Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Bà Rá: nắng cháy và mây mù.



Bọn mình từ Phước Long về nhà trưa ngày 24.3. Do vài trở ngại nhỏ nên chuyến ni thu gọn: đi ngày thứ bảy, ngày 23.3 nhưng hôm sau đã trở lại thành phố, chỉ còn 2 ngày vi vu trên chiếc Win còi với chiều dài cung đường trên 450km.

Khởi hành lúc 4h30 sáng, bọn mình hướng về ngã 4 Hàng Xanh. Lộ trình chuyến đi dự định là cầu Bình Triệu 1 > QL13 - Thủ Đức > QL1 > TL743 > Hội Nghĩa > TL741 > Phú Giáo > đến Đồng Xoài. Từ Đồng Xoài, theo đường Phú Riềng Đỏ hướng về Phú Riềng > qua xã Bù Nho > qua ngã 3 Long Hưng > Phước Bình > ngã 3 Chợ Tư Hiền > đến phường Thác Mơ thuộc địa phận Phước Long sẽ nghỉ lại và khám phá vùng đất thành bình này.

< Đầu đường TL743 ngay ngã 6 An Phú đang sửa chữa nên bọn mình rẽ vào đường liên huyện. Ghé một quán nhỏ ven đường uống cà phê và ăn bún riêu bánh canh (chỉ 15k, cà phê 7k) xong thì quẹo trở ra ngõ CTy Minh Dương để vào TL743 (nơi này thuộc thị xã Dĩ An) hướng về ngã 4 Miếu Ông Cù.

Đây là lộ trình an toàn hơn thay vì đi bằng QL13 + QL14 do đường đi sẽ ngắn, khung cảnh thoáng mát hơn, ít xe hơn và cũng tránh được nhiều đoạn đang sửa chữa bụi tung mù mịt trên QL14 (chẹp).

< Từ ngã 4 Miếu Ông Cù, vẫn chạy thẳng để vào TL745 (bây giờ là TL747B) sẽ qua cây cầu có tên là Khánh Vân. Qua cầu một đoạn thì rẽ trái theo hướng Hội Nghĩa.

Cửa ngõ thành phố hướng Bắc, QL13 bọn mình đã đi nhiều lần (nhất là bà xã) nhưng chạy theo TL743, TL741 bằng xe gắn máy thì đây là lần đầu tiên. Vậy nhưng nếu ai lâu ngày không đến vùng đất này bây giờ sẽ thấy những thay đổi vượt bậc tại Thủ Đức, nhất là khi chạy ngang qua thành phố mới Bình Dương.

< Vượt qua bùng binh khu công nghiệp Nam Tân Uyên.

Theo từ điển Wikipedia thì:

Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, Huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ Đức.
Trên địa bàn của Quận Thủ Ðức có Ga Bình Triệu, Làng đại học Thủ Đức, làng thiếu niên Thủ Ðức, Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và rất nhiều cảng sông và cảng đường bộ.... Một phần phía Tây Nam của Thủ Ðức được bao bọc bởi dòng sông Sài Gòn.

< Qua một số nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp rồi thì TL747B thế này đây, lúc ni nắng bắt đầu lên rồi.

Năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu điều vào "kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)"...

< Xã Hội Nghĩa. Theo bảng hướng dẫn thì chạy thẳng là đi Cổng Xanh, rẽ phải đi xã Tân Thành - cả hai đều có khoảng cách 11km. Trên đoạn này, phía trái là cụm lò gạch vẫn còn làm theo lói thủ công. Mé phải sẽ chạy ngang qua trường THCS Hội Nghĩa.


< Bọn mình sẽ đi xã Bình Mỹ hướng đến Cổng Xanh.

Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh. Huyện Ngãi An chính là là vùng Thủ Đức ngày nay gồm 4 tổng An Thổ, An Thủy, An Di và An Bình.
Trong thời Pháp thuộc, huyện Ngãi An (Thủ Đức) được cho chuyển sang thuộc tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

< Nghỉ chân, nạp và... xả nước!
Chiến mã Win còi bây giờ đã khá cũ kỹ nhưng vẫn có thể tả xung hữu đột.
Bố thắng trước sau thay không lâu nhưng cứ kêu cót két, hết chuyến này về thay luôn cho rồi. Bộ nhông sên dĩa Mạnh Quang chỉ vừa xài hơn 3 ngàn km vẫn lọc xọc dù canh chỉnh đúng, xem ra sẽ hao $ tiếp đây!

< Bạt ngàn rừng cao su ở Hội Nghĩa.

Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) quận Thủ Đức vẫn tiếp tục là một quận của tỉnh Gia Định. Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng 200 km² và gồm có tất cả 15 xã. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Thủ Đức đổi thành huyện Thủ Đức và trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 3 năm 1997, theo nghị định 03/CP của Thủ tướng Chính phủ, huyện Thủ Đức tách ra thành 3 quận là quận 2, quận 9, và quận Thủ Đức.

< Vào địa phận xã Bình Mỹ, đường khá vắng.

Có thuyết rằng tên gọi Thủ Đức là lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực này tên là Đức. Về sau, một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây lập chợ, lấy tên và chức của vị quan trấn thủ tên Đức kia đặt cho chợ Thủ Đức để tỏ lòng biết ơn, từ đó có địa danh Thủ Đức.

< Trạm y tế xã Bình Mỹ: thưa bóng người nhưng vẫn hoạt động đấy.

Các tuyến đường chính trên Quận Thủ Ðức là : Quốc Lộ 1A, Xa Lộ Hà Nội, Quốc Lộ 13, Quốc Lô 1K, Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân, Ðặng Văn Bi, Tỉnh Lộ 43, Linh Ðông, Ngô Chí Quốc, Lê Thị Hoa, Hoàng Diệu 2...
Các tuyến đường đang được triển khai: đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (đang trọng giai đoạn giải phóng mặt bằng - nối liền sân bay Tân Sơn Nhất đến Sân bay Long Thành - Ðồng Nai), đường Bình Thái - Gò Dưa (nối liền ngã tư Bình Phước đến ngã tư Bình Thái - Xa Lộ Hà Nội)...

< Sắp đến ngã 3 Cổng Xanh: rẽ tái là đi Sở Sao (21km), còn quẹo phải đi Phú Giáo (16km).

Phát triển mạnh nhưng cũng chưa bằng thành phố giáp ranh là Bình Dương. Bình Dương là một trong những địa phương rất năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

< Đến ngã 3 Cổng Xanh, dĩ nhiên là mình rẽ phải đi Phú Giáo. Vị trí nơi này tại đây.

Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài...

< Đường xa tít tắp. Đây chính là TL741 trên vị trí xã Phước Hòa. 6 làn đường rộng thênh thang với dải phân cách cứng chính giữa, chạy sướng hơn nhiều so với QL14, thậm chí ngon hơn nhiều đoạn trên QL1A.

< Trạm thu phí đường ĐT 741 đoạn Đồng Xoài – Phước Long mức giá áp dụng tùy vào từng loại phương tiện, dao động từ 10.000 – 80.000 đồng/vé/lượt. Xe gắn máy thì free.

< Tính từ Cổng Xanh đi đến Phước Long, mình qua ba bốn trạm thu phí thì phải. Vậy nhưng xác đáng hơn cung đường QL14: chắp vá tà la nhưng vẫn thu phí đủ!

< Trên cầu Phước Hòa mới bắc ngang con sông Bé, nhìn phía phải là cây cầu cũ - vị trí ở đây.

Bình Dương không phải là một địa phương mạnh về du lịch nhưng vẫn có những nơi đáng để tham quan, ví dụ như: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu, Làng tre Phú An, Chùa Hội Khánh, Sân golf Sông Bé, Hồ Bình An, Làng sơn mài Tương Bình Hiệp, Làng nghề gốm sứ (ở các xã Hưng Định, Thuận Giao, Bình Hoà (huyện Thuận An)...
Trên đường về, theo lộ trình khác thì mình sẽ có dịp giới thiệu lại thành phố trẻ và năng động này, bạn nhé.

< Qua cầu là vào địa phận xã Vĩnh Hòa, ảnh là nhà thờ giáo xứ cùng tên.

< Qua cây cầu nhỏ có tên là Vàm Vá thì mình vào địa phận thị trấn Phước Vĩnh. Ảnh là Trung tâm Hành chính huyện Phú Giáo với cổng chào thật 'ngon cơm'.

< Rời thị trấn, đường vẫn thênh thang. Tốc độ cho phép với xe 2 bánh là 50km/h do đây là tỉnh lộ, còn nếu muốn cộng thêm 10 thì... tùy hỉ ở bạn!

< Một ngõ rẽ vào đường cụt bên phải, rộng thênh thang. Dường như người ta chuẩn bị cho một công trình gì đó.
Cũng chỗ này, có bảng quảng cáo về cáp treo núi Bà Rá dù từ đây đến đó vẫn còn quá xa...

< Công trình kia chưa có, chỉ hiện diện 'công trình' chỉnh chu này: trạm thu phí Tân Lập - vị trítại đây.

< Qua Tân Lập, Tân Tiến... thì sẽ đến thị trấn Tân Phú. Thị trấn Tân Phú (là huyện lỵ) thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Lúc này tốc độ chỉ giới hạn 40km/h cho xe gắn máy, đường vắng nên mình 'cộng thêm' tí (he he).

< Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ tại Tân Phú. Đẹp nhưng có lẽ thiếu bóng dáng cây xanh trên vùng đất đầy nhiệt này.

< Mình ghé cây xăng đổ cho vợ hai 3 lít, từ Cổng Xanh đến đây mới thấy Petrolimex vì đây là lãnh địa của xăng dần Thalexim. Sẳn dịp vào rửa mặt cho tỉnh táo.
À, trong các chuyến đi xa: nếu cây xăng nhiều thì mình thường đổ mỗi lần chút một, phòng ngừa xăng... dỏm. Hồi sau mình đổ thêm một lần đầy bình, chạy về đến nhà vẫn chưa si nhê.

< Cổng chào thị xã Đồng Xoài, phía trái là bệnh viện Thánh Tâm vừa xây dựng.
Trời nắng gắt, chạy xe thì không sao nhưng dừng lại một tý là đượm mồ hôi.

< Lúc này, dải phân cách giữa đã là bồn hoa.

< Qua một ngã 3 lớn: con đường TL741 bây giờ mang tên là Phú Riềng Đỏ. Bọn mình lại thấy bảng quảng cáo của cáp treo Bà Rá chểm chệ trên dải phân cách.

Đồng Xoài chính là một thị xã của tỉnh Bình Phước, được xem là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh. Đồng Xoài có vị trí thuận lợi nằm trên giao lộ giữa Quốc lộ 14 và tỉnh lộ 741, nối liền với các tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, …

< Ngã 4 Đồng Xoài đây, đường cắt ngang chính là QL14. Nếu rẽ trái, chạy khoảng 600m sẽ thấy tượng đài Chiến Thắng Đồng Xoài.

Toàn thị xã có hơn 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Dù chỉ chạy ngang qua thôi nhưng mình cũng nhận thấy rằng nơi đây rất phát triển, đường xá tấp nập.


< Mình thì chạy thẳng hướng về Phước Long.

< Rời khỏi thị xã, bất ngờ bọn mình gặp ngay chốt bắn tốc độ của CSGT: anh bên phải đang hướng 'súng' về phía bọn mình, anh phía ngoài cầm gậy GT. Mình đang chạy 49km/h... nhưng đang ở tuyến ngoài (do tránh xe đang đậu) nhưng không báo signal, tấp vào không kịp.
Bỏ xừ, vậy là 'dính quả' rồi!








Mình nhắm chắc là thế nào cũng nhận một biên bản phạt và khối chuyện rắc rối từ việc chạy lấn một vài tấc này! Vậy nhưng: hai xe gắn máy chạy phía trước còn lấn nhiều hơn nhưng không bị ngoắc vào. Và bọn mình cũng thế: họ nhìn nhưng... không có phản ứng gì, vậy là qua!

< Hai chiếc xe phía trước không bị phạt lỗi vượt tuyến, vậy là mình cũng ổn!

Hú hồn, ở Đồng Nai thì khó tránh được 'cái sự phạt' cho dù lỗi bé cỏn con - chắc chắn sẽ vừa tốn tiền, vừa mất nhiều thời gian để móc ví chuộc lỗi tại kho bạc nhà nước, âu cũng là cái sự hên!

< Từ đây về đến Phước Long sẽ còn 45km nữa theo cột cây số bên đường.

Trong thật tế, dạo này mình tuân thủ luật giao thông đường bộ lắm; nhất là nhìn kỹ những bảng giới hạn tốc độ ven đường, kế là trong trường hợp ni: dù vạch liền nhưng tránh xe đậu phía trong thì cũng phải báo signal để vượt, vậy nhưng lại quên.

Ra khỏi thị xã Đồng Xoài, qua cổng chào tạm biệt màu đo đỏ: bọn mình hướng về Phước Long vẫn trên con đường Phú Riềng Đỏ, tức là TL741. Cọc kilômét ven đường cho biết còn 45km nữa sẽ đến, coi bộ khá nhanh.

< Trạm thu phí số 1 Đồng Xoài - Phước Long, vị trí trạm nàytại đây, mé phải có trạm trộn bê tông y như trong bản đồ Wikimapia.

Bọn mình lại tiếp tục gặp trạm thu phí thứ 3 trong chuyến, đây chính là Trạm thu phí số 1 Đồng Xoài - Phước Long. Vậy nhưng việc 'chạy qua và móc bóp' chỉ dành cho xế bự, xế nhí vẫn free.

Chút thông tin về con đường tỉnh lộ này:

< Đường Phú Riềng Đỏ lúc này trở lại tên TL741, vẫn thật rộng rãi.

Tỉnh lộ 741 là tuyến đường bộ liên tỉnh dài 152 km đi qua các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông.
Điểm bắt đầu tại chân cầu Phú Cường thuộc xã Chánh Mỹ thị xã Thủ Dầu Một đi qua các xã Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, phường Hiệp An, xã Định Hòa (thị xã Thủ Dầu Một), Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa (huyện Bến Cát), xã Tân Bình (huyện Tân Uyên), thi trấn Phước Vĩnh (huyện Phú Giáo), thị xã Đồng Xoài, thị trấn Thác Mơ (tỉnh Bình Phước), với điểm cuối giao nhau với tỉnh lộ 686 tại thôn 2 xã Quảng Trực huyện Đắk R'Lấp tỉnh Đắk Nông.

< Phía trước là trung tâm xã Thuận Lợi với nhà cửa lôm xôm.

Tỉnh lộ 741 giao nhau với quốc lộ 13 tại ngã tư Sở Sao (thị xã Thủ Dầu Một), ngã ba Cổng Xanh (huyện Tân Uyên), giao với tỉnh lộ 747 đi thị trấn Uyên Hưng và tỉnh lộ 742 đi khu liên hợp (thành phố mới Bình Dương), giao nhau với quốc lộ 14 tại ngã tư Đồng Xoài.

< TL741 đoạn này thi thoảng lại lên dốc xuống đồi, nhưng đồi thấp thôi.

Ngoài ra tỉnh lộ 741 còn đi qua vườn quốc gia Bù Gia Mập tại huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Năm 2007 tỉnh lộ 741 được nâng cấp mở rộng giai đoạn 1; đoạn từ Tân Bình tới thị xã Đồng Xoài thành có 6 làn xe. Hiện nay giai đoạn 2 đang được thi công ở đoạn từ ngã 3 Cổng Xanh tới ngã tư Sở Sao thị xã Thủ Dầu Một.

< Vào trung tâm xã Phú Riềng, đây chính là bùng binh cùng tên - vị trítại đây.

Nói chung, đây là con đường tốt - tốt cả chất và lượng, CSGT không quá khó. Còn trạm thu phí thì nơi nào cũng thế thôi, vẫn đáng cho bạn đưa vào cung đường thay thế cho QL13.

< Rời khỏi Phú Riềng, từ đây đến Phước Long chỉ còn 29km nữa thôi.

Qua xã Thuận Lợi (nơi có khu du lịch Hồ Suối Lam) thì vào xã Phú Riềng, đây cũng chính là một trong những nơi xẩy ra sự kiện Phú Riềng Đỏ. Phú Riềng Đỏ là một trong những phong trào công nhân đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện bởi các công nhân cao su tại đồn điều Phú Riềng, Biên Hoà (nay thuộc địa phận tỉnh Bình Phước). Phong trào này đã gây tiếng vang lớn trong lịch sử và là mốc mở đầu cho các phong trào công nhân khác của Việt Nam chống lại thực dân Pháp trong thập niên 1930...

< Sắp đến Bù Nho, bọn mình lại gặp trạm thu phí số 2 Đồng Xoài - Phước Long. 
Vị trí tram này tại đây.

< Vào trung tâm xã Bù Nho. Bù Nho là một xã thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Xã Bù Nho có diện tích 36,93 km², dân số năm 1999 là 7942 người, mật độ dân số đạt 215 người/km².

< Trung tâm thương mại xã Bù Nho đây.

... Sau Thế chiến thứ nhất, tư bản Pháp, dẫn đầu bởi công ty Michelin, bắt đầu ồ ạt thực hiện đầu tư khai thác và phát triển các đồn điền cao su tại Việt Nam. Trong quá trình phát triển đầu tư các đồn điền cao su, tư bản Pháp, dưới sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền thuộc địa, đã bóc lột thậm tệ và tàn nhẫn sức lao động của những người công nhân cao su Việt Nam.
< Rời Bù Nho, mình thấy bảng quảng cáo của Lâm Viên Mỹ Lệ. Phía xa xa là núi Bà Rá chơi vơi giữa một vùng trời rộng lớn.

Thời bấy giờ người ta thường ví đồn điều cao su Phú Riềng như "Địa ngục trần gian", nơi mà "Mỗi cây cao su mọc lên là có một người công nhân Việt Nam ngã xuống".

Lỡ lầm vào đất cao su,
Chẳng tù thì cũng như tù chung thân.

< Cổng vào Lâm viên Mỹ Lệ đây. Nơi này là một khu du lịch sinh thái rộng 72 hecta với rừng điều đầy trái chín đập ngay vào tầm mắt tiếp nối những con đường rợp bóng sakê, tỏa hương ngào ngạt. Phóng tầm mắt toàn cảnh, ta thấy mình như quá nhỏ bé với khung cảnh sơn thủy hữu tình rộng lớn này. Tại đây có khung cảnh đồi chè Oolong, có khung cảnh miền sông nước Nam Bộ, vườn bách thú, hồ câu cá...

< Vào địa phận thị xã Phước Long, đây chính là trung tâm phường Phước Bình - Nghe đồn rằng tại đây có quán lẫu dê ngon lắm nhưng có lẽ không có thời gian ghé thưởng thức.

< Tại Phước Bình cũng nhìn thấy rất rõ núi Bà Rá, núi thuộc phường Thác Mơ.

Gần 12.000 công nhân cao su trong 45.000 công nhân tại đồn điền đã bỏ mạng trong khoảng thời gian 1917-1941 do chế độ lao động hà khắc và khí hậu khắc nghiệt tại đây.
Do chế độ đối xử tàn nhẫn và hà khắc của chủ đồn điền và quản đốc cuối những năm 1928-1929 một số vụ nổi loạn của công nhân đã diễn ra. Nổi bật là cuộc đấu tranh do Nguyễn Đình Tứ khởi xướng, đã giết chết 6 quản đốc người Pháp. Những người nổi loạn đã bị đàn áp giã man, nhiều người trong số họ bị bắn chết tại chỗ, chặt đầu, xử tử và tù đày. Nguyễn Đình Tư bị xử từ hình tại Sài Gòn.

< Qua một trạm CSGT (mình chạy vẫn đúng luật nhé) thì thấy Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Phước Long.

Cuộc đấu tranh của những người công nhân cao su tại Phú Riềng đã gây một tiếng vang trong dư luận lúc bấy giờ. Đầu năm 1928, theo chỉ thị của Ngô Gia Tự, Nguyễn Xuân Cừ và Trần Tử Bình đi vào tổ chức quần chúng. Họ đã thiết lập Nghiệp đoàn Cao su Phú Riềng với thành viên là 1/3 tổng số những người lao động tại Phú Riềng. Nghiệp đoàn đã đấu tranh với chủ đòi giảm bớt đánh đập, chống cúp lương vô lý, đòi cải thiện sinh hoạt.

< Chạy thêm một đoạn nữa là vào địa phận phường Thác Mơ nằn ngay chân núi Bà Rá.


< Đường Hồ Xuân Hương chạy dài phía Bắc núi là một trong vài con đường trung tâm tại đây...

Ngày nay, trên một đỉnh đồi có địa hình tương đối bằng phẳng, Công ty cao su Đồng Phú đã xây dựng đài tưởng niệm Phú Riềng Đỏ cao 10m, chân tượng dài 3,4m ngang 1,7m - trên đỉnh tượng đài có biểu tượng búa liềm. Xung quanh tượng đài là những lô cao su non và dưới đồi là con suối chạy uốn quanh.
Ngày 12/2/1999 Nhà nước ta đã công nhận đây là di tích lịch sử cấp quốc gia.

< Cứ chạy theo con đường này sẽ thấy cáp treo núi Bà Rá phía bên phải, thêm tý nữa là đến tượng Đức Mẹ và ngõ lên đồi Bằng Lăng...

< Nhưng lúc này, quan trọn nhất là phải tìm phòng trọ cái đã. Chạy tới lui vài lần, bọn mình chọn nơi này: nhà trọ H & D nằm trong con hẻm cụt, mát.

H & D có 3 dãy phòng trọ: 2 dãy có máy lạnh (giá 140k - 120k), dãy quạt (70k). Mình chọn phòng 120k, phòng rộng, wifi rất mạnh nhưng nước vòi sen thì như trâu... tè, hi hi.

< Việc kế tiếp là qua bữa trưa, quán ngay trước chợ Phước Long đây, giá 20k/dĩa, trà đá free.
Lúc này đã là 11h trưa.

< Về tắm rửa cho hết bụi đường, định nằm nghỉ một tý cho lại sức nhưng cuồng chân nên bọn này lại đi - phượt mà, ở nhà ngủ đã rồi!















.

Đây là thị xã Phước Long, những thông tin từ mạng về nơi này như sau:
Phước Long là một thị xã thuộc tỉnh Bình Phước. Phước Long được thành lập từ ngày 11 tháng 8 năm 2009, phía đông giáp huyện Bù Đăng, các phía Bắc, Tây và Nam giáp huyện Bù Gia Mập.

< Bọn mình dẫn xe ra khỏi nhà trọ và đi. Lúc này chỉ mới 1h30 trưa, nắng nóng kinh khủng.

Huyện Phước Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 huyện Bù Đốp, Phước Bình và Bù Đăng theo Quyết định số 55-CP ngày 11 tháng 3 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ. Lúc ấy huyện Phước Long thuộc tỉnh Sông Bé.

< Bà xã mình nhắm trước tiên là chỗ này: Trường PT Dân tộc Nội trú xã Phước Long. Đem theo mấy ký kẹo và bánh, vậy nhưng nhìn vào không thấy học sinh nào - thật tiếc, có lẽ cuối tuần nên các em đã về nhà hết rồi...

Năm 1988, nhập xã Phú Riềng từ huyện Đồng Phú vào huyện Phước Long. Từ năm 1997 huyện Phước Long thuộc tỉnh Bình Phước mới được tái lập. Ngày 9 tháng 2 năm 1987 tách một số xã của 2 huyện Phước Long và Bình Long để lập huyện Lộc Ninh.

< Trước chuyến đi đã nghe nói về cà phê Thượng Nguồn tại Phước Long, vậy nên chỗ ni là điểm ghé tiếp theo.
Dẫn xe vào bãi (không phí), bọn mình gọi nước (25k cho một chai chanh soda + ly cà phê đá) rồi theo những bậc thang đá xuống suối - Vị trí quán này ở đây.

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP, huyện Phước Long được tách thành thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập. Thị xã Phước Long mới thành lập thuộc tỉnh Bình Phước trên cơ sở điều chỉnh 11.883,93 ha diện tích tự nhiên và 50.019 nhân khẩu của huyện Phước Long.

< Dòng thác giả của quán: cục mịch nhưng cũng làm giảm cái nóng phần nào trong mùa hè, nước được cung cấp bằng hồ nước phía trên...

Địa giới hành chính của thị xã Phước Long: Đông giáp huyện Bù Đăng, Tây, Nam, Bắc giáp huyện Bù Gia Mập. Thành lập các phường thuộc thị xã Phước Long: bao gồm phường Long Thủy, Thác Mơ, Sơn Giang, Phước Bình, Long Phước. Như vậy thị xã Phước Long có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường nói trên và hai xã là Long Giang và Phước Tín.

< Dòng suối ngoài kia cạn nước do mùa khô, cũng do đập thủy điện Thác Mơ trên kia không xã nước. Vậy nhưng cũng có một vài cặp tình nhân đang săn ảnh.

< Lựa chỗ ngồi mà mình thích rồi an tọa. Tiếp viên của  quán sẽ bưng thức giải khát xuống tận nơi.
Ảnh là một trong những hồ nước nhỏ, ven chỗ bọn mình ngồi - người ta xả nước ở hồ trên kia xuống đây, hồ này tràn chảy xuống dòng thác nhân tạo bên dưới, từ dưới lại bơm nước lên hồ trên cao...

< Mình săn ảnh. Cô bé bên cạnh thật dễ thương nhưng mình chụp... hư, tệ thật!

Huyện Phước Long (cũ) còn lại 173.612,94ha đất tự nhiên và 147.967 nhân khẩu được đổi tên thành huyện Bù Gia Mập. Huyện Bù Gia Mập có 18 đơn vị hành chính là: xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Thắng, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Đa Kia, Phước Minh, Bình Tân, Bình Sơn, Long Bình, Phước Tân, Long Hưng, Bù Nho, Long Hà, Phú Riềng, Phú Trung và xã Long Tân. Huyện Bù Gia Mập Đông giáp huyện Tuy Đức (tỉnh Đăk Nông) và huyện Bù Đăng; Tây giáp huyện Hớn Quản, Lộc Ninh và Bù Đốp, Nam giáp huyện Đồng Phú, Bắc giáp nước bạn Campuchia.

< Nhúm ráng ký sinh bên gốc si già.

Sau khi thực thi Nghị quyết này của Chính phủ, tỉnh Bình Phước sẽ có 10 đơn vị hành chính trực thuộc đó là: thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện: Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng.
< Dòng suối đá ngoài kia cũng có cái đẹp... không nước. Theo người địa phương: đây là dòng sông Đăk R’lấp, trước kia vẫn chảy vào hồ Thác Mơ.

< Vậy nhưng dấu tích dòng nước vẫn lộ rõ: nước chảy đá mòn, tạo ra vô số những lỗ hổng tròn kỳ lạ.

< Dưới kia, người ta đang chụp hình cô dâu chú rể.

Các điểm tiềm năng du lịch tại Bình Phước có thể kể như:

Hồ suối Lam: ở khu vực xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước (trên đường bọn mình đi có chạy ngang qua).
- Thác số 4: ở khu vực Quản Lợi, huyện Hớn Quản.
- Hồ Sóc Xiêm: ở khu vực Lợi Hưng, huyện Hớn Quản...


< Một trong những mái nhà cho khách ngồi hóng... nắng. Thật vậy đấy, không có miếng gió nào cả. Nhiệt độ lúc này trong bóng râm có lẽ không kém thân nhiệt mình là bao.

Tràng Cỏ Bàu Lạch: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng (mùa khô, trảng cỏ cháy vàng, không đẹp như mùa mưa).
- Khu vực núi Bà Rá: ở khu vực Thị xã Phước Long - Bình Phước (bọn mình sẽ lên núi ngày hôm sau).
- Hồ Thác Mơ: hồ thủy điện (rộng lớn nhưng mùa khô giảm diện tích nhiều)...

< Vậy nhưng mình không nề hà gì, vẫn có những quang cảnh đẹp đó chứ.

- Thác Dakmai: ở khu vực Thị xã Phước Long.
- Thác Đứng: ở khu vực xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng.
- Thác Voi: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng.
- Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên: ở khu vực huyện Bù Đăng và Đồng Phú.
- Đập Bà Mụ: ở khu vực huyện Đồng Phú.

< Một trụ sắt được dựng giữa lòng suối cạn, không biết để làm gì. Tít xa là cầu Thác Mẹ (bọn mình sẽ ghé sau).

- Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: ở khu vực xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập.
- Cầu 38: ở khu vực xã Minh Hưng và Đức Liễu, huyện Bù Đăng.
- Thác Mơ: nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Bà Rá, ven chân núi...
Riêng về các thác tại Bình Phước thì mùa khô không có hoặc có rất ít nước. Muốn thưởng lãm, bắt buộc phải đi vào mùa mưa.

< Vô số những hòn đá có hình dáng lạ kỳ dưới lòng suối cạn.

< Những cô bé tuổi teen chạy loanh quanh phía trên.

< Đá và những vũng nước còn lại. Bây giờ thủy điện 'xả một phát' là mình... đi luôn, hết còn than thở mãi câu chuyện 'thủy điện giết thác'!

< Cầu Thác Mẹ nhìn rõ hơn ở vị trí này đây.

< Dòng nước ít ỏi đang rỉ rả tuông chảy theo vách đá.

< Nhìn về hướng thượng nguồn. Nếu đi theo dòng sông này sẽ qua mấy cái thủy điện là Thác Mơ, Bù Cà Mau... rồi gặp tiếp hồ thủy điện Cần Đơn cạnh rừng QG Bù Gia Mập.

< Hơn 2h30, bọn mình lấy xe rồi trở ra. Con dốc đất đỏ vào cà phê Thượng Nguồn khá dốc nên nửa kia... đi bộ.

< Nhờ đi bộ nên mới chộp được tấm ảnh này: mình mãi tít phía trên đầu dốc.

< Trở ra đường Hồ Xuân Hương, bọn mình chạy qua khu vực cáp treo núi Bà Rá (chỗ này sẽ lên sau vậy) và tìm nhánh rẽ trái qua cầu Thác Mẹ - vị trí cầu tại đây.

< Trên cầu, nhìn về phía thượng nguồn...

< ... và hạ nguồn: lòng sông trơ đá đỏ, quán Thượng Nguồn tít đàng kia.

< Cầu Thác Mẹ đây, chỉ giới hạn 10T. Vậy nhưng 'xe bự' vẫn chạy ngang khiến cây cầu cứ rung rung...
Lúc về bọn mình sẽ đi bằng con đường này xem nó thế nào, còn bi giờ thì trở ra viếng Đức Mẹ Vô nhiễm Thác Mơ phía bên kia đường - vị trí tại đây.

Đức Mẹ Thác Mơ là tên gọi một tượng đài dành kính Đức Mẹ Maria của người Công giáo được xây dựng tại thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long (nay là Phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Đây là trung tâm hành hương của Giáo phận Buôn Mê Thuột.

< Ở đây có khuôn viên rộng, rất nhiều ghế đá xếp đều hai bên, dưới những tàn cây xanh mát.

Ngày 8 tháng 12 năm 1960, Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm lễ đặt tượng và khánh thành Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ. Tượng đài Đức Mẹ Thác Mơ được bao quanh bởi ngọn Bà Rá hùng vĩ và dòng sông Đăk R’lấp.

Suốt một thời gian dài sau năm 1975, tượng đài Đức Mẹ Thác Mơ hầu như ít người ghé thăm. Từ năm 1991, Giáo phận Ban Mê Thuột tiếp nhận Hạt Phước Long, Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ mới bắt đầu lập lại chương trình hành hương cấp giáo phận do Giám mục giáo phận chủ sự vào ngày lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm (8 tháng 12).

Ngày 25 tháng 5 năm 1995, linh mục Phaolô Võ Quốc Ngữ đã tiến hành trùng tu, trồng thêm cây xanh, sửa sang lối đi, sân vườn. Năm 2004,linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc xây dựng lễ đài, tường rào và cổng chính của Trung tâm hành hương.

Ngày 1 tháng 9 năm 2006, Tòa Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột đã ra văn thư số 12/06/VT về việc nâng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ trở thành Trung tâm hành hương cấp Giáo phận và trao quyền Phụ trách Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ cho Linh mục Quản xứ giáo xứ Phước Long.

Từ đầu năm 2008 đến nay, cứ vào ngày 13 hàng tháng, các giáo xứ trong Giáo hạt Phước Long luân phiên phụ trách thánh lễ đồng tế cho các phái đoàn hành hương từ các nơi đổ về tôn kính Mẹ. Cùng với Đức Mẹ Giang Sơn, đây là một trong hai trung tâm hành hương cấp giáo phận của Giáo phận Buôn Mê Thuột.

< Chơi một hồi rồi mình chạy ra. Vẫn theo con đường trên, chạy thêm một đoạn nữa sẽ đến một ngã 4 có bùng binh cỏ chính giữa. Đi ngã nào đây?

Bản đồ Wikimapia mà mình có chụp sẳn nhưng bỏ ở nhà nghỉ, chỉ nhớ loáng thoáng rằng có một ngõ dẫn lên đồi Bằng Lăng, hai ngõ còn lại là con đường chạy quanh núi: nhánh trái có lối dẫn ra trung tâm thị xã, lối còn lại  thì có nhánh rẽ ra Phước Sơn, Phước Lộc, Phước Tín...
Mình thử lên đồi Bằng Lăng trước cái đã.


 Đồi Bằng Lăng là một khu vực bằng phẳng nằm ở khoảng 1/5 độ cao so với đỉnh. Con đường ngoằn ngoèo lên đồi được trải nhựa, xe gắn máy và xe ô tô có thể chạy lên đến đây không quá khó khăn.

< Đường lên đồi Bằng Lăng. Nếu tính từ Cáp treo Bà Rá, theo đường Hồ Xuân Hương đến đây sẽ gặp 3 nhánh rẽ: nhánh giữa chình là đường lên đồi Bằng Lăng, 2 ngõ còn lại chạy vòng núi.

Trên đồi Bằng Lăng có nhà bia tưởng niệm ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...

< Đường lên đồi Bằng Lăng quanh co như những con đèo bọn mình thường đi. Tuy nhiên dốc không cao, cua cũng không quá gắt.

... Năm 1925, thực dân Pháp cho xây tại chân núi một nhà tù lớn để giam cầm bọn trộm cướp, chính trị phạm, những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án...

< Hết con đường lên đồi thì gặp một khoảng sân rộng, bằng phẳng. Ngay công có bảng Di tích núi Bà Rá.

... Năm 1941, họ xây dựng thêm khu C để giam cầm những tù chính trị. Bọn cai tù dùng nhiều thủ đoạn dã man để tra tấn tù nhân nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, các chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù này thành nơi đấu tranh.

< Phía đối diện là một công trường đang xây dựng, nghe nói là đài phát sóng gì đó.

Trong chiến tranh chống Mỹ, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá căn cứ quân sự rất hiện đại có cả sân bay trực thăng mà dấu tích bây giờ vẫn còn. Sân bay chủ yếu để kiểm soát toàn bộ vùng Miền Đông Nam Bộ...

< Những bậc thang dẫn lên đền thờ Liệt sĩ.

< Phía trên có bàn thờ như thế này đây.

... Vậy nhưng quân ta vẫn bí mật xây dựng những cứ điểm xung quanh núi để đánh phá địch liên tục gây nhiều tổn thất nặng nề.
Những chiến công của Bà Rá cũng góp phần trong công cuộc Giải phóng Phước Long thắng lợi vẻ vang ngày 6 tháng 1 năm 1975.

< Từ trên đây, nhìn xuống khoảng sân phía dưới với cột cờ là trung tâm.

Sau 75, tại đây có khoảng sân rộng và một trạm kiểm lâm, những bậc thang lên đỉnh núi cũng có nhưng đường đi hiểm trở (sau này được sửa chữa lại).

< Bên phải khoảng sân là nơi dâng hương Hồ Chủ Tịch.

Hiện tại, người ta đang xây dựng một tòa nhà gì đó khá lớn. Đứng lưng chừng núi ở đồi, du khách có thể ngắm nhìn thị trấn Thác Mơ xinh đẹp  mình dưới những rặng cây xanh, xa xa hồ Thác Mơ lãng đãng trong sương mỏng.

< Len theo bên phải căn nhà đang xây, sẽ thấy đường bộ dẫn lên đỉnh núi Bà Rá.

Ngày Thương binh liệt sĩ 25/7 hàng năm, thị xã Phước Long thường tổ chức lễ dâng hương tại đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn tại đồi bằng lăng.

< Những bậc đá lúc thoải, lúc gắt - lúc rẽ phải, lúc quẹo trái. Xem ra dễ đi nhưng phải phải bước lên cao đến 1.767 bậc lận đó nha!

Từ đồi Bằng Lăng, có một lối đi được kiến tạo bằng 1.767 bậc tam cấp bằng đá để lên đến đỉnh núi cao 723m so với mực nước biển.

< Bảng cấm săn bắt thú rừng có vẽ con nai, vậy nhưng chắc hổng còn nai.

Thông thường, du khách sẽ chia cuộc hành trình thành hai đoạn: Từ chân núi lên đồi Bằng Lăng và từ đồi Bằng Lăng vượt dốc len đỉnh núi.

< Mình tròn mắt khi nghe anh bí thư chi đoàn này nói anh hôm nay anh phải lên đến 5 lần!

1.767 bậc thang nghe phát... ớn nhưng theo nhiều anh trong chi đoàn thanh niên đang tham quan tại đây, trong ngày đó đã có người đi bộ lên đến lần thứ... 5 trong ngày, chỉ do tại công việc mà thôi.

< Nhóm đoàn viên thanh niên vừa trên núi xuống.

Và nếu du khách chịu thua con đường lên núi khó nhọc ni thì có thể lên đỉnh bằng cáp treo, chỉ mất 15 phút thôi với giá vé là 50k/chặng, tức là bạn có thể lên bằng cáp - xuống bằng đường bộ - vậy là chỉ tốn nửa tiền.

< 3h30, bọn mình rời đồi Bằng Lăng, chạy xe xuống phía dưới trong ánh nắng chiều vàng hoe.

Cáp treo Bà Rá, và đỉnh núi: mình sẽ tường thuật lại rõ trong bài sau.

< Mình chụp ngọn núi Bà Rá từ ngã 4 chạy lên, bà xã thì chụp núi và cả mình. Vị trí nơi này tại đây.

< Còn khá sớm nên bọn này rẽ trái, chạy theo con đường nhỏ vòng quanh núi (đường này xe 4 bánh chạy ok).

< Hai đứa bé ngồi chơi trước nhà, đứa nhỏ téo tròn ủm, trần truồng, chỉ quấn quanh bụng chiếc khăn trông như cái khố của sumo. Nửa kia chia phần kẹo cho hai đứa, mỗi đứa một nắm to.

< Đường vòng vo, hai bên bạt ngàn toàn là điều với điều. Đến Phước Long vào mùa điều chín, bạn sẽ có dịp ngửi cái hương vị kỳ lạ này.

< Đong đưa bóng cỏ lau ven con đường vắng, hiếm thấy bóng người. Trên con đường có lối vào KDL Thác Mơ nhưng mùa này kiệt, không có nước.

< Có đoạn thẳng, có đoạn cong, lúc lên, khi thì lại xuống dốc. 

Chút thông tin về Thác Mơ:

Thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Bà Rá. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi. Dưới chân núi là hồ nước trong veo, lung linh tựa bức tranh thiên nhiên ba chiều. Ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, du khách sẽ được thoả sức ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ của núi non, mây trời. Nhìn từ dưới lên, thác nước như một chiếc thang mây trắng xoá bồng bềnh.

< Đường quanh núi ni cũng có nhánh rẽ đi Phước Tín, Phước Sơn và đập Phước Lộc.

Thác thứ nhất nước đổ dữ dội, tung bọt trắng xoá. Thác thứ hai êm dịu hơn, nước chảy thành chùm len qua từng kẽ đá. Dưới chân thác là một hồ nước nhỏ trong vắt. Nếu du khách thích mạo hiểm có thể lặn ngụp dưới đáy hồ để chiêm ngưỡng những hang động kỳ ảo với những nhũ đá đủ các hình thù...
< Có một điều mình quên đề cập đến khi vào địa phận Phước Long: 'mùi' thành phố quen rồi, mùi bụi đường cũng thế. Vậy nhưng khi đến vùng ven thị xã Phước Long thì bạn sẽ ngửi thấy một mùi thoang thoảng khắp nơi.
Không hẳn là thơm nhưng cũng chả thủm...
Hồi sau mình mới rõ đó là mùi trái đào lộn hột (điều) chín rộ.

< Phía xa xa đã thấy thấp thoáng nhà, hồi nữa sẽ gặp nhánh rẽ ra TL741 để vào trung tâm thị xã. - bọn mình vẫn chạy thẳng...

Thác thứ ba là ngọn thác cao nhất trong quần thể thác Mơ. Nước từ trên cao dội xuống như một máng nước khổng lồ. Hơi nước và hơi đá toát ra vẻ lành lạnh sẽ xua tan mệt mỏi, tạo hưng phấn cho du khách tiếp tục chinh phục đỉnh núi...
Vậy nhưng mùa khô năm hạn: thác Mơ sẽ trở thành giấc mơ thật!

< Thêm một đoạn dài, đột nhiên đường cáp treo núi Bà Rá xuất hiện ngay trên đầu - a, sắp giáp vòng núi rồi. Vị trí nơi nàytại đây.

< Vậy là dừng lại nghỉ chân, ngắm cảnh vật. Chiều thứ 7 vắng, cáp treo không thấy chạy.

< Đường cũng vắng, chỉ có những cây điều là xum xuê...

< ... chín mùi rồi rụng đầy đất. Sao người ta không thu hoạch nhỉ, điều là mặt hàng xuất khẩu giá trị khá cao...

< Lại có những nhúm trái đã được ngắt hạt rồi bỏ trên đất. Có lẽ lâu lâu người ta đi thu hoạch một lần bằng cách lấy hạt trên trái rụng, trái bỏ lại làm phân bón cây - không phải leo, khỏi phải hái, ít tốn tiền nhân công.



 Hơn 16h, bọn mình lại lên xe. Chỉ chạy thêm tầm 300 mét nữa là đến ngã 4 có nhánh rẽ lên đồi Bằng Lăng, vậy là đã chạy giáp vòng quanh núi Bà Rá - chiều dài con đường này khoảng 11,5km với nhiều dốc, cua khá đẹp giữa các vườn điều.

< Bọn mình trở ra ngã 4, bi giờ sẽ khám phá một phần Hồ Thác Mơ xem thế nào.

Ngược lại đường Hồ Xuân Hương, mình lại quẹo vào ngõ cầu Thác Mẹ để tìm đường ra hồ Thác Mơ. Qua một dốc đứng có cua gắt, mình gặp một ngã 4 đường nhựa, rẽ trái là đi ra đường TL741 còn chạy thẳng sẽ ra một trong những đập ngăn dòng của hồ thủy điện Thác Mơ - mình chạy thẳng.

< Qua cầu Thác Mẹ, lên một con dốc gắt rồi thì mình gặp ngã 4 (tại đây), bọn mình chạy thẳng gặp đường như thế này.

Thuỷ điện Thác Mơ nằm trên bậc thang đầu tiên trong tổng sơ đồ khai thác năng lượng của lưu vực sông Bé, thuộc địa phận thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, cách Tp. Hồ Chí Minh 170km về phía Tây Bắc...

< Con đường với nhiểu đoạn lên đồi xuống dốc, khá vắng xe. Nhiều đoạn trồng cây công nghiệp nhưng không phải cây điều.

Vận hành từ năm 1995 đến nay với hồ chứa 1,3 tỉ m³ nước, hai tổ máy, mỗi tổ 75MW, thuỷ điện Thác Mơ có nhiệm vụ chính là sản xuất điện, điều tiết lũ cho hạ du kết hợp nuôi trồng thủy sản và 'du lịch'.

< Mình dừng lại nhiều lần, đơn gian chỉ muốn tìm ít tấm ảnh đẹp. 'Đường vắng' với dân phượt là điều tuyệt vời.

Xem qua: sản xuất điện dĩ nhiên là mục tiêu chính. Những năm đầu mới đi vào vận hành, Thuỷ điện Thác Mơ đóng vai trò là một trong những nguồn điện chủ lực cho lưới điện miền Nam, đã tham gia khắc phục việc thiếu điện gay gắt lúc bấy giờ. Công trình chiến lược này còn là tiền đề để xây dựng hai nhà máy thủy điện bậc dưới là Cần Đơn và Srok Phú Miêng.

< Xuống dốc thả trớn, gió vi vu bên tai... rồi lại lên tiếp con dốc dài, hai bên chỉ toàn là rừng bụi trên vùng đất đỏ.

Riêng về nhiệm vụ 'điều tiết lũ', có lẽ đây là chuyện... nghe chơi vì thủy điện bao giờ cũng tính cái lợi cho mình, tức là tích nước càng nhiều càng tốt vì nước sinh ra tiền - hạ lưu thiếu nước thì... rán chịu. Còn lũ nhiều, nước hồ đến độ cao nguy hiểm thì buộc phải xã tràn dù hạ lưu có cần hay không cần nước...

< Từ đỉnh con dốc, mình ngắm máy rồi chụp ngược lại. Máu phượt nổi lên, cứ như thế này chắc làm nguyên cung đường ven hồ Thác Mơ quá, về nhà chắc sập tối luôn.

< Đổ dốc qua một rừng cây công nghiệp, mình thấy con đập bên dưới. Đây chỉ là một trong nhiều con đập của hồ Thác Mơ.

Nuôi trồng thủy sản thì đương nhiên, có nước phải thả cá tăng thêm nguồn lợi. Riêng vế 'du lịch' thì mình đang... kiểm nghiệm đây: con đường bọn mình đang chạy sẽ băng qua phần đập đầu tiên rồi đến nhà máy thủy điện Thác Mơ (cả phần đập có cổng lấy nước), đường sẽ kéo dài ven hồ rồi nối vào TL760 (có thông tin ghi 750), vượt sông bằng cầu sắt để đến Sóc Bom Bo...
< Dựng xe tạm ven đầu đập, mình thử xuống lòng hồ xem sao. Vị trí nơi này tại đây.

Sau khi qua cầu Dăk Lấp sẽ nối vào QL14 ngay ngã 3 Minh Hưng. Từ đây, theo QL14 trở ngược về đến ngã 3 Bù Na sẽ rẽ phải vào đường ĐT759 để trở về Phước Long, hoàn tất một cung đường 'du lịch' ven hồ. Cung đường này cũng có những nhánh rẽ nhỏ giúp ta vào các thôn bản ven hồ, thậm chí ra sát bờ hồ đấy - cứ chịu đi là tới hết.

< Sát mép hồ là những cây công nghiệp gì đó trồng thành hàng.

Vậy nhưng, chạy một hồi, đụng chuyện mới thấy việc hồ thủy Thác Mơ dành cho du lịch chỉ là chuyện... 'lơ tơ mơ'. Bạn xem tường thuật của mình ở phần dưới nhé.

< Dưới này nhìn lên: nửa kia đang cất khẩu trang, bao tay... vì nắng đã xế chiều rồi.

< Gần mép nước. Thật ra đây chỉ là một góc rất nhỏ của hồ - bạn xem lại vị trí nơi mình đang đứng trên bản đồ. Từ 'vụng' nước này có những nhánh thông ra hồ lớn ngoài kia.

< Đập nước phía dưới hồ nhìn lên, thân đập cũng là một con đường, đường này chạy thẳng đến nhà máy thủy điện, ngang đập chính và nối vào TL760.

< Chụp một phát rừng cây công nghiệp  xanh um nơi mình đứng rồi lại trở lên l.

< Con đường thẳng băng trên thân đập đây. Ngắm nghía một hồi rồi bọn mình sẽ thẳng tiến, chạy ngang qua đập chính  của thủy điện Thác Mơ để hướng về Đức Hạnh và chạy theo con đường ven hồ đi Sóc Bom Bo, QL14...

< Nhưng đó là chuyện sau, bây giờ khám 'điền thổ' nơi này cái đã. Bình Phước nói chung không dư thừa cảnh đẹp, nhất là trong mùa khô... nên gặp gì hay phải chộp liền!

< Thân trái của đập nước đây: thoai thoải, có đoạn trồng cỏ theo ô vuông, có khúc kè đá và bê tông... nhưng cỏ đang cháy khô màu đỏ úa.

< Từ giữa thân đập nhìn thấy rõ núi Bà Rá, xem cũng hay đó chứ?

< Xa xa, thấp thoáng bóng nhà cửa tại trung tâm thị xã Phước Long.

Lúc này mình bổng nghe ai quát to: 'Này, này'...
Xoay người nhìn lại thì thấy hai anh mặc sắc phục bảo vệ màu xanh, nón xanh... đậu xe ngay phía sau, trên đường.

< Còn mặt đập mé bên hồ đây. Mùa khô, kiệt nước... Chắc cũng không xa mực nước 'chết' là bao.

Tay bảo vệ trung niên hạch hỏi:
- Anh làm gì thế?
- Tôi ngắm và chụp hình, anh không thấy sao?
- Anh đi đâu vào đây, vào làm gì?
- Tụi tôi đi du lịch, có gì lạ đâu?
- Bây giờ đường này là đường cấm, anh lại đây...

Vừa lúc này thì có một xe gắn máy khác lại chạy vèo tới, trên đó có 2 chị gái và đứa trẻ, tay bảo vệ lại khua gậy "Này, này... dừng lại! đi đâu đó?". Xe dừng, khách trên xe ngơ ngác: "Tôi đi chụp hình". "Không đi được, quay lại đây!"

Mình đưa máy ảnh vào trong áo gió, kéo dây kéo, bước ngang hai 'ông cố' bảo vệ và nói:
- Cấm đường thì nên trưng bảng cấm ngoài kia để người dân đi ngã khác, không phải vào đây cho mất công. Bình Phước đã thiếu khung cảnh du lịch, lại gặp 'cấm cửa' thế này thì ngành du lịch địa phương các anh chỉ có ngáp ruồi. Bây giờ không cho đi thì tụi tôi trở ra.

Vậy là trở đầu xe ra, hứng khởi đã tiêu hao vì nắng nóng, bây giờ thì tan mất sạch!

Du lịch tại nhiều nơi được xem là 'kỹ nghệ không khói'. Bọn 'phượt' mình không tiêu xài nhiều, vậy nhưng cũng phải thuê phòng ở, cũng phải ăn tiệm, mua nước chai, mua vé cáp treo...v.v...
Quan trọng nhất là chuyến đi được tường thuật chi tiết trên Blog để quảng bá cho nhiều bạn khác...


Tất tật mọi thứ đó cũng góp một phần vào nền kinh tế địa phương đó chứ?

< Nhưng thôi, cụt hứng rồi thì trở về lại trung tâm thị xã Phước Long. Đây là góc đường Lê Quý Đôn - Trần Hưng Đạo (xéo sau lưng là nhà thờ giáo xứ Phước Long), nơi này có quán bánh xèo lề đường...

< Bánh xèo ngon, giòn - 10k/cái bánh lớn tráng kiểu miền Nam nhưng lại ăn kèm bánh tráng theo cung cách miền Trung.
Trà đá có sẵn, mát lạnh. Khi mới bắt đầu phượt, trà đá các nơi bọn mình không dám rớ cho dù khát cách mấy. 

Vậy nhưng sau này uống tất, nhất là trong tiết trời nóng như nung này - không chết ai mà lo, hi hi...

< 'Nửa kia' chưa đủ đô nên măm thêm gỏi cuốn + bánh chuối nếp nướng...

< Mình không hảo món này nên đi loanh quanh. Đây là đầu đường Đinh Tiên Hoàng - Lê Qúy Đôn.

< Mé trái là công viên hình tam giác nhỏ, mé bên kia có hàng quán, có quán chè đá... Tý nữa sẽ qua 'kiểm tra' cho biết.

< Bưu điện thị xã Phước Long đây.

< Trở xe lại một tua để ghé qua quán chè, trễ mất cảnh mặt trời lặn, thật tiếc!
Đây là hướng ngay hồ Thủy Long, ven hồ có Tịnh Xá Ngọc Phước.
Cụt hứng, vậy nên cả hai xử lý bằng cách ghé quán chè đá (hi hi).

< Măm chè xong, ghé công viên. Trong đây có gốc cây kỳ lạ này.

Tối, lại lên xe mang theo quà chạy ngang trường Phổ thông Dân tộc Nội trú xã Phước Long lần nữa nhưng trường vẫn cửa đóng then cài, không có ai...

Đành vậy, hôm sau là ngày chủ nhật: có lẽ sau khi lên đỉnh Bà Rá xong thì bọn mình sẽ về vậy, cắt ngắn chuyến đi.



 6h sáng hôm sau, bọn mình gọi người trông nhà nghỉ để mở cửa đi. Nhà nghỉ HD mở cổng ngoài, mở luôn cả công kéo gara để mình lấy xe ra đường.

< Công viên ngoài thị xã (ở đây), nơi ni là một trong 3 công viên tại phường Thác Mơ nếu không tính CV ven hồ Thủy Long. Tại tượng đài Chiến Thắng Phước Long (đường 6 Tháng 1, tức là TL741) còn có công viên nhỏ trưng bày xác chiếc máy bay Mỹ không còn cánh).

Hành trình hôm nay sẽ theo cáp treo lên đỉnh Bà Rá tham quan, 'nửa kia' có ý định lên bằng cáp, xuống bằng thang bộ. Tuy nhiên, đi cách này sẽ phải lội bộ một khoảng đường dài để trở lại nơi gởi xe; vậy thì hạ hồi phân giải, tính sau vậy.

< Con đường Đinh Tiên Hoàng cạnh công viên buổi sáng vắng, nhìn về phía đỉnh Bà Rá thấy đầy sương mù.

Mình nói về tâm điểm của chuyến đi: núi Bà Rá. Dĩ nhiên là trước khi lên núi, phải làm cữ cà phê sáng với gì đó lót bụng vì chắc trưa mới xuống núi.
Thông tin về Bà Rá dưới đây được tổng hợp từ internet, có 'quá hớp hay thiếu hớp' âu cũng là chuyện thường tình do ngành du lịch của người ta phải lăng xê danh lam thắng cảnh của chính mình chứ.

< Bạn còn nhớ gốc cây kỳ lạ này không? Gốc cây ẻo lả nằm giữa công viên, vậy nhưng rất vững chãi dù chắn chắn là cây đã thuộc hàng... trọng tuổi.

Trước tiên thì mình nói về tuyến cáp treo...

< Quán cà phê vườn DT741, tên quán trùng tên con đường thật dễ nhớ. Mình gọi ly cá phê đá, giá 12k.

Hệ thống cáp treo tại núi Bà Rá được đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan từ ngày 23/3/2010. Hệ thống cáp treo Bà Rá là dự án nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bà Rá - Thác Mơ, do Công ty Xây dựng - Tư vấn và Đầu tư phát triển Bình Phước làm chủ đầu tư...

< Và điểm tâm sáng bằng bún bò đầy thịt, giá 25k/tô, quán cũng trên đường Hồ Xuân Hương.
Xong bữa, ghé về nhà nghỉ lấy túi rồi hướng về cáp treo.

< Khuôn viên trước cổng Cáp treo núi Bà Rá đây. Bên phải có bãi gởi xế hộp, bên trái là xe gắn máy.

Công trình Cáp Treo Bà Rá được quy hoạch với tổng diện tích 115.490m² gồm khu vực nhà ga dưới, nhà ga trên và hành lang tuyến cáp treo. Hệ thống thiết bị tuyến cáp treo do TQ sản xuất với các thiết bị được nhập từ Đức, Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ và được thiết kế, chế tạo theo bản quyền kỹ thuật mới của Công ty Doppelmayr (Cộng hòa Áo).

< Lúc này đã 7h30 nhưng chỉ có bọn mình và một anh đầu bạc đang ngồi chờ trên ghế đá. Hỏi ra mới biết khi đủ... 6 người thì cabin cáp mới chạy.
Anh bảo vệ bước đến đưa thẻ gởi xe, mình nói khoan đã, rủi không đủ khách lên thì gởi xe làm gì?

< Mình lơn tơn đi bộ vào cổng: khuông viên phía trong đây, nhìn thẳng phía xa là núi Bà Rá.

Tuyến cáp treo dài 2.063m, toàn tuyến có 19 trụ tháp, chiều cao trụ dao động từ 6m đến 30m, chênh lệch độ cao từ ga dưới lên ga trên là 493m, độ dốc trung bình là 13,4°, vận tốc di chuyển ca bin trung bình là 4m/giây, thời gian cho một hành trình là 15 phút.
< Cổng và mặt sân nhìn từ phía trong, trời lúc này vẫn âm u, không nắng.

Hệ thống có 32 ca bin, chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm 4 ca bin, các ca bin được làm bằng vỏ hợp kim nhôm, có 6 chỗ ngồi và đã được Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực 2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm định cho phép hoạt động từ ngày 3-2-2010. Tổng nguồn vốn đầu tư cho cả dự án cáp treo Bà Rá gần 77 tỉ đồng. Để lên đỉnh núi Bà Rá cao 723m so với mực nước biển, khách chỉ mất 15 phút, giá vé là 50k/lượt đi.
< Nhà ga phía dưới, trên gần đỉnh cũng có một nhà ga. Quầy phía trước bán vé, cạnh ga là nhà hàng ăn uống với vài người ngồi, mình nghĩ là những người phục vụ...
Trong thật tế, lúc này đã thừa 6 người rồi đấy nhưng nhân viên nhà ga... giả lơ.

< Vậy nên mình trở ra ngồi tán chuyện với anh tóc bạc. Hỏi mới biết anh dưới Vĩnh Long lên đây tập nghề lột vỏ hạt điều. Lương ít (chỉ 85k/ngày - cả 2 vợ chồng), lúc có việc lúc không nên anh buồn tình vào đây lên đĩnh núi một chuyến, chịu chơi chưa?
Tán được lưng lửng câu chuyện thì có 2 chiếc xe gắn máy chạy đến, mình hỏi: 'Lên núi không?' - 'Chuyện gì vậy?' - 'Cáp phải đủ người mới chạy, có thêm bọn anh nữa là đủ. Vậy đi không?'.

< Ba anh ni ok liền, vậy là gởi xe - vào mua vé rồi vào nhà ga...
Lúc này mới lòi ra 3 người khách khác đang ngồi chờ trong quán, thiệt khi gió (hi hi).

< Vào cabin, vẫn phải chờ mươi phút: có lẽ chờ người do phía trên kia. Vậy là mình ra ngoài bấm một phát hướng đường cáp sẽ đi.
Khoảng sân sau nhà ga này đẹp đó chứ? Nắng bắt đầu lên gay gắt rồi...

< Cuối cùng thì cáp khởi hành, chạy đưa lên đỉnh núi. Cabin kiếng xanh bít bùng, chỉ chừa 2 khe gió phía trên nên hơi ngột ngạt. có quạt nhưng đã tịt.
Do kiếng xanh nên chụp ra ngoài thấy xanh lè, ảnh là cabin phía trên trên núi xuống theo chiều đối lưu, chắc toàn là nhân viên cáp treo và đài phát sóng phía trên ấy xuống giao ca.

< Đôi lần, cáp giảm tốc trong chừng 1 phút rồi nhanh lại, đó là do các nhóm cabin khác vào ga đón trả khách.
Tầm 15 phút sau, bọn mình cập bến ga trên.
Từ đây sẽ cuốc bộ vài mươi bậc tam cấp để lên đỉnh Bà Rá.

< Dưới này nhìn lên, mình thấy sương phủ trên những tàn cây trên đó.

Còn thông tin về núi Bà Rá, trong Du lịch, GO! cũng có nhiều, mình xin tóm tắt lại như sau:

Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM 180 km. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này là “Bơnom Brah” nghĩa là “ngọn núi Thần”. Riêng với người dân Nam bộ, với chiều cao 733m, Bà Rá được xếp xem là ngọn núi cao thứ 3 tại của vùng đất này.

< Nơi dự định xây dựng tượng đài Phật mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ-tát cao 49 mét. Theo thiết kế, tượng có 18 tay, thời gian thực hiện 3 năm (dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015). Dù lễ khởi công từ giữa năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì ngoài một số vật tư đang để tạm tại đó.

< Quang cảnh dưới thị xã Phước Long ẩn hiện lờ mờ trong màn sương, hồ Thác Mơ bị mây mù che phủ mất.
Dưới kia nắng nhưng trên này khá âm u, lạnh thì không nhưng mát mẻ hơn dưới kia nhiều.

< Duy Tuệ Thị Nghiệp, tiếng mõ cũng xuất phát từ đây.

Duy = Dưỡng nuôi = Lưu giữ.
Tuệ = Trí = Thức = Tỉnh táo .
Thị = Thấy được trước mắt hay hiện ra trước mắt.
Nhiệp = Sự thành tựu.
Nói nôm na thì Duy tuệ thị nghiệp nghĩa là lấy trí tuệ làm sự nghiệp.
Phía trước có tủ kính có tủ hàng và bảng giá thì phải.


< Đài thờ Phật Bà phía bên kia. Mặt bằng trên núi rất tỏ nhưng quanh núi toàn sương mù.

Giữa một vùng đồi thấp nhô lên một ngọn núi cao, cây cối xanh tươi, rậm rạp, tạo cho núi Bà Rá một vẻ hùng vĩ tráng lệ. Đứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm Phường Thác Mơ xinh đẹp (trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long), hồ Thác Mơ mà trong mùa mưa rộng tới 12.000 ha, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Mơ.

< Đối diện là ngôi chùa này. Khách tham quan nếu là Phật tử sẽ vào đây đốt vài nén nhang.

Đặc biệt về địa lý, núi Bà Rá là tấm bình phong che chắn các luồng “gió dữ”, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái cho cả một vùng đất và người xung quanh.

< Quanh núi vẫn đầy mây, yên tĩnh, trầm lắng...

Núi Bà Rá gắn liền với cuộc kháng chiến của người dân Phước Long. Nơi đây đã xây dựng một nhà bia rất sang trọng để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong khu vực Bà Rá. Dưới chân núi, bên cạnh Phường Thác Mơ là di tích của nhà tù Bà Rá, nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Xung quanh khu vực Bà Rá còn có nhiều điểm tham quan lý thú khác.

< Sau chùa, cảnh đài phát tuyến là chốn này: Có quầy, có bàn ghế... trông như nơi uống nước, dùng cơm... nhưng không có ai.
Ở đây có bậc thang lên tầng trên ngắm cảnh, bọn mình theo các bậc thang đi lên.

< Quang cảnh phía trên như thế này: Mây che hết cả hồ Thác Mơ thơ mộng...

Do núi khá cao nên muốn lên tới đỉnh của ngọn núi, du khách phải vượt qua 1.767 bậc tam cấp tính từ đồi Bằng Lăng. Thay vì phải mệt mỏi vượt qua bậc tam cấp thì nay du khách đã thoải mái ngồi trong những cabin của hệ thống cáp treo Bá Rá ngắm nhìn cả một khu vực rộng lớn, bao gồm thị trấn Thác Mơ xinh đẹp, toàn cảnh hồ Long Thủy, hồ thủy điện Thác Mơ mà vào mùa mưa diện tích nước bao chiếm tới 12.000ha như một biển nước xanh thẳm xa tít, hòa quyện chập chờn giữa rừng núi, tạo cho du khách cảm giác thân thiện, đắm đuối, được trở về cùng thiên nhiên hoang sơ.

< Mái hiên chùa bên cạnh đỏ au.

Lên đỉnh núi Bà Rá bằng cáp treo vào những ngày đẹp trời, mây bay nhởn nhơ, tản bộ nơi đỉnh cao chót vót vào buổi bình minh hay chiều tối, du khách sẽ tận hưởng những giọt sương nơi vùng núi lãng đãng rơi lấm tấm trên tóc, đậu ướt vai áo. Khí hậu trên núi vừa mát mẻ, vừa se lạnh rất nên thơ của khí hậu vùng ôn đới hệt như cao nguyên Đà Lạt.

< Tháp phát sóng nằm kề cận. Nằm trên đỉnh núi, phát sóng có lợi thế ở độ cao.

Quanh đỉnh Bà Rá được bao bọc bởi khu rừng đặc dụng với đủ loại gỗ quý hiếm đặc trưng của rừng nhiệt đới như cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật, sao, dầu, bằng lăng... và nhiều loài động vật quý hiếm khác.

Tối đến, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của thị tứ Thác Mơ qua ánh điện lung linh huyền ảo từ những ngọn đèn nhà máy thủy điện hòa lẫn trong sương đêm.

< Bốn cột của vọng lâu đài trên này chi chít chữ khắc 'lưu niệm' của các bạn trẻ tràn trề... văn hóa.

< Gần 9h, bọn mình xuống sau khi thanh toán hết mớ thực phầm 'nguội' mang theo định dành cho bữa trưa.

Đến với Bình Phước, khi tham quan khu du lịch sinh thái núi Bà Rá, du khách có thể hòa mình vào không khí thiên nhiên, cảm nhận luồng gió mát lạnh từ hồ Thác Mơ thổi vào, được nghỉ chân tại khách sạn 3 sao đầu tiên của Bình Phước - khách sạn Mỹ Lệ - thị xã Phước Long với nhiều tiện nghi sang trọng, giá thanh toán hợp lý, chắc chắn người yêu thích thiên nhiên sẽ khó có thể bỏ qua.

< Đỉnh núi lúc nắng nhạt, lúc âm u. Nói chung là mát hơn nhiều so với cái nắng nóng dưới kia.

< Vào quầy mua vé và xuống ngay, không phải chờ do cáp vẫn chạy. Chắc hẳn có khách ở phía dưới đi lên.

Du khách cũng đừng quên tham quan di tích nhà tù Bà Rá dưới chân núi, dạo một vòng xe quanh thị trấn Phước Long, hòa mình trong làn nước hay nhâm nhi ly cà phê nóng ở quán Thượng Nguồn, quán cà phê nằm dưới chân núi và nằm trên dòng nước chảy từ thác Mơ xinh đẹp.

< Nửa kia thò máy qua khe thông gió phía trên chộp ảnh... cầu âu, tấm khá nhất là thía này.
Xuống đến nhà ga dưới, lúc này đã có nhiều khách tham quan hơn do ngày cuối tuần. Bọn mình trả tiền gởi xe (chỉ 5k) rồi trở về phòng trọ.

Ở tiếp, khám phá tiếp những vùng chung quanh hay về đây? Có lẽ bọn mình go home...



 Về à? Hôm trước đi, hôm sau về... là chuyện hiếm khi xẩy ra trong những chuyến phượt của bọn mình (trừ lần đi Đà Lạt, do chỉ đơn thuần là công việc)... vậy nhưng lần này Trời xui đất khiến, hết hứng khởi thì go home!

< Về thu xếp đồ đạc, trả phòng rồi đi. Nhà nghỉ HD mọi thứ đểu tạm được, ngon nhất là wifi nhưng nước rất tệ, go thôi!

Do thời gian còn khá sớm (lúc này chỉ mới gần 10h sáng nên bọn mình sẽ rời Phước Long theo đường nối từ ngã 4 cầu Thác Mẹ ra TL741 rồi xuôi theo đường nội ô 6 Tháng 1 để rờ phường Thác Mơ, hướng về Phước Bình.

< Từ ngã 4 cầu Thác Mẹ: con đường nối ra TL741 nhỏ thôi nhưng hai bên bạt ngàn vườn điều (vị trí ngã 4 tại đây).

Trong thật tế thì Bình Phước cũng có lắm cảnh đẹp mà mình đã đề cập tới trong bài trước. Tuy nhiên, nếu có thể thì bạn nên du lịch ở vùng này vào mùa mưa vì nhiều cảnh đẹp tại đây là thác và hồ - mưa mới có nước lai láng được. Với lại nhiệt độ cũng không quá sốc như lúc bọn mình đến.

< Bảng báo màu đỏ của con đường nhánh hướng lên đồi thuộc khu vực quân sự, mình vẫn chạy thẳng.

Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam bộ. Ở vào vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, phía bắc và tây bắc giáp Campuchia, phía đông giáp các tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, phía tây giáp Tây Ninh.

< Đường khá vắng, thi thoảng mới có một chiếc xe nhưng không hề gì, vắng chạy càng phẻ.

Đây là tỉnh có nhiều rừng. Ở đông bắc có ngọn núi Bà Rá cao 733m và dãy núi thấp quanh Lộc Ninh, còn lại là rừng bạt ngàn. Rừng rậm nhưng đất khá bằng phẳng. Phần lớn là đất đỏ nên trồng cây công nghiệp rất tốt.
Bình Phước là nơi có nhiều rừng cao su lớn, vườn cây cà phê, điều, tiêu...

< Chạy ngang qua cây cầu Daklung bắt ngang dòng chảy của sông Thác Mẹ (sông Bé) - vị trí cầutại đây.

< Bọn mình dừng lại, xuống tham quan một tý.

Tỉnh có hai con sông chảy từ bắc xuống nam: phía tây là sông Sài Gòn, phân giới giữa tỉnh Bình Phước và Tây Ninh; giữa tỉnh là Sông Bé, có các nguồn từ phía bắc, đoạn dưới đi vào đất Biên Hoà, đổ vào sông Đồng Nai.
< Thật đáng công: từ đây nhìn về phía núi Bà Rá sẽ có một khung cảnh thật đẹp.
Cây cầu nhỏ (xe du lịch 4 bánh chạy được), đứng chụp ảnh nhưng xe chạy qua lại cứ lưng tưng...

< Nửa kia và con xế đứng bên vườn có các nọc tiêu xây bằng gạch. Xứ nhiều tiêu và điều... nhưng đừng đọc tắt là 'tiêu điều' nhé.

Khí hậu: Bình Phước chia 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Phía Bắc nhiều rừng, nên ẩm thấp hơn phía Nam, lượng mưa trung bình hàng năm 2.110mm.

< Thỏa lòng rồi lại lên xe đi. Mình thích những con đường nho nhỏ, xanh rợp bóng cây...

Bình Phước là một trong những nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử còn ít được biết đến. Đó là các thác Mơ, núi Bà Rá, thác số 4, đồng cỏ Bàu Lạch. Chính nơi đây trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã nổi lên bao địa danh lịch sử được chú ý như ban chỉ huy quân sự Miền, nhà giao tế Lộc Ninh, kho xăng Lộc Hòa, Lộc Quang.

< Mùa này nóng, nhưng giấc cuối năm tại đây s mát lạnh đấy.
Mé phải đường vẫn là vườn điều...

< Gặp bùng binh phía trước, đây là bùng binh có tượng đài Chiến Thắng cùng chiếc máy bay Mỹ bên phải.
Mình rẽ trái, hướng vào trung tâm thị xã để từ giã nơi này thông qua TL741.

Đặc biệt tại xã Phú Riềng (huyện Phước Long) nơi ra đời chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên vùng Đông Nam Bộ, cũng là nơi diễn ra cuộc nổi dậy của hai anh em Điểu Mol và Điểu Mól (dân tộc Xtiêng) vào năm 1933.

< Rời phường Thác Mơ, bọn mình trở ra TL741 - lúc này đã là 10h15, nắng thật gắt, thời tiết rất nóng.


< Qua địa phận phường Phước Bình, nửa kia ngoái lại chụp thêm một tấm núi Bà Rá lần cuối. Có lẽ sẽ rất lâu nữa mới về lại chốn này.

Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Đồng bào dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,...Vì thế Bình Phước có nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Xtiêng.

< Vượt qua khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ rồi qua luôn ngã 3 Long Hưng, bọn mình hướng về trung tâm xã Bù Nho.

Tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc: Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, thường có: lễ hội cầu mưa của người Xtiêng; lễ bỏ mả; lễ hội đâm trâu; lễ mừng lúa mới của đồng bào Khmer.

< Bù Nho đây, một khu thị tứ nhỏ trên TL741. Tại đây có đường vào hồ Long Tân, Long Hà; hai hồ thủy lợi khá lớn.

< Rời Bù Nho, mình sẽ chạy ngang qua Tân Hòa để hướng về Phú Riềng. Nắng rất gắt nhưng trang bị kỹ áo gió, găng, vớ, khẩu trang và kiếng nên cũng không hề gì. Vậy nhưng nếu dừng xe lại là đổ mồ hôi ướt đẫm ngay.

< Vào địa phận Phú Riềng.
Theo đúng luật giao thông: xe gắn máy khi gặp các bảng này phải giảm tốc độ xuống 40km/h vì vào khu dân cư.

< Rời Phú Riềng để đến thị xã Đồng Xoài. Trên đoạn này có hồ Suối Lam (khu du lịch) và hồ Đồng Xoài (hồ thủy lợi).
Còn thị xã Đồng Xoài thì có hồ Suối Cam chia làm 2 phần: hồ trên và hồ dưới.

< Đến Đồng Xoài, đồng hồ đã chỉ 11h30. Vậy nên ghé chợ ăn buổi cơm trưa. Lúc này, theo dự định từ trước thì bọn mình sẽ theo QL14 từ Đồng Xoài về Chơn Thành rồi vào QL13 đi Bình Dương > TP Hồ Chí Minh.

< Vậy nhưng anh chủ quán cơm cho biết: nếu theo QL14 và QL13 về Sàigòn sẽ xa hơn nếu so với TL741 về Bình Dương và SG - Phần khác, vài đoạn trên QL14 sẽ nhiều bụi bặm vì đang sữa chữa...
Ảnh là một phần của một nhà lồng trong rất nhiều nhà lồng chợ tại Đồng Xoài.

< Nghe anh chủ quán nói vậy nên bọn mình chọn TL741 vậy, lặp lại tuyến đường cũ, khi về đến Cổng Xanh sẽ đi hướng khác cho lạ.
12h35 phút, bảng báo hiệu đã vào địa phận tỉnh Bình Dương, nhanh ghê ta!

< Chạy ngang Trung tân Hành chính huyện Phú Giáo - thuộc thị trấn Phước Vĩnh.
Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh, cách Trung tâm Thành phố mới Bình Dương 35km và tiếp giáp với tỉnh Bình Phước. Khí hậu ôn hòa, thiên tai bão lụt ít xảy ra nên rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng và nông nghiệp.

< Gặp ngã rẽ bến đò Tân Định (8km - vị trí bến đò tại đây), chạy thẳng là về trung tâm Bình Dương với khoảng cách là 42km nữa.

< Qua cây cầu Phước Hòa (nơi có chiếc cầu gẫy), lần này chụp mé bên kia.

< Trong địa phận xã Phước Hòa, lúc ni chỉ còn cách Cổng Xanh một vài cây số nữa thôi.

< Từ Cổng Xanh, mình rẽ vào tỉnh lộ 742, tức là đường Huỳnh Văn Lũy hướng về đại lộ Bình Dương. Vậy là không theo TL741 như lúc đi nữa.

< Đường Huỳnh Văn Lũy rợp bóng cây xanh của hàng loạt rừng cao su, mát rượi nên bọn này dừng xe nghỉ chân, uống nước.
Rừng cao su cũng có cái đẹp riêng đó chứ, bạn thấy không?

< Màu xanh cũa những tán cây đầy huyền hoặc làm lòng người tan biến cái mệt, cái nóng.

< Qua ngã 4 đại lộ Nguyễn Văn Linh cắt ngang thì đường mình đang đi bổng rộng thênh thang, vẫn là đường Huỳnh Văn Lũy đấy. Đây cũng chính là khu vực Thành phố mới Bình Dương.

Thành phố mới Bình Dương là tên của một đề án xây dựng đô thị trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị tỉnh Bình Dương. Thành phố này được xây dựng mới hoàn toàn không dùng tiền ngân sách và sẽ là trung tâm hành chính mới của Bình Dương thay cho thành phố Thủ Dầu Một.

< Cứ chạy thẳng để về Sàigòn, dân địa phương chỉ mình như vậy. Bọn mình đoán rằng đường này sẽ đâm thẳng ra đại lộ Bình Dương, tức là QL13 - trực chỉ TP HCM.
Huỳnh Văn Lũy đoạn này hẹp lại, nhưng vẫn là 4 làn xe.

< Hội đồng Nhân dân TP Thủ Dầu Một. Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13,cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km.

< Hết đường Huỳnh Văn Lũy, mình rẽ trái vào QL13, cũng chính là Đại lộ Bình Dương.

< Dừng nghỉ tránh nắng nóng, uống cạn chai nước mang theo rồi lại đi. Qua cầu Vĩnh Bình, vậy là vào địa phận thành phố Hồ Chí Minh.

< Cầu vượt Bình Phước đây! Sớm ngày hôm qua đi, giờ lại 'hồi hương' chốn quê nhà.
Lúc này đã là 14h32 phút ngày 24 tháng 3 năm 2013, có lẽ chỉ mất chưa đầy một tiếng nữa là bọn mình sẽ có mặt tại nhà, kết thúc một chuyến đi ngắn - nhẹ nhàng nhưng thu hoạch... 'hơi bị ít'!

Nhưng phượt mà: Đi cho biết đó biết đây, ở nhà xem mạng biết ngày nào khôn. Ít nhiều gì cũng vẫn biết núi Bà Rá ở Phước Long nhứ thế nào, bạn nhỉ?
Hết


Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét