Lào
Cai có nhiều món ăn ngon đã trở thành đặc sản nổi tiếng được không ít
du khách khi tới tham quan tìm thưởng thức, như thắng cố ngựa Bắc Hà,
lợn cắp nách Bát Xát, canh gà đen nấu với gừng Mường Khương, lẩu nấm
rừng thành phố Lào Cai, gỏi cá hồi nước lạnh Sa Pa...
Tuy nhiên, ở
một số vùng đang có những món được coi là đặc sản địa phương ít đâu có
được, nhưng thực khách lần đầu nhìn thấy phải… phát khiếp. Đó là món tằm
gai ăn lá sắn rang khô với lá chanh, món măng đắng chấm mẻ, món trứng
kiến đen đồ xôi nếp...Tằm gai Ấn Độ ăn lá sắn rang giòn
Có nhà nuôi tằm Ấn Độ tới lúc chúng dừng ăn lá sắn và khi thân tằm chuyển sang màu đỏ như tôm rang là mang rang khô với muối để ăn. Nhìn những con tằm to như con sâu khoai và thân mình đầy gai, ai cũng sợ, chứ đừng nói là ăn ngon lành. Chả thế mà thời bao cấp có không ít người thà ăn cơm với muối trắng còn hơn nhắm mắt ăn cơm với món tằm lá sắn để nguyên cả con rang vàng thơm phức...
Món ăn này là kỷ niệm một thời Lào Cai cùng cả nước trải qua những ngày gian khó tưởng không bao giờ lại được nhìn thấy, lại được ăn lại món đặc biệt này.
Có lẽ do con tằm ăn lá sắn nuôi hiệu quả kinh tế nay lại được người tiêu dùng chấp nhận, nên bây giờ, các chợ ở thành phố Lào Cai ngày nào cũng có người bán tằm ăn lá sắn mang lên từ vùng Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn. Giá bán không rẻ chút nào, mua lẻ từ 130 - 150 nghìn đồng/kg.
Món tằm ăn lá sắn Ấn Độ đã trở lại không ít bữa cơm gia đình ở thành phố Lào Cai, kể cả những gia đình khá giả, bởi món ăn bình dị này không chỉ độc đáo mà còn gợi lại cho họ những kỷ niệm về một thời không thể nào quên.
Xin nói thêm, tằm ăn lá sắn chế biến khá đơn giản, sau khi trần qua nước sôi cho tằm nhả hết chất bẩn là có thể cho vào chảo chiên giòn thành món đặc sản nhậu lai rai với bạn bè hoặc rang lẫn lá chanh cho tới khô quắt làm món chính ăn cơm rất ngon.
Xôi nếp trứng kiến rừng
Ngày xưa, rừng Lào Cai rất nhiều tổ kiến có thể lấy trứng chế biến món ăn truyền thống, nhưng ngày nay phải vào rừng xa còn nhiều cây rừng tự nhiên thì mới có tổ kiến đen cho trứng đồ xôi. Cuối mùa hè, đầu mùa thu là dịp kiến đen cho trứng ngon nhất, còn mùa khác kiến đen không đẻ trứng hoặc trứng gầy. Đây cũng là mùa lúa nếp non làm cốm, xôi cốm nếp đồ cùng trứng kiến ăn một lần nhớ cả đời.
Ông Bạch Văn, dân tộc Giáy, ở Tả Phời kể với tôi nỗi khổ khi đi kiếm tổ kiến đen lấy trứng bị chúng đốt gãi cả tuần không hết mẩn ngứa. Vì thế phải có mẹo mới được. Đó là chờ đến tối cho kiến chui hết vào tổ, lấy bùn trát các cửa vào tổ, chặn kiến từ trong chui ra cho vào bao tải mang về nhà dìm xuống nước cho kiến chết, sau đó lấy dao rạch tổ lấy trứng kiến mang đãi sạch tạp chất. Tổ nhiều cho 1 - 2 lạng trứng kiến, đồ đủ một chõ xôi nếp nhỏ, có hôm gặp may được tổ kiến không to lắm nhưng lại cho nhiều trứng hơn.
Măng đắng chấm mẻ
Tôi là người dị ứng với thứ đắng sau "trận thập tử nhất sinh" do ngộ độc cấp vì ăn trái khổ qua thời ở chiến trường, nghe bạn đồng nghiệp rủ rê ăn măng vầu đắng chấm mẻ, thử vài lần nay thành "nghiện".
Theo Báo Lào Cai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét