Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Đi chợ quê hiếm hoi sót lại ở Hà thành

Quán nước tuềnh toàng, một ấm nước chè, dăm chén nước, vài bao thuốc lá được bày trong chiếc tủ cũ rích, bên cạnh hai chiếc ghế gỗ nhỏ, dài chỗ ngồi nhẵn bóng theo năm tháng.

Ông chủ quán nước, tóc bạc, khuôn mặt già nua, móm mém như những gốc phi lao trong chợ. Cuộc đời ông đã gần 50 năm gắn bó với chợ phiên vùng quê Thanh Nhàn.
Bên chén trà thơm nồng, ông Nguyễn Văn Nga (76 tuổi), bán quán nước, người gắn gần như cả cuộc đời mình với chợ phiên Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội. Ông cũng không biết chợ có từ bao giờ, chỉ nhớ thủa còn bé tí cũng đã lẽo đẽo theo mẹ tới chợ.
Chợ họp trên bãi đất trống, trước gọi là gò Nhan, nằm lọt thỏm giữa cánh đồng thôn Nga. Cứ vào các ngày 3, 5, 8,10 chợ lại họp. Từ tờ mờ sáng, người dân quanh vùng lại háo hức gồng gánh những sản vật nông sản tự có đến chợ. Người bán vài con gà, đàn chó mới tập ăn, chiếc chổi được làm từ cọng rơm nếp… người mua cuộn chỉ khâu áo hay mài lại chiếc liềm đã cùn…
Không biết chợ xưa ra sao, chứ chợ bây giờ cũng vẫn nguyên nét mộc mạc chân quê, dẫu thế người mua, người bán gặp nhau cười nói rôm rả, tay bắt mặt mừng, xen tiếng mặc cả lẫn tiếng hỏi thăm cấy giống lúa gì, trồng khoai nào nhiều củ. "Chợ họp giữa cánh đồng để khi tan chợ sớm, người đi chợ về lại ùa xuống đồng làm ruộng. Các cụ xưa tính cả đấy", ông Nga cười nói.
Chợ phiên bây giờ vẫn giữ được nét xưa, quán nước chè của ông Nga vẫn người vào kẻ ra đông đúc. Họp từ sáng sớm, khoảng 4h đến 10h chợ tan dần. Hàng hóa vẫn chủ yếu là hàng nông sản, nhưng đông, tấp nập hơn trước. Bà Nguyễn Thị Tươi (70 tuổi), thôn Thanh Nhàn, Thanh Xuân, Sóc Sơn, mang bán rổ khế ngọt cho hay, đổi lấy sắm vài chiếc liềm, cái chổi cọ quét sân. Bà bảo đến chợ cũng để gặp mấy bạn đồng niên nói chuyện cho khuây khỏa tuổi già.
Các quán hàng bây giờ được lợp bằng những tấm pro xi măng thay thế cho lợp rơm hay lá cọ trước kia. Người bán hàng cũng đông đúc hơn, có người từ Phúc Yên (Vĩnh Phúc) xuống, có người tù Phù Lỗ hay Đông Anh (Hà Nội) lên.
Chỉ cách Hà Nội chưa đầy 30 cây số, chợ phiên nay vẫn thắm đượm cái tình quê, mộc mạc, giản dị bên bóng áo nâu xưa cũ như những người nông dân chân lấm tay bùn, chất phác thật thà.
Cùng PV báo điện tử Infonet dạo qua vài hình ảnh của chợ phiên Thanh Nhàn, Sóc Sơn, Hà Nội:
Dăm bó rau, vài quả gấc cùng thúng khế đến chợ vừa bán vừa giúp nhau bóc lạc.
Dăm bó rau, vài quả gấc cùng thúng khế đến chợ vừa bán vừa giúp nhau bóc lạc.
Rổ rá, thúng, chổi là những vật dụng gắn liền với bà con vùng quê được bày bán nhiều nhất tại chợ.
Rổ rá, thúng, chổi là những vật dụng gắn liền với bà con vùng quê được bày bán nhiều nhất tại chợ.
Dãy nhà gạch duy nhất là nơi bán hàng tạp hóa tại chợ phiên Thanh Nhàn.
Dãy nhà gạch duy nhất là nơi bán hàng tạp hóa tại chợ phiên Thanh Nhàn.
Chỉ có quả gấc kèm theo ít khế ngọt là có thể đến chợ phiên Thanh Nhàn.
Chỉ có quả gấc kèm theo ít khế ngọt là có thể đến chợ phiên Thanh Nhàn.
Qua chợ nhiều khi chỉ để mua chiếc nón che nắng khi làm việc đồng áng.
Qua chợ nhiều khi chỉ để mua chiếc nón che nắng khi làm việc đồng áng.
Bánh đa vừng nóng hổi được quạt ngay tại chợ.
Bánh đa vừng nóng hổi được quạt ngay tại chợ.
Cà chua sạch được chị bán hàng vừa bán vừa ăn để tiếp thị.
Cà chua sạch được chị bán hàng vừa bán vừa ăn để tiếp thị.
Anh thợ rèn tất bật với việc rèn lại liềm gặt lúa cho bà con quanh vùng.
Anh thợ rèn tất bật với việc rèn lại liềm gặt lúa cho bà con quanh vùng.
Quán nước của ông già Nga, người gắn bó 50 năm với chợ phiên Thanh Nhàn.
Quán nước của ông già Nga, người gắn bó 50 năm với chợ phiên Thanh Nhàn.
Chưa đến 10h bà con đi chợ phiên đã gồng gánh ra về.
Chưa đến 10h bà con đi chợ phiên đã gồng gánh ra về.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét