Bót dây thép tiền thân được gọi là Nhà Dây Thép vì được xây dựng dùng làm trạm phát và nhận tin từ Pháp. Trạm được thiết kế xây dựng gồm ba căn nhà biệt lập kiến trúc theo kiểu tây Phương với 3 cột ăng-ten cao đến trên 70 mét do hai người Pháp là Hermall và Stéru thiết kế. Vào năm 1945, Nhà Dây Thép bị quân Nhật chiếm giữ, nhưng sau đó không lâu Pháp trở lại, Nhà dây Thép lại trở về tay Pháp.
Sau khi chiếm lại Nhà Dây Thép, Pháp cho hạ bớt cột ăng –ten( chỉ chừa lại một cột) và xây thêm hai căn nhà gạch nền cao, một căn đê tên chỉ huy Pirolet ở, một căn để binh lính ở.
Bót Dây Thép là một căn nhà một trệt, một lầu, bố trí nhiều cửa sổ trổ ra bốn hướng. Phía trái ngôi nhà có hai cầu thang dẫn lên lầu một. Trong bót Dây Thép có một căn hầm để nhốt người. hầm chỉ có một lỗ thông hơi duy nhất ở phía trên nóc. Miệng hầm có kích thước nhỏ ( 0.4 m2) chỉ vừa đủ để một người đứng thẳng lọt.
Từ ngày tiếp quản Bót Dây thép, bọn lính Pháp do tên Pirolet chỉ huy đã biến nơi này thành ngục tù vây hãm, hành hạ khảo tra những người dân tăng Nhơn Phú anh hùng và tất cả những ai chúng nghi ngờ có liên quan, tiếp tế cho chiến sĩ cách mạng. Giai đọan này các phong trào đấu tranh yêu nước bùng nổ khắp nơi, quân Pháp càng điên tiết ra tay bắt bớ. Chúng bắt người rất nhiều, dùng mọi biện pháp tra khảo tàn bạo dã man nhất như: nướng thanh sắt dí vào bắp chân, treo ngược lên xà nhà, dùng rơm đốt cháy… nhưng vẫn không khuất phục được ý chí đấu tranh, lòng quật cường yêu nước của nhân dân…Bọn lính Pháp đã vô cùng tức giận, chúng gán cho những người nông dân hiền lành chất phác một tội danh gọi là ’chính trị phạm’ cột xích họ dính vào nhau thành từng chùm bắn chết rồi ném xác xuống rạch Suối cái.
Có thể nói, Bót dây Thép xưa kia quả đúng là một địa ngục trần gian của biết bao người dân vô tội. Bọn lính Pháp dưới sự chỉ huy trực tiếp của tên ‘ách râu’ -một sĩ quan khét tiếng là ‘khát máu’ dưới quyền Pirolet đã sát hại dân ta nhiều vô số kể. Có những tù nhân bị ngộp thở chết vì hầm giam người đã chất quá đông, có người bị tròng thòng lọng vào cổ kéo lên khỏi hầm để tra khảo chưa ra khỏi miệng hầm đã chết, có rất nhiều bất kể già trẻ, trai gái phải đứng xếp hàng cho chúng bắn chết ném xác xuống sông Cầu Bến Nọc. Khiếp đảm hơn, chúng còn giết người dùng mã tấu chặt đầu, xác ném xuống sông, đầu cắm vào cọc, dựng thành hàng dài trước Bót Dây Thép.
Hơn 50 năm đã trôi qua, nhưng tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho người dân Thủ Đức trước đây và quận 9 ngày nay mỗi khi nhắc đến vẫn khiến người ta phải ghê sợ và căm phẫn. Để ghi dấu một di tích đã bao năm in đậm quãng đường tranh đấu với biết bao mất mát tang thương của những người dân quận 9 anh hùng, ngày 18.1.1993 Bót dây Thép đã được Bộ VHTT chính thức ký quyết định công nhận la một di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
|
Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014
Bót Dây Thép
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét