Thư mục: Du lich
Nằm cách Hà Nội trên 200k, biển Hải Hòa thuộc địa phận thôn Đông Hải và Giang Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Từ thị trấn Tĩnh Gia (hay còn gọi là phố Còng), theo hướng bắc nam, du khách rẽ tay trái đi tiếp khoảng 2 km là đến .
Đúng như tên gọi, bãi biển nơi đây đẹp một cách hiền hòa. Biển Hải Hòa hay còn có tên gọi khác là Ngọc Sơn còn khá hoang sơ, cả bờ biển dài 4,2 km, thoai thoải những bãi cát vàng mịn, thưa vắng người. Mới chính thức được đưa vào khai thác cách đây 3 năm, hiện tại, chỉ có 3 khách sạn cùng nhà hàng nằm dọc bờ biển.
Điều khiến du khách đặc biệt thích thú khi tới biển Hải Hòa đó chính sự sạch sẽ. Ngoài những rác tự nhiên như bèo, vỏ ốc các loại, rất hiếm rác “nhân tạo”. Một phần vì lương khách tới đây còn ít, nhưng cũng phải để đến phần lớn là do ý thức bảo vệ môi trường của chính những người dân nơi đây.
Khác với biển Sầm Sơn sóng đánh ào ào, những con sóng tại bãi biễn Hải Hòa chỉ gờn gợn, bờ cát thoai thoải, nước trong và không quá mặn thích hợp với rất nhiều người muốn tắm biển nhưng lại sợ…sóng.
Với những em nhỏ lần đầu được bố mẹ cho đi chơi biển thì Hải Hòa quả là bãi biển lý tưởng. Tại đây, các em thahồ vui chơi mà không lo sóng to, không lo hố cát sâu cũng như sự đông đúc. Hơn thế, tại bờ biển Hải Hòa có rất nhiều những vỏ ốc, vỏ sò biển sẽ giúp cho các em nhỏ xây nhưng lâu đài cát độc đáo.
Buổi sáng, nếu chịu khó thức dậy từ sớm, bạn sẽ được đón cảnh bình minh tuyệt đẹp nơi đây. Lúc này, nhiều con thuyền của ngư dân trong thôn Đông Hải và Giang Sơn trở về bờ mang theo sản vật từ biển khơi.
Những thứ đánh bắt từ biển của họ không nhiều lắm, chủ yếu là ghẹ, mề mề, cá cơm trắng…Dù ít, nhưng chỉ vài phút mấy thứ hải sản đó cũng được bán hết veo.
Nhiều ghe, thuyền đánh bắt được ít khi lên bơ cứ phải giữ khư khư kèm câu nói: “tôi không bán, chỉ mang về để ăn” làm cho nhiều du khách bật cười vì vẻ chân chất của người dân nơi đây.
Cũng khác với vùng biển Sầm Sơn mang nhiều “điều tiếng” về sự đanh đá, bắt chẹt khách hàng. Người dân Hải Hòa rất thân thiện và mến khách. Bạn có thể đề nghị họ cho lên thuyền đi dọc bờ biển, cùng kéo lưới hay thoải mái “mượn” những chiếc thuyền bằng tre để làm điệu với những bức ảnh.
Nếu mua hải sản, họ cũng nói thách rất ít và bán rất xuề xòa. Bạn có thể mua được những cân ghẹ rẻ hơn tới một nửa so với ghẹ trong nhà hàng, thử ăn con mề mề (gần giống con tôm) thịt rất thơm ngon.
Tuy nhiên, nhiều du khách nhận xét, biển Hải Hòa đẹp nhưng buồn, nó chỉ hợp với những đoàn khách thích an dưỡng. Bởi, ngoài việc đi tắm biển, xung quanh khu vực này hầu như không có trò chơi nào khác.
Bãi biễn dài tới 4,2 km nhưng chỗ tắm biển chỉ tập trung khoảng 1 cây số xung quanh 3 khách sạn. Muốn khám phá cảnh vật dọc bờ biền du khách chỉ còn cách cuốc bộ mà không có những phương tiện “lãng mạn” như xe đạp đôi hay xích lô…
Cách biển Hải Hòa gần 20 km là cụm đảo Mê phân bố trên diện tích 10km2 mặt biển, là một trong những thắng cảnh hùng vĩ nhất cả nước có đầy đủ các yếu tố về hải - giang - sơn - thuỷ. Cụm đảo Mê cũng có tên chữ là “Thập bát Mã Sơn”.
Những khi trời yên biển lặng, mặt biển xanh lam màu bích ngọc, nhìn đủ 18 hòn núi lớn bé của cụm đảo Mê không khác gì một đàn ngựa ung dung gặm cỏ giữa thảo nguyên bát ngát xanh rờn...
Rất tiếc đây là đảo quân sự nên hiện tại chưa có dịch vụ du lịch ra tới đảo. Nếu muốn ra đảo du khách phải tự liên hệ thuyền, xin giấy chứng nhận tại UBND xã Hải Bình.
Ngoài ra, xung quanh biển Hải Hòa còn có các di tích cổ xưa như pháo đài Tĩnh Hải, Thành ông Ninh hay giếng Rửa Ngọc, nơi vẫn còn phảng phất hình ảnh bi thương của đôi tình nhân Trọng Thủy -Mỹ Châu.
Hiện tại ở biển Hải Hòa có 3 khách sạn là Cao Nguyễn, Xanh Hà và Đại Dương, giá phòng dao động từ 300.000-700.000 đồng/phòng giường đôi (thứ 7, CN giá phòng ở đây thường tăng gấp đôi). Tại mỗi khách sạn đều có nhà hàng riêng, các xuất ăn từ 70.000-100.000 đồng/người).
Khách đi lẻ có thể bắt xe từ bến xe Giáp Bát (giá vé 70.000 đồng/người) đến thẳng thị trấn Tĩnh Gia và đi xe ôm khoảng 2 km là vào tới bãi biển Hải Hòa.
Mua hải sàn ở chợ Còng, thị trấn Tĩnh Gia.
Giadinhnho.com
Đúng như tên gọi, bãi biển nơi đây đẹp một cách hiền hòa. Biển Hải Hòa hay còn có tên gọi khác là Ngọc Sơn còn khá hoang sơ, cả bờ biển dài 4,2 km, thoai thoải những bãi cát vàng mịn, thưa vắng người. Mới chính thức được đưa vào khai thác cách đây 3 năm, hiện tại, chỉ có 3 khách sạn cùng nhà hàng nằm dọc bờ biển.
Điều khiến du khách đặc biệt thích thú khi tới biển Hải Hòa đó chính sự sạch sẽ. Ngoài những rác tự nhiên như bèo, vỏ ốc các loại, rất hiếm rác “nhân tạo”. Một phần vì lương khách tới đây còn ít, nhưng cũng phải để đến phần lớn là do ý thức bảo vệ môi trường của chính những người dân nơi đây.
Khác với biển Sầm Sơn sóng đánh ào ào, những con sóng tại bãi biễn Hải Hòa chỉ gờn gợn, bờ cát thoai thoải, nước trong và không quá mặn thích hợp với rất nhiều người muốn tắm biển nhưng lại sợ…sóng.
Với những em nhỏ lần đầu được bố mẹ cho đi chơi biển thì Hải Hòa quả là bãi biển lý tưởng. Tại đây, các em thahồ vui chơi mà không lo sóng to, không lo hố cát sâu cũng như sự đông đúc. Hơn thế, tại bờ biển Hải Hòa có rất nhiều những vỏ ốc, vỏ sò biển sẽ giúp cho các em nhỏ xây nhưng lâu đài cát độc đáo.
Buổi sáng, nếu chịu khó thức dậy từ sớm, bạn sẽ được đón cảnh bình minh tuyệt đẹp nơi đây. Lúc này, nhiều con thuyền của ngư dân trong thôn Đông Hải và Giang Sơn trở về bờ mang theo sản vật từ biển khơi.
Những thứ đánh bắt từ biển của họ không nhiều lắm, chủ yếu là ghẹ, mề mề, cá cơm trắng…Dù ít, nhưng chỉ vài phút mấy thứ hải sản đó cũng được bán hết veo.
Nhiều ghe, thuyền đánh bắt được ít khi lên bơ cứ phải giữ khư khư kèm câu nói: “tôi không bán, chỉ mang về để ăn” làm cho nhiều du khách bật cười vì vẻ chân chất của người dân nơi đây.
Cũng khác với vùng biển Sầm Sơn mang nhiều “điều tiếng” về sự đanh đá, bắt chẹt khách hàng. Người dân Hải Hòa rất thân thiện và mến khách. Bạn có thể đề nghị họ cho lên thuyền đi dọc bờ biển, cùng kéo lưới hay thoải mái “mượn” những chiếc thuyền bằng tre để làm điệu với những bức ảnh.
Nếu mua hải sản, họ cũng nói thách rất ít và bán rất xuề xòa. Bạn có thể mua được những cân ghẹ rẻ hơn tới một nửa so với ghẹ trong nhà hàng, thử ăn con mề mề (gần giống con tôm) thịt rất thơm ngon.
Tuy nhiên, nhiều du khách nhận xét, biển Hải Hòa đẹp nhưng buồn, nó chỉ hợp với những đoàn khách thích an dưỡng. Bởi, ngoài việc đi tắm biển, xung quanh khu vực này hầu như không có trò chơi nào khác.
Bãi biễn dài tới 4,2 km nhưng chỗ tắm biển chỉ tập trung khoảng 1 cây số xung quanh 3 khách sạn. Muốn khám phá cảnh vật dọc bờ biền du khách chỉ còn cách cuốc bộ mà không có những phương tiện “lãng mạn” như xe đạp đôi hay xích lô…
Cách biển Hải Hòa gần 20 km là cụm đảo Mê phân bố trên diện tích 10km2 mặt biển, là một trong những thắng cảnh hùng vĩ nhất cả nước có đầy đủ các yếu tố về hải - giang - sơn - thuỷ. Cụm đảo Mê cũng có tên chữ là “Thập bát Mã Sơn”.
Những khi trời yên biển lặng, mặt biển xanh lam màu bích ngọc, nhìn đủ 18 hòn núi lớn bé của cụm đảo Mê không khác gì một đàn ngựa ung dung gặm cỏ giữa thảo nguyên bát ngát xanh rờn...
Rất tiếc đây là đảo quân sự nên hiện tại chưa có dịch vụ du lịch ra tới đảo. Nếu muốn ra đảo du khách phải tự liên hệ thuyền, xin giấy chứng nhận tại UBND xã Hải Bình.
Ngoài ra, xung quanh biển Hải Hòa còn có các di tích cổ xưa như pháo đài Tĩnh Hải, Thành ông Ninh hay giếng Rửa Ngọc, nơi vẫn còn phảng phất hình ảnh bi thương của đôi tình nhân Trọng Thủy -Mỹ Châu.
Hiện tại ở biển Hải Hòa có 3 khách sạn là Cao Nguyễn, Xanh Hà và Đại Dương, giá phòng dao động từ 300.000-700.000 đồng/phòng giường đôi (thứ 7, CN giá phòng ở đây thường tăng gấp đôi). Tại mỗi khách sạn đều có nhà hàng riêng, các xuất ăn từ 70.000-100.000 đồng/người).
Khách đi lẻ có thể bắt xe từ bến xe Giáp Bát (giá vé 70.000 đồng/người) đến thẳng thị trấn Tĩnh Gia và đi xe ôm khoảng 2 km là vào tới bãi biển Hải Hòa.
Mua hải sàn ở chợ Còng, thị trấn Tĩnh Gia.
Giadinhnho.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét