theo Nông nghiệp Việt Nam
Theo Đông y, quả trâu cổ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, có thể dùng để chữa bệnh di tinh, liệt dương ở đàn ông.
Trâu cổ còn có tên là trộp, xộp, vảy ốc, bị lệ, tên khoa học Ficus pumila L. họ Dâu tằm (Moraceae). Trâu cổ mọc hoang ở nhiều nơi và được một số gia đình trồng làm cảnh hoặc trồng làm cây che mát.
Toàn thân có nhựa mủ trắng. Ở các cành có rễ bám, lá nhỏ, không cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc nên có tên là cây vảy ốc. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, cành mang lá, quả non phơi khô.
Theo Đông y, quả trâu cổ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa. Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, giải độc. Lá có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng giải độc.
Quả vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, thông sữa; dùng làm thuốc bổ chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, thoát giang (lòi dom), tắc tia sữa.
Ngày dùng 30g cành lá, 10-15g quả, 10-20g thân, dùng tươi sắc uống hoặc nấu thành cao ngày dùng 5-10g.
Sau đây là một số tác dụng của trâu cổ:
- Chữa cơ thể suy nhược sau ốm dậy: Cành lá trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.
- Chữa thấp khớp mạn tính: Cành lá trâu cổ 20g, rễ cỏ xước 20g, phục linh 20g, rễ tầm xuân 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, lá lốt 10g, dây đau xương 10g, tang chi 10g. Sắc 2 lần, lấy khoảng 400ml, sau cô lại cho thật đặc. Hòa với rượu chia uống 3 lần trong ngày.
- Chữa di tinh, liệt dương: Cành và lá, quả trâu cổ non phơi khô 100 g, đậu đen 50 g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250 ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10-30 ml.
- Chữa đau xương, đau mình ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hóa: Quả trâu cổ chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5-10 g.
- Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa: Quả trâu cổ 40 g, bồ công anh 15 g, lá mua 15 g sắc uống; dùng lá bồ công anh giã nhỏ, cho ít giấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài.
- Chữa nóng trong người: Lấy quả trâu cổ chín, rửa sạch, giã nát hay xay nghiền bằng máy, cho vào túi vải, ép lấy nước. Nước để yên sẽ đông lại như thạch; thái dạng sợi, cho thêm đường, nước đá và hương liệu.
- Chữa trẻ gầy còm suy dinh dưỡng: Cành lá trâu cổ tươi 50g, nấu với thịt gà ăn hàng ngày.
Quả thằn lằn có tác dụng trị di tinh, liệt dương
Theo NNVN -
Mỗi ngày sử dụng 10 - 20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây đã tìm thấy trong quả và toàn cây thằn lằn có chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm 4 chất có cấu trúc flavonoid, trong đó quan trọng nhất là rutin. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, rutin có tác động chống oxy hóa mạnh nhất là khử hết các gốc tự do sản sinh trong tế bào.
Rutin còn là chất giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, còn có 3 chất mới có cấu trúc sesquiterpenoid glycosid tên gọi là pumilaside A, B, và C được phân lập từ quả thằn lằn. Quả thằn lằn còn có tác động kháng khuẩn.
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục.
Mỗi ngày sử dụng 10 - 20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Lưu ý: Thận trọng dùng đối với phụ nữ có thai.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây gợi ý vài cách trị bệnh từ quả thằn lằn:
- Trị di tinh liệt dương: Dùng rượu cây sung thằn lằn gồm cành lá phơi khô 100g, đậu đen 50g, cho vào 250ml trong 10 ngày lọc rượu uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 10 - 30ml rượu.
- Dùng làm thuốc bổ trị đau xương, nhức mình mẩy: Chế thành cao quả sung thằn lằn: Lấy quả sung thằn lằn thái nhỏ nấu với nước bỏ bã cô đặc thành cao, ngày uống 5 - 10g, trị các chứng đau xương ở người già, còn có tác dụng điều kinh giúp tiêu hóa.
- Chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa: Quả thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau; cao quả thằn lằn, lấy quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 - 10g.
- Ngâm rượu bổ uống chữa di tinh, liệt dương: Lấy cành, lá, quả thằn lằn non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.
- Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát: Quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong quả, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Ngoài ra, có thể dùng quả thằn lằn làm thuốc điều kinh (trị kinh ít, bế kinh, thống kinh), làm thuốc dục sản, trị sỏi tiết niệu, giúp tiêu hoá…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét