Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Người Hà Nội chen chân dự hội gò Đống Đa

Sáng 7/2 (mùng 5 Tết), trong tiết trời nắng ấm, hàng nghìn người dân Hà Nội đã tham dự lễ hội gò Đống Đa, tái hiện chiến thắng lịch sử hơn 200 năm trước của vua Quang Trung.
Trò chơi dân gian thu hút du khách ngày TếtGiới trẻ nô nức xin chữ đầu năm

Hàng nghìn người dân đã về dự lễ kỷ niệm 222 năm vua Quang Trung đánh tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long (1789), tại công viên Đống Đa (Hà Nội) sáng 7/2 (mùng 5 Tết).
7h sáng các đoàn rước khăn áo chỉnh tề, rực rỡ màu sắc, lần lượt tiến về dưới chân tượng đài vua Quang Trung.
Dâng ngũ quả làm lễ tế người anh hùng áo vải.
Quang cảnh rước kiệu vua Quang Trung trên đường phố trước khi tiến vào gò Đống Đa.
Sử sách để lại về chiến tích lịch sử của vua Quang Trung, nhà vua cho quân thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò nhằm biểu dương chiến công của quân và dân.12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa.
Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.
Vào mỗi dịp mùng 5 Tết, nơi đây lại tưng bừng mở hội với các tiết mục tế lễ, trình diễn múa, hát và võ thuật dân tộc để ghi nhớ công lao của người anh hùng áo vải.
Hình ảnh nhân dân ta bị quân giặc đàn áp không thể nào quên được tái hiện trên sân khấu.
Màn sử thi người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ và đội quân Tây Sơn với trận chiến vang dội Ngọc Hồi - Đống Đa. Vở kịch do các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội trình diễn.
Ngoài các tiết mục tế lễ, biểu diễn, người dân tham dự lễ hội còn tham gia các hoạt động vui chơi khác như chơi trò chơi dân gian, nặn tò he, khắc họa chân dung...
Clip Tái hiện cảnh nhân dân ta bị giặc Thanh đàn áp
Hoàng Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét