Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Các điểm đến trong một ngày lang thang Bắc Ninh

Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, làng tranh Đông Hồ... là những điểm đến khiến một ngày nghỉ ngơi của bạn bên ngoài Hà Nội trở nên thú vị. 

Đến Bắc Ninh, bạn có thể đi vào bất cứ lúc nào. Dù vậy, sẽ đẹp hơn nếu đi tháng 1 hoặc tháng 2 khi có hoa cải để chụp ảnh ở bờ sông Hồng hoặc khu vực gần Chùa Dâu. Bắc Ninh cách Hà Nội chỉ khoảng hơn 30 km nên nếu không có ô tô riêng, bạn có thể đi lại bằng xe máy, khá thuận tiện di chuyển trong thành phố. 
Lịch trình gợi ý
8h xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng ra đường 5, bạn có thể đi qua cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Tuy. Ngoài ra, theo cách truyền thống, bạn có thể đi đường cầu Chương Dương và ra đường 5.
Chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.
Chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.
Đi theo đường 5 qua khu đô thị Đặng Xá Gia Lâm thì rẽ trái theo đường Nguyễn Huy Nhuận (lối đi chợ Sủi) bạn và đi thẳng, đến ngã 3 rẽ vào đường tỉnh lộ 282. Theo Tỉnh lộ 282 bạn sẽ gặp chợ Dâu tại ngã 4 cắt với tỉnh lộ 283. Chùa Dâu các chợ Dâu khoảng 500m.
Khoảng 9h bạn tới Chùa Dâu. Đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú.
Tại chùa Dâu, bạn sẽ có cơ hội lễ chùa, tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây cũng có những bức tượng cổ độc đáo như: tượng La Hán, tượng Bà Pháp Vân, tượng Kim Đồng Ngọc Nữ. Nét đặc biệt là các pho tượng La Hán này cũng như hầu hết các pho tượng trong chùa Dâu đều được đắp bằng giấy bồi và đất sét. Trong khu vực chùa Dâu còn có một giếng to tròn, tương truyền là dấu tích chiếc gậy của Khâu Đà La tặng Man Nương. Man Nương đã chọc gậy xuống đất tạo thành giếng làm cho nước phun ra, lấy nước chống hạn cho dân. Tháp Hòa Phong là nét đặc trưng nhất của chùa Dâu. 
ChuaButThap-4.jpg
Gác Chuông chùa Bút Tháp.
11h: Tiếp tục hành trình đi chùa Bút Tháp. Để không bị lạc đường, hãy quay lại Chợ Dâu, tới ngã 3 ở Chợ (cạnh con mương) bạn hỏi đường đi chùa Bút Tháp. Chùa Bút Tháp đã nổi tiếng bởi vẻ đẹp độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử lâu đời, cũng như phong cảnh hữu tình. Chùa có pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam và tòa cửu phẩm liên hoa với những giai thoại kỳ bí của dòng thiền Mật Tông. Đặc biệt là ngọn Bảo Tháp bằng đá rất đẹp. Nếu đi theo đường ven đê, thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngọn Bảo Tháp này, và dễ dàng tìm được đường vào chùa.
Đây là ngôi chùa rất thân thuộc với nhiều người Việt Nam, nhất là người dân miền Bắc. Đây cũng là nơi được nhiều đạo diễn phim truyền hình chọn làm bối cảnh cho các bộ phim. Ở chùa Bút Tháp, độc đáo nhất là tòa Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (nghìn mắt nghìn tay), kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Ngoài ra, một điểm nhấn bạn không thể bỏ qua đó là tòa cửu phẩm liên hoa - tháp bằng gỗ, 9 tầng, 8 mặt. 9 đài sen tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Dân gian còn gọi tòa tháp là cối xay lúa. Điều đặc biệt là đến nay cửu phẩm liên hoa vẫn quay nhưng không hề phát ra tiếng, dù được làm từ mấy thế kỷ trước. Chỉ cần hai cụ già vừa niệm Phật vừa đẩy, cối sẽ quay. Theo nghi thức Phật pháp Mật Tông nguồn gốc Tây Tạng, khi vừa quay vừa niệm Phật sẽ nhân lời niệm lên nhiều lần (3.542.400 lần/vòng quay tháp). 
12h30: Rời chùa Bút Tháp, bạn đi lên đê, rẽ phải rồi đi dọc theo đê hướng đi thị trấn Hồ. Đi khoảng vài cây số sẽ có biển chỉ dẫn vào làng Tranh Đông Hồ. Tạm thời bỏ qua làng tranh Đông Hồ để tới thị trấn Hồ ăn trưa. Tại thị trấn Hồ có một hàng cơm rang và phở bò Nam Định khá ngon. Ăn xong bạn có thể tìm một quán café để tạm nghỉ.
LangTranhDongHo-5.jpg
Các nghệ nhân làng Đông Hồ in tranh theo cách truyền thống.
14h30: Nghỉ ngơi xong và tiếp tục hành trình thú vị. Bạn quay lại đường đê vừa đi để vào làng Tranh Đông Hồ. Ngôi nhà của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế ngay bên triền đê rất dễ tìm. Tại ngôi nhà của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, bạn có thể tìm hiểu quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ, tự tay in tranh, mua các bức tranh làm quà lưu niệm. Tiếp đến bạn có thể thăm gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả . Dạo quanh làng bạn có thể xem cảnh làng Hồ làm giấy màu, làm đồ mã, đồ thờ cúng bằng giấy.
17h: Về lại Hà Nội.

Chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.
ChuaDau-2.jpg
Bên trái Tháp Hòa Phong có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt không có con cừu. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con.
ChuaDau-3.jpg
Tiền Đường chùa Dâu.
ChuaDau-4.jpg
Thượng điện nhìn từ bên ngoài.
ChuaDau-5.jpg
Nét đặc biệt là các pho tượng La Hán này cũng như hầu hết các pho tượng trong chùa Dâu đều được đắp bằng giấy bồi và đất sét.
ChuaDau-6.jpg
Tượng Bồ Tát, Tam Thế đặt ở phần hậu điện sau chùa chính.
LangTranhDongHo-1.jpg
Dân làng Đông Hồ làm giấy màu.
[Caption]Tại không gian nghệ thuật của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế
Tại không gian nghệ thuật của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả.
Ngoài tranh in theo lối truyền thống, người thợ Đông Hồ còn làm tranh ván khắc.
Ngoài tranh in theo lối truyền thống, người thợ Đông Hồ còn làm tranh ván khắc.
LangTranhDongHo-6.jpg
In tranh theo lối truyền thống.
Pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam tại chùa Bút Tháp. . Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.
Pho tượng Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam tại chùa Bút Tháp. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.
ChuaButThap-2.jpg
Từ thượng điện chùa Bút Tháp đi qua cầu đá đến tích thiện am. Tòa tích thiện am, như tên gọi có nghĩa là chứa điều lành
Từ thượng điện chùa Bút Tháp đi qua cầu đá đến tích thiện am. Tòa tích thiện am, như tên gọi có nghĩa là chứa điều lành.
ChuaButThap-5.jpg
ChuaButThap-6.jpg
Nhà Trung và Phủ Thờ.
Đến đây du khách không khỏi ngạc nhiên đứng dưới cây tháp Báo Nghiêm 5 tầng bằng đá cao 13m, nơi xá lị của vị hòa thượng trụ trì đầu tiên (dựng 1647).
Đến đây du khách không khỏi ngạc nhiên đứng dưới cây tháp Báo Nghiêm 5 tầng bằng đá cao 13m, nơi xá lị của vị hòa thượng trụ trì đầu tiên (dựng 1647).
ChuaButThap-8.jpg
Cột đá tháo báo Nghiêm.
Tiền Đường.
Tiền Đường.
Ảnh: Lê Bích


Chùa Dâu – Di tích Quốc gia đặc biệt
Nguồn: VTV

Chùa Dâu không chỉ là chùa cổ nhất của tỉnh Bắc Ninh mà còn của cả Việt Nam, là một di tích Quốc gia đặc biệt.

Chùa Dâu, Bắc Ninh được khởi công xây dựng từ năm 187 và hoàn thành vào năm 226 sau Công nguyên, gắn liền với truyện cổ tích Tứ Pháp của người Việt xưa. Chùa Dâu là nơi dừng chân đầu tiên của Khâu Đà La - tăng sĩ Ấn Độ tới thành Luy Lâu truyền bán Đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của Việt Nam. Đây còn là trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi - Thiền phái đầu tiên du nhập vào Việt Nam, hiện trong chùa vẫn còn thờ vị thiền sư Ấn Độ này.

Với vị trí quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa Dâu được trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ dưới nhiều triều đại. Kiến trúc còn lại tới ngày nay được dựng dưới thời Trần. Năm 1313, vua Trần Anh Tông đã sai Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi kiến thiết chùa với trung tâm là tháp Hòa Phong cao chín tầng. Thời gian đã lấy đi sáu tầng của tháp nhưng vẫn uy nghi, vững chãi qua hàng ngàn năm.

Là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ông Nguyễn Hùng Vĩ chia sẻ: “Tên tháp là Hòa Phong, là một cái tên rất Việt. Hòa Phong không có trong từ điển Phật giáo, cũng không có trong từ điển đạo giáo Trung Hoa. Tôi cho rằng, vì ở đây thờ Tứ Pháp, các hiện tượng tự nhiên nên người ta đặt tên Hòa Phong để cầu mưa thuận gió hòa, cầu cho nhân dân được yên ấm”.

Trước khi Phật giáo Ấn Độ du nhập vào vùng Dâu, tại cổ thành Luy Lâu đã có tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, mây mưa sấm chớp. Phật giáo Ấn Độ đã tìm cách hòa hợp với tín ngưỡng này, sinh ra truyền thuyết về bà Man Nương – là nguồn gốc để có hệ thống tín ngưỡng Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) cho đến tận bây giờ.

Tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện đặt tại chính điện ở chùa Dâu và các chùa ở Luy Lâu. Đây là biểu hiện của sự chọn lọc tinh hoa của người xứ Bắc trong việc đề cao bản sắc dân tộc, khi tiếp nhận luồng tư tưởng giáo lý từ bên ngoài, cùng với hệ thống tượng Kim Đồng Ngọc Nữ trong hình dáng người phụ nữ vùng Kinh Bắc, đây là những kiệt tác mỹ thuật dân gian vô cùng giá trị.

Lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo châu Á ghi nhận, Luy Lâu được coi là trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thủy ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo khác là Lạc Dương và Bành Thành của Trung Quốc. Với vị trí là trung tâm của Luy Lâu, chùa Dâu không chỉ là nơi khởi nguồn của đạo Phật vào Việt Nam mà còn là nơi gìn giữ được tín ngưỡng thờ tự nguyên vẹn của người Việt cổ./.

Một ngày trọn vẹn ở quê hương quan họ Bắc Ninh

Đắm mình trong những ruộng đồng ngút ngàn hay thả bộ dọc con sông Đuống, tham quan làng tranh Đông Hồ là những trải nghiệm tuyệt vời nếu bạn chỉ có một ngày ở Bắc Ninh.


Không chỉ mê hoặc lòng người với những chiếc áo tứ thân và các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, mảnh đất Kinh Bắc còn hấp dẫn bởi những thành lũy, đền chùa cổ kính. Đến đây, du khách còn được trở về với không gian thơ mộng, yên ả đã đi vào thơ ca  như sông Cầu, sông Đuống.
Phương tiện đi lại:
Cách Hà Nội chỉ khoảng hơn 30 km, bạn có thể đi bằng xe buýt, xe khách hoặc đi xe máy, ôtô riêng để chủ động khám phá mảnh đất lâu đời và cổ kính. Có rất nhiều tuyến xe bus từ Hà Nội đến Bắc Ninh, thường xuất phát từ bến xe Lương Yên. Bạn có thể đi xe bus số 54 điểm đầu từ điểm trung chuyển Long Biên đi thành phố Bắc Ninh, đi qua Đình Bảng, Đền Đô, thị trấn Lim…
Những điểm ghé thăm:
Để khám phá mảnh đất Kinh Bắc văn hiến này, không thể chỉ một ngày nên bạn có thể lựa chọn những địa điểm khác nhau.
dinh-lang-dinh-bang1-7881-1423133352.gif
Đình làng Đình Bảng có kiến trúc rất độc đáo, uy nghiêm và cổ kính. Ảnh:vungtaucity
Thành lũy Luy Lâu: là khu di tích cổ kính thời Bắc thuộc lớn nhất hiện nay. Thành lũy Luy Lâu rộng hơn hàng trăm hécta luôn là nơi hấp dẫn đối với những du khách muốn tìm hiểu về lịch sử.  Đây là nơi ghi dấu những chiến tích hào hùng chống quân xâm lược phương Bắc. Ngoài ra đây còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa với hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ.
Đền Đô: ngôi đền cổ lâu đời tọa lạc tại làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn  được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn. Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý. Tới đây, bạn nên ghé thăm đình làng Đình Bảng, một ngôi đền có kiến trúc độc đáo, nghệ thuật chạm khắc điêu luyện. Bạn sẽ có cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
Chùa Dâu: ngôi chùa cổ kính, rêu phong nằm ẩn mình trong những lùm cây khiến cho du khách cảm nhận được sự tĩnh tại, quên đi những ưu phiền trong cuộc sống, như khiến bạn trở về với vùng quê ở thế kỷ xa xưa.
Làng gốm Phù Lãng: đây là một ngôi làng xinh xắn với phong cảnh sơn thủy hữu tình nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng. Du khách sau khi đi thăm làng gốm, tìm hiểu quy trình để tạo ra sản phẩm như chậu sành, chum vại... còn có thể lênh đênh trên các con đò dọc ngang, tận hưởng vẻ đẹp của non nước, mây trời.
gom1-3363-1423133352.gif
Gốm Phù Lãng được làm bằng đất sét hồng nhạt, qua nhiều công đoạn được luyện dẻo mịn rồi tạo hình thành các sản phẩm đặc trưng của làng gốm Phù Lãng như chum vại, tiểu sành. Ảnh: Vũ Long
Làng tranh Đông Hồ: nằm bên bờ con sông Đuống hiền hòa, những ngày Tết làng tranh lúc nào cũng nhộn nhịp khách qua lại. Điều làm nên nét đặc sắc của tranh Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh được chế biến từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc.
Lễ hội truyền thống:
Hội Lim: cứ 12-15 tháng Giêng hàng năm, không hẹn mà gặp, người dân ở khắp nơi đổ về vùng đất quan họ để dự  hội Lim. Hội thường được tổ chức trên một quả đồi ở thị trấn Lim, gồm 2 phần riêng biệt: phần lễ và phần hội.
Ngay từ ngày 12, các làng thuộc xã Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim, mở cửa đình, đền, chùa tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống. Sáng ngày 13, các đoàn rước về lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim, sau đó dâng hương tại chùa Hồng Ân và các đình, đền, chùa khác ở Nội Duệ và thị trấn Lim. Phần hội diễn ra tại đồi Lim với nhiều hoạt động vui chơi truyền thống như hát dân ca quan họ, đánh đu, bịt  mắt bắt dê, đấu vật...
Ăn uống:
Do các điểm du lịch đều gần với các trung tâm thị trấn nên bạn có thể lựa chọn những quán ăn, nhà hàng dọc đường. Bạn có thể thưởng thức những món quà bánh đặc trưng của vùng này như bánh tẻ làng chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh giò Phủ Từ, cơm rang chợ Giàu, cháo cá, chim ngói, thịt chuột Đình Bảng.
Quà mua về:
Bánh phu thê: Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường...tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh mà không nơi nào có được.
banh1-5040-1423133352.gif
Bánh phu thê được . Ảnh: dacsan
Rượu làng Vân: là món quà không thể thiếu khi bạn đến Bắc Ninh. Rượu được nấu bằng thứ gạo nếp thơm ngon, cộng thêm men gia truyền là 35 vị thuốc bắc quý hiếm khiến rượu uống êm, vị đậm đà.
Bánh đa Kế: một món ăn bình dị, dân dã với hình yên ngựa vàng bóng, vị bùi, thơm mùi lạc, vừng, khoai lang... đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách đến thăm.
Anh Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét