Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

DI TÍCH ĐÌNH LINH TÂY

I/. KHÁI QUÁT:
Đình Linh Tây nơi thờ Thần thành hoàng Linh Chiểu Tây “Thích Lý Tây Đình” (Đình thần họ ngoại của Vua Tự Đức); sắc phong do Vua Tự Đức thứ năm (1852) ban “Bảo an, Chính trực, Hựu thiện, Đôn ngưng” Tôn thần.
Đình Linh Tây tọa lạc trên gò đất cao, tại khu phố 2, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; Đình được xây dựng trong khoảng thời gian tờ năm 1818 – 1852; theo kiến trúc cổ (5 gian 2 chái) với diện tích xây dựng 735,6 mét vuông trên tổng diện tích 1.435 mét vuông đất.
Đình Linh Tây là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố được xếp hạng di tích theo Quyết định số 328/2003/QĐ-UB ngày 31/12/2003 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều hiện vật có giá trị nghệ thuật cao về kiến trúc xây dựng, hiện vật thờ cúng và nghi thức cúng tế (phi vật thể) mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tính ngưỡng dân gian Việt Nam.
Hiện nay, đình được Ban quý tế bảo quản, tôn tạo và phát huy tốt giá trị di tích, là nơi thể hiện sự tôn kính, khấn nguyện quốc thái dân an của nhân dân.
II/. MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU:
1/. Cổng đình:
 
Cổng tam quan (mặt trong) (hiện nằm ngoài khuôn viên đình do có đường đi cắt ngang qua)
 
Cổng hiện hữu (bên trái)                                Cổng hiện hữu (bên phải)

2/. Kiến trúc ngoại cảnh:
 Ngoại cảnh
Bình phong:
 
Bình  phong bằng gốm với phù điêu “Long Hổ hội”
Miếu thờ:
Phòng Văn hóa - Thông tin quận Thủ Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét