền tiêu của Côn Đảo trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc. Trong giai đoạn đến năm 2020, Côn Đảo phấn đấu đạt quy mô dân số khoảng 50 nghìn người, GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng từ 1800–2000USD/người.
Hiện nay, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất khi đầu tư vào Côn Đảo. Các cá nhân làm việc tại đây sẽ được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân. Tất cả các dự án đầu tư vào Côn Đảo được miễn thuế nhập khẩu và được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0% đối với các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Ngoài ra, nhà đầu tư vào Côn Đảo còn được hưởng những ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ở mức ưu đãi cao nhất và hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư. “Thời gian tới, Côn Đảo sẽ hình thành các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia khai thác và phát triển du lịch”, ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) chia sẻ.
Chia tay Côn Đảo, ngắm trời nước trong xanh yên bình dưới cánh bay, cảm xúc biết ơn cha anh đã mang đến một cuộc sống: hòa bình-độc lập-tự do dâng trào hơn bao giờ hết! Côn Đảo, xa mà thật gần, những tháng ngày bi hùng đã qua, để những mùa xuân tràn về với cuộc sống hồi sinh thật mạnh mẽ!
Minh Anh (st)

Bất ngờ Bảy Cạnh, Hòn Cau



EmailIn
honcau1Ba lần đến Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), nhưng mãi đến lần này tôi mới được du thuyền ra Hòn Cau - Bảy Cạnh.

Tháng sáu - mùa vích (rùa biển) yêu nhau và đẻ trứng. Đoàn chúng tôi may mắn gặp một đôi vích lớn khi đang lênh đênh giữa biển khơi. Biển xanh xao động thành một khoang tròn to ngộ nghĩnh, chim trên trời chao nghiêng, chiếc thuyền đáy kính cũng nhẹ chao.

Chòng chành hơn 45 phút trên sóng nước, chúng tôi đã vào Hòn Cau. Nước biển ở đây trong vắt, bên dưới là "rừng" san hô. Bãi biển đẹp hút hồn du khách bởi trên những vùng cát trắng là những hàng cây phong ba xanh biếc, những  dãy bằng phi sừng sững... Theo ông Nguyễn Trường Giang - Phó phòng Khoa học Vườn Quốc gia Côn Đảo, loại bằng phi này mọc ở đâu là dấu hiệu vùng biển đó có rặng san hô sinh trưởng.

Đón chúng tôi, anh Nguyễn Đình Lý - Trưởng trạm kiểm lâm, mà chúng tôi gọi đùa là "chúa đảo" Hòn Cau, vui vẻ chặt dừa, bẻ chuối  thết đãi... Anh còn chỉ cho chúng tôi xem vết tích hai con vích tối qua đã lên bờ đẻ trứng. Hòn Cau là một trong những "địa chỉ đỏ” bảo tồn rùa biển và giúp rùa biển đẻ trứng, cùng cả Côn Đảo làm nên kỷ lục quốc gia - nơi thả rùa con về biển nhiều nhất Việt Nam.

honcau3
Rừng ngập mặn Côn Đảo

Ở Hòn Cau hơn hai giờ, vừa đủ thời gian để chúng tôi cảm nhận vẻ đẹp của biển trời và sự chân tình của những nhân viên kiểm lâm hiếu khách... Chúng tôi lại lên canô ra tàu đến bãi cát lớn ở hòn Bảy Cạnh. Lúc này nắng lên cao, nước biển xanh trong hơn, thuyền chạy chậm để mọi người dễ quan sát san hô qua đáy kính. Vô vàn san hô với đủ hình dạng, khoe sắc cùng những chú cá đủ màu bơi lượn tung tăng...

Tàu cập bến hòn Bảy Cạnh giữa trưa nắng gắt. Một đoàn du khách đến trước đang nướng cá, phi hành tỏi, nấu cháo... nghe mùi  thức ăn đã thấy cồn cào. Biển ở đây không chỉ đẹp mà còn giàu tôm cá. Mới lặn một hồi, anh bạn trong đoàn đã mang  khoe "chiến lợi phẩm" là bốn - năm con cá tươi nguyên. Ở bãi cát lớn này hiện diện một Côn Đảo hoang sơ nhưng thật trù phú. Nhiều loại cây rừng, có những cây cổ thụ rễ buông với nhiều hình thù đẹp mắt. Những con chim rừng ríu rít thoắt ẩn, thoắt hiện...

Ngạc nhiên, thú vị lẫn tự hào về một vùng rừng vàng biển bạc, đó là cảm giác của cả đoàn chúng tôi sau một ngày rong ruổi trên biển Đông tham quan Bảy Cạnh- Hòn Cau. Côn Đảo không chỉ là những dấu tích của ngục tù mà còn ẩn chứa biết bao điều mới lạ.

Nghi Anh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét