Quân Mông Cổ tung hoành khắp Á - Âu
Quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần thời vua Trần Thái Tông đã đọ sức với những đoàn quân Mông Cổ thiện chiến nhất. Đây là một trong những trang sử sáng chói của dân tộc ta.
Lời tòa soạn
Lịch sử thế giới giai đoạn từ cuối thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ 14 là giai đoạn mà thế giới có nhiều biến động lớn. Thời kỳ này diễn ra hàng loạt sự sụp đổ của nhiều đế chế hùng mạnh, kéo theo đó là những thảm họa diệt chủng tàn khốc. Người Mông Cổ, một dân tộc xuất xứ từ vùng thảo nguyên Trung Á chính là nguyên nhân của những điều này. Người Mông Cổ vào thế kỷ 12 vẫn là một liên minh bộ lạc lỏng lẻo, không có chữ viết riêng, sinh sống bằng nghề chăn nuôi du mục bấp bênh. Vậy mà chỉ trong khoảng thời gian chỉ vài chục năm, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn và các con cháu, người Mông Cổ đã đoàn kết lại để thành lập một nhà nước thống nhất hùng mạnh, bắt đầu tiến hành các cuộc xâm lăng bất tận để mở rộng lãnh thổ. Trên nền tảng sức mạnh quân sự vượt trội của những đoàn quân Mông Cổ, cộng với nhiều yếu tố khách quan khác đã giúp Mông Cổ trở thành thế lực hầu như bất khả chiến bại trên toàn thế giới thời bấy giờ. Làn sóng xâm lược Mông Cổ hoành hành khắp châu Á và lan cả sang châu Âu. Làn sóng ấy vào giữa thế kỷ 13 đã lan đến biên giới nước Đại Việt. Dân tộc ta một lần nữa phải đứng lên chiến đấu với một kẻ thù hùng mạnh hàng đầu thế giới để khẳng định sự tồn tại của mình, khẳng định sức sống mãnh liệt của một dân tộc. Quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần thời vua Trần Thái Tông đã đọ sức với những đoàn quân Mông Cổ thiện chiến nhất như thế nào? Mời quý độc giả đọc loạt bài QUÂN DÂN ĐẠI VIỆT CHỐNG QUÂN MÔNG CỔ (kháng Mông lần thứ nhất). Bằng nhiều nguồn sử liệu khác nhau, chúng tôi sẽ đem đến một cái nhìn chi tiết, chân thực và đặc sắc nhất có thể cho mọi người.
Lịch sử thế giới giai đoạn từ cuối thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ 14 là giai đoạn mà thế giới có nhiều biến động lớn. Thời kỳ này diễn ra hàng loạt sự sụp đổ của nhiều đế chế hùng mạnh, kéo theo đó là những thảm họa diệt chủng tàn khốc. Người Mông Cổ, một dân tộc xuất xứ từ vùng thảo nguyên Trung Á chính là nguyên nhân của những điều này. Người Mông Cổ vào thế kỷ 12 vẫn là một liên minh bộ lạc lỏng lẻo, không có chữ viết riêng, sinh sống bằng nghề chăn nuôi du mục bấp bênh. Vậy mà chỉ trong khoảng thời gian chỉ vài chục năm, dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn và các con cháu, người Mông Cổ đã đoàn kết lại để thành lập một nhà nước thống nhất hùng mạnh, bắt đầu tiến hành các cuộc xâm lăng bất tận để mở rộng lãnh thổ. Trên nền tảng sức mạnh quân sự vượt trội của những đoàn quân Mông Cổ, cộng với nhiều yếu tố khách quan khác đã giúp Mông Cổ trở thành thế lực hầu như bất khả chiến bại trên toàn thế giới thời bấy giờ. Làn sóng xâm lược Mông Cổ hoành hành khắp châu Á và lan cả sang châu Âu. Làn sóng ấy vào giữa thế kỷ 13 đã lan đến biên giới nước Đại Việt. Dân tộc ta một lần nữa phải đứng lên chiến đấu với một kẻ thù hùng mạnh hàng đầu thế giới để khẳng định sự tồn tại của mình, khẳng định sức sống mãnh liệt của một dân tộc. Quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần thời vua Trần Thái Tông đã đọ sức với những đoàn quân Mông Cổ thiện chiến nhất như thế nào? Mời quý độc giả đọc loạt bài QUÂN DÂN ĐẠI VIỆT CHỐNG QUÂN MÔNG CỔ (kháng Mông lần thứ nhất). Bằng nhiều nguồn sử liệu khác nhau, chúng tôi sẽ đem đến một cái nhìn chi tiết, chân thực và đặc sắc nhất có thể cho mọi người.
Nhà Trần dùng thủy quân lấn biên, ra oai với người Tống
Vua Trần Thái Tông tự phụ thủy quân của mình tinh nhuệ, sẵn việc tuần biên thì đi cả sang đất Tống. Vua xưng là Trai Lang, cho chiến thuyền đi dọc khắp trại Vĩnh Bình thuộc Ung Châu, rồi đi sang cả Khâm Châu và Liêm Châu nước Tống mà neo thuyền.
1. Tình hình đất nước sau cuộc đổi ngôi Lý – Trần:
Dưới sự cai trị của vương triều Lý, nước Đại Việt đã có hơn hai trăm năm phát triển mạnh mẽ và ổn định về mọi mặt. Thế nhưng không nằm ngoài quy luật thịnh suy của các triều đại phong kiến, triều Lý xuống dốc thảm hại trong thời kỳ trị vì của các ông vua nhỏ tuổi, kém năng lực. Dưới thời vua Lý Cao Tông, chính sự thối nát, đất nước loạn lạc. Họ Trần nổi lên từ đất Tức Mặc, nhờ công cứu giá vua Lý Huệ Tông và đánh dẹp nội loạn mà dần trở thành thế lực cát cứ hùng mạnh. Thế lực họ Trần nắm vua trong tay, cùng thế lực của Đoàn Thượng ở Hồng Châu, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang tạo thành thế chân vạc. Quyền bính họ Trần ban đầu nằm trong tay Thái úy Trần Tự Khánh. Sau khi Trần Tự Khánh mất, em họ ông là Trần Thủ Độ giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ nằm hết chính sự.
Vua Lý Huệ Tông nhu nhược, lại mắc bệnh điên và không có con trai. Ông đã truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh mới lên 6 tuổi, sử gọi là vua Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ nhân việc này mà thu xếp cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, sau đó sắp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Năm 1225, Trần Cảnh được vợ nhường ngôi khi mới 7 tuổi, tức là vua Trần Thái Tông (Trần Thừa là cha đẻ vua được tôn làm Thượng hoàng, sau khi mất truy tôn là Trần Thái Tổ). Cuộc đổi ngôi từ họ Lý sang họ Trần được coi là êm thấm hiếm có trong lịch sử Việt Nam.
Bằng nhiều biện pháp từ nhẹ nhàng đến thô bạo, Trần Thủ Độ đã một tay lèo lái giữ vững cơ nghiệp ban đầu của Trần triều. Ông đã bức tử vua Lý Huệ Tông để trừ hậu họa. Nhân dịp tôn thất họ Lý tập trung bái tế tổ tiên, Trần Thủ Độ cho đào hố đặt bẫy chôn sống hàng loạt tôn thất triều Lý có ý chí phản kháng. Họ Lý trong cả nước bị bắt đổi thành họ Nguyễn với lý do kỵ húy Trần Lý, vốn là tổ tiên họ Trần. Chế độ hôn nhân trong nội bộ hoàng thất nhà Trần được Trần Thủ Độ đề ra nhằm tránh đi vết xe đổ mất ngôi về tay ngoại thích của họ Lý. Lý Chiêu Hoàng từ ngôi vị hoàng đế sau khi nhường ngôi cho chồng thì được phong làm Chiêu Thánh hoàng hậu, sau lại bị giáng làm Chiêu Thánh công chúa. Tất cả những điều đó đều là kịch bản của Trần Thủ Độ cả.
Đối với thế lực cát cứ bên ngoài, vương triều mới tổ chức đánh dẹp những thế lực nhỏ yếu, hòa hoãn, phong tước cho hai thế lực cát cứ mạnh là Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Năm 1228, Nguyễn Nộn đánh giết được Đoàn Thượng, thu phục một phần lực lượng Hồng Châu, thế lực càng mạnh. Trần Thủ Độ một mặt điều quân phòng giữ nơi trọng yếu, mặt khác xin vua gởi thiệp chúc mừng đến Nguyễn Nộn, gia phong tước Hoàng Đạo Hiếu Vũ Vương, gả công chúa Ngọa Thiềm cho Nguyễn Nộn để kết thân và do thám. Nguyễn Nộn cũng chấp nhận thuần phục triều đình. Chẳng lâu sau đó, năm 1229 Nguyễn Nộn chết vì bệnh tật, lực lượng tan rã nhanh chóng. Bất giờ đất nước mới thực sự quy về một mối. Từ đây, Đại Việt dưới triều đại nhà Trần tiếp tục đà phát triển vững mạnh mà vương triều Lý đã gây dựng.
2. Sức mạnh của Đại Việt, tiền đề cho công cuộc chống ngoại xâm :
Triều đình tập trung vào việc đắp đê trị thủy, phát triển nông nghiệp. Các ngành nghề khác cũng có điều kiện phát triển dưới sự thái bình mà triều đại mới mang lại. Tam giáo Nho, Phật, Lão đều phát triển mạnh, bổ trợ cho nhau trong việc định hình một hệ tư tưởng chung cho xã hội. Bình dân đa phần sùng đạo Phật, trong nước nhiều người cạo đầu, nếp sống vì thế mà an phận, thích hòa bình. Giới quan lại, quý tộc thì ngoài đạo Phật còn chăm trao dồi đạo Nho. Nho giáo tốt cho việc khiếu học và giúp giữ vững luân lý của một nhà nước quân chủ. Bên cạnh việc tổ chức đất nước theo phép tắc cũ từ thời nhà Lý, Đại Việt thời Trần có đặc trưng là hình thành một tầng lớp quan liêu quý tộc họ Trần đông đảo. Những vương hầu họ Trần được phân phong các thái ấp.
Mỗi thái ấp là một lãnh địa phong kiến có một số quyền tự trị nhất định như thu tô, tuyển mộ gia thuộc và thân binh. Khi không có việc cần, các quý tộc ở trong thái ấp của mình, khi cần thì vua sẽ triệu họ vào triều. Quan hệ giữa vua với các quan lại cao cấp ngoài nghĩa vua tôi còn có tình cảm thân tộc, gia đình. Vì vậy mà trong triều chính sự dễ dàng thông suốt do có nhiều sự tin cậy lẫn nhau. Ví như Trần Thủ Độ chuyên quyền, uy thế lớn hơn cả vua nhưng vua Trần vẫn hoàn toàn tin tưởng vì là chỗ tình thâm. Thủ Độ cũng hết lòng mà phò tá vua.
Nhà Trần chú ý phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có quân sự là lĩnh vực tối quan trọng để bảo vệ đất nước. Quân đội Đại Việt thời này bao gồm cấm quân, sương quân, lộ quân và thân quân của các vương hầu. Cấm quân có quân số chừng 2-3 vạn đóng ở kinh đô là lực lượng nòng cốt tinh nhuệ nhất đất nước, tuyển chọn từ những binh sĩ giỏi nhất trong toàn quân đội, được thích chữ Thiên Tử Binh trên trán, xăm hình rồng cùng hoa văn trên người. Cấm quân đặt dưới sự chỉ huy của Điện tiền chỉ huy sứ. Sương quân là quân được tuyển từ những trai tráng khỏe mạnh trong nước để đóng giữ ở những vùng phụ cận kinh đô. Sương quân hoạt động theo chế độ luân phiên. Khi đến phiên, quân lính sẽ nhập ngũ để huấn luyện và chiến đấu. Hết phiên thì quân lính về nhà làm ruộng, cứ thế thay nhau tại ngũ. Lộ quân cũng như sương quân nhưng là quân đóng ở các lộ phủ, giữ vai trò phòng thủ tại địa phương và được điều động phối hợp với cấm quân, sương quân khi có chiến tranh lớn. Các quan lại địa phương có quyền tự tuyển mộ lộ quân dưới sự giám sát của triều đình trung ương. Các vương hầu cũng được tuyển thân binh để dùng khi có việc cần. Nhờ chính sách tuyển mộ quân lính linh hoạt và tiếp nối chính sách Ngụ Binh Ư Nông, triều Trần không tốn quá nhiều nguồn lực nuôi quân nhưng luôn có được số quân đông đảo khi cần thiết. Tổng quân số Đại Việt đầu thời Trần trong điều kiện hòa bình có khoảng 10 vạn quân, thay phiên nhau về làm ruộng (trừ cấm quân). Tổng số dân Đại Việt thời này chừng 6 - 7 triệu người. Khi có chiến tranh, quân số sẽ tăng lên nhiều để đủ sức đương đầu với kẻ thù.
Triều đình rất chú trọng giảng day binh pháp và võ nghệ cho các tướng sĩ. Giảng Võ Đường là một trường quân sự cao cấp được thành lập để đào tạo, trao dồi kỹ năng cho các tướng lĩnh. Nhà Trần xây dựng quân đội theo phương châm “Qúy hồ tinh, bất quý hồ đa” (cần tinh nhuệ chứ không cần nhiều). Quân lính được huấn luyện để tinh thông cả binh pháp lẫn võ nghệ, được trang bị tốt. Thời kỳ này quân chủng mạnh nhất của Đại Việt là thủy binh với nhiều loại thuyền tối tân. Kỵ binh, bộ binh, tượng binh cũng là những lực lượng mạnh.
Từ quý tộc đến bình dân, nô tì ai ai cũng có tinh thần thượng võ. Con trai nhà quý tộc đều được đào tạo võ nghệ, sử dụng các loại binh khí, luyện tập cỡi ngựa, bắn cung. Nô tì trong các thái ấp cũng được huấn luyện võ nghệ. Môn thể thao được yêu bậc nhất thời này là môn đô vật. Những ngày lễ hội thường tổ chức đấu vật cho các trai tráng thi thố. Ngoài ra, còn một môn “thể thao” được giới vương tôn ưa chuộng khác là gây sự đánh nhau bằng tay không và một mình đi “ăn cướp” (cướp của là việc phụ, chủ yếu là đánh nhau tranh hơn). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép : “Bấy giờ các vương hầu phần nhiều coi việc đánh nhau bằng tay không và một mình đi cướp là dũng cảm”.
Trong thời vua Trần Thái Tông trước khi quân Mông Cổ xâm phạm thì đất nước tương đối thái bình. Lần động binh lớn nhất trước kháng Mông Cổ chính là lần thân chinh của vua Trần Thái Tông đánh Chiêm Thành năm 1252 để răn đe việc vua Chiêm Thành đòi đất cũ mà Chiêm Thành đã dâng cho Đại Việt từ thời Lý. Lần này Đại Việt toàn thắng, bắt được vợ và nhiều thê thiếp của vua Chiêm Thành, cùng nhiều dân Chiêm rồi rút quân. Ngoài chiến sự Việt Chiêm, lần động binh khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng rất đáng quan tâm là việc tuần biên phía bắc của vua Trần Thái Tông năm 1247. Vua Trần Thái Tông tự phụ thủy quân của mình tinh nhuệ, sẵn việc tuần biên thì đi cả sang đất Tống. Vua xưng là Trai Lang, cho chiến thuyền đi dọc khắp trại Vĩnh Bình thuộc Ung Châu, rồi đi sang cả Khâm Châu và Liêm Châu nước Tống mà neo thuyền. Dân Tống không hiểu quan quân từ đâu ra, sợ hãi bồng bế nhau mà chạy tán loạn cả một vùng. Sau đó người Tống biết được là quân Đại Việt, bèn dùng xích sắt chặn sông ngăn đường về nước. Vua Trần Thái Tông vẫn ung dung rút quân về, nhân tiện còn sai quân nhổ neo sắt mà đem về nước dùng. Cuộc đi tuần lấn biên này là chứng tỏ sự hùng mạnh cuả quân Đại Việt với người Tống.
Chỉ với quãng thời gian chừng hơn hai mươi năm ổn định và phát triển đất nước sau nội chiến và cuộc đổi ngôi Lý – Trần, nước Đại Việt lại vươn lên mạnh mẽ. Bấy giờ đất nước thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Quân đội Đại Việt thời Trần Thái Tông tỏ ra vượt trội hơn hẳn các nước lân bang, dân chúng thì yêu nước và tin tưởng vào triều đình mới. Đó là những tiề
1. Sự trổi dậy của đế quốc Mông Cổ, đặc trưng của quân Mông Cổ
Vào cuối thế kỷ 12, các bộ lạc du mục ở khu vực thảo nguyên Trung Á, phía bắc Trung Quốc bước vào giai đoạn hình thành một quốc gia thống nhất. Thời kỳ này người Mông Cổ có các liên minh bộ lạc lớn là Khiết Liệt, Mông Cổ, Nãi Man, Thát Đát … Do sự chia rẽ về lợi ích và chịu ảnh hưởng chính sách chia để trị của đế quốc Kim, các bộ lạc Mông Cổ vẫn thường xuyên đánh lẫn nhau. Bấy giờ, một nhân vật kiệt xuất của người Mông Cổ nổi lên, đó là Thiết Mộc Chân (Temujin), thuộc bộ lạc Khất Nhan. Người này đã từng bước lập nên một liên minh lớn, tung quân đánh dẹp các bộ lạc thù địch, thống nhất được Mông Cổ. Năm 1206, hội nghị các quý tộc Mông Cổ đã tôn xưng Thiết Mộc Chân làm Thành Cát Tư Hãn ( Genghis Khan ), nghĩa là Vua của thiên hạ. Từ đây, Mông Cổ liên tục có những chiến dịch xâm lược quy mô lớn trên khắp các hướng. Tiến độ bành trướng của đế quốc Mông Cổ là chưa từng thấy trong lịch sử. Ban đầu, Mông Cổ thu phục nhanh chóng các bộ tộc lân cận người Khiết Đan, Đột Quyết. Sau đó lần lượt các đế chế hùng mạnh hàng đầu xung quanh bị đánh bại.
Năm 1206 Thành Cát Tư Hãn dẫn quân xâm lược nước Tây Hạ. Đến năm 1227 thì Tây Hạ vong quốc.
Năm 1219 quốc gia bá chủ Trung Á là Hoa Thích Tử Mô (Khwarezm), một đế chế có tính chất kế thừa đế quốc Ba Tư (bao gồm Iran, Iraq ngày nay và một số vùng lãnh thổ khác) có xung đột với Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn dẫn quân tàn phá nước này. Đến năm 1221 thì hầu hết lãnh thổ nước này đã bị Mông Cổ chiếm.
Năm 1211 Mông Cổ tấn công đế quốc Kim, quốc gia của người Nữ Chân lập nên đang thống trị vùng Hoa Bắc. Đến năm 1215 thì chiếm được Trung Đô nước Kim. Nước Kim liên tiếp phải dời đô trốn tránh. Mông Cổ kết liên minh với Nam Tống cùng hội quân diệt Kim. Đến năm 1234 thì nước Kim hoàn toàn bị Mông Cổ thôn tính.
Trong khoảng thời gian từ 1229 đến 1242, một nhánh quân Mông Cổ do cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Bạt Đô (Batu) chỉ huy tiến quân về hướng tây bắc, tàn phá Đông Âu và Trung Âu. Quân Mông Cổ chiếm thành Moscow, tiêu diệt nước Nga Kiev (Kiev Rus), đánh bại quân Ba Lan, Hungari, Áo… Cả Châu Âu kinh hoàng trước sức mạnh quân Mông Cổ. Ở Đức xuất hiện bài cầu nguyện “Chúa cứu vớt chúng con khỏi sự cuồng bạo của Tatar”.
Quân Mông Cổ thời kỳ này đa phần là những kỵ binh cực kỳ tinh nhuệ và tàn bạo. Người Mông Cổ vốn là dân du mục lớn lên trên lưng ngựa, từ nhỏ đã tập tành cưỡi ngựa bắn cung và các kỹ thuật chiến đấu trên ngựa. Những trang bị vượt trội của quân Mông Cổ là cung tên bắn xa và mạnh, áo giáp độn da thú nhẹ và bền chắc, loan đao và gươm, giáo … Mỗi người lính Mông Cổ được trang bị đến bốn ngựa thay phiên nhau. Ngựa Mông Cổ dai sức, chạy nhanh, thích nghi được nhiều điều kiện thời tiết là thứ lợi khí quan trọng của người Mông Cổ. Khi tấn công vào vùng Trung Đông, người Mông Cổ tiếp thu kỹ thuật hỏa pháo và máy bắn đá loại Trebuchet. Những vũ khí này dùng để công phá thành trì cực kỳ lợi hại. Sau những cuộc chiến với người Châu Âu, người Mông Cổ bắt đầu xây dựng những đội Thiết kỵ binh với trang bị áo giáp hạng nặng bằng kim loại cho cả người và ngựa. Chúng ta thấy rằng, quân đội Mông Cổ không chỉ thiện chiến và trang bị tốt, mà còn biết tích cực tiếp thu kỹ thuật quân sự của những nền văn minh khác. Ngoài việc tiếp thu kỹ thuật, đế quốc Mông Cổ còn biết tận dụng nhân lực của những quốc gia bị thôn tính để bổ sung quân số. Do đó quân đội của đế quốc Mông Cổ vừa có chất lượng vừa đảm bảo số lượng.
2. Kế hoạch xâm chiếm Đại Lý, Đại Việt của Mông Cổ trong kế hoạch bao vây Nam Tống từ mọi hướng
Đế quốc Mông Cổ sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời (1227) thì lần lượt các Hãn nối nghiệp là Oa Khoát Đài (Ogodei), Quý Do (Guyuk), Mông Kha (Mongke). Dưới thời Oa Khoát Đài Hãn từ năm 1229 đến năm 1241 là quá trình bành trướng mạnh mẽ. Sang đến thời Quý Do Hãn thì dấu hiệu phân liệt do lãnh thổ quá rộng lớn diễn ra. Đến thời Mông Kha Hãn, trọng tâm chính của đế quốc Mông Cổ là phương Đông. Mông Kha dồn sức tấn công nước Nam Tống để độc chiếm cả hai vùng đồng bằng Hoàng Hà, Trường Giang và mở rộng lãnh thổ về hướng đông nam.
Cuộc chiến giữa Nam Tống và Mông Cổ đã bùng phát ngay sau khi liên minh Tống – Mông diệt xong nước Kim (1234) dưới thời Oa Khoát Đài. Quân Nam Tống bội ước với Mông Cổ, đem quân bắc tiến. Mông Cổ bẻ gãy nhanh chóng cuộc tấn công của Nam Tống và phản công dữ dội. Quân Mông Cổ chiếm được nhiều vùng đất hiểm yếu như Tùy Châu, Sính Châu. Tướng Tống là Mạnh Cử cầm quân đánh thắng được quân Mông Cổ một số trận, làm chậm được tiến độ xâm lấn của Mông Cổ. Chiến sự dằn co thì tạm lắng khi vua Oa Khoát Đài qua đời, Mông Cổ xảy ra một số xáo trộn nội bộ.
Cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, con trai của vương tử Đà Lôi là Mông Kha lên ngôi Hãn năm 1251. Sau khi giải quyết xong những xáo trộn nội bộ, ông liền tiếp tục cuộc nam chinh. Trước sức kháng cự còn mạnh của nước Nam Tống, Mông Kha chủ trương đánh chiếm những nước xung quanh Nam Tống để tạo thành thế bao vây từ nhiều hướng, thực hiện nhiều mũi giáp công. Quân Mông Cổ tràn sang Tây Tạng. Mông Kha tấn công chính diện từ hướng bắc biên giới Tống, lệnh cho em trai ông là Hốt Tất Liệt (Kubilai) cùng tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) đem quân thôn tính nước Đại Lý, với ý đồ chiếm xong Đại Lý sẽ tiến tiếp về nam chiếm luôn Đại Việt, nhằm làm bàn đạp tấn công Nam Tống từ phía sau.
3. Sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý. Đại Việt tiếp giáp đế quốc Mông Cổ
Đại Lý là vương quốc của người Di, người Bạch và những tộc người thuộc ngữ hệ Thái khác, nằm ở vùng ngày nay là tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đại Lý được coi là quốc gia kế thừa của nước Nam Chiếu. Nước Đại Lý thời bấy giờ là một quốc gia yên bình, sùng đạo Phật, quân sĩ không quen việc chinh chiến. Chính vì vậy, họ đã tỏ ra không phải là đối thủ của quân Mông Cổ.
Ban đầu theo kế hoạch của Mông Kha thì Hốt Tất Liệt là tổng chỉ huy đội quân xâm lược Đại Lý, phối hợp với danh tướng Ngột Lương Hợp Thai. Năm 1252, 4 vạn kỵ binh được xếp vào hạng tinh nhuệ bậc nhất của đế quốc Mông Cổ tràn sang lãnh thổ Đai Lý. Vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của quân Đại Lý tại thung lũng Nhĩ Hải, quân Mông Cổ bị thiệt hại nặng đến hàng ngàn người. Tuy nhiên, quân Đại Lý chỉ làm được đến vậy. Phòng tuyến của quân Đại Lý bị thất thủ trong vài tuần. Năm 1253, thành Đại Lý – kinh đô vương quốc này thất thủ. Năm 1256, vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí bị bắt sống, hàng vạn quân còn lại trong quân đội Đại Lý đầu hàng. Đại Lý vong quốc.
Sự diệt vong của vương quốc Đại Lý đã làm chấn động triều đình Đại Việt. Như vậy là lãnh thổ nước ta đã tiếp giáp với đế quốc Mông Cổ ở phía tây bắc. Chủ trại Quy Hóa tên Hà Khuất chạy trạm cấp báo cho triều đình việc sứ Mông Cổ sắp sang và ý đồ xâm chiếm Đại Việt của Mông Cổ. Triều đình lập tức ráo riết chuẩn bị chống xâm lược, hạ lệnh cho quân dân cả nước sắm sửa vũ khí. Tháng 9.1257, vua Trần Thái Tông lệnh cho Trần Quốc Tuấn lĩnh nhiệm vụ tiết chế quân thủy bộ tiến ra đóng ở biên giới để đề phòng.
Vốn từ trước đó, triều đình đã nắm được phần nào về tình hình biến chuyển ở phương bắc thông qua lời những thương nhân và người ở biên giới Tống – Việt báo lại. Tuy nhiên chỉ từ khi nước Đại Lý bị diệt thì mối đe dọa mới trở nên thực sự rõ rệt. Những việc phòng bị trước đó của Đại Việt cũng chỉ là việc thường nhật mà thôi. Quân dân Đại Việt không có nhiều thời gian để chuẩn bị. Bấy giờ Ngột Lương Hợp Thai tranh thủ nhanh chóng sắp đặt lại lực lượng ở Đại Lý. Chẳng bao lâu nữa, quân Mông Cổ sẽ ồ ạt tiến sang.
Đạo quân Mông Cổ nhận nhiệm vụ xâm chiếm Đại Lý và Đại Việt là một trong những thành phần tốt nhất mà đế quốc Mông Cổ có được. Cả tướng lẫn quân đều tinh nhuệ. Đó là những tinh hoa của đế quốc Mông Cổ. Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) là một trong những tướng lĩnh lẫy lừng nhất của Mông Cổ thời bấy giờ, được Mông Kha và Hốt Tất Liệt tin tưởng giao cho việc xâm lược Đại Lý và Đại Việt. Viên tướng này là con trai của Tốc Bất Đài (Subotai) – một trong Tứ Dũng của người Mông Cổ, phó tá Thành Cát Tư Hãn từ buổi đầu.
Ngột Lương Hợp Thai đã từng lập nhiều quân công lớn trong các chiến dịch đánh Kim, thôn tính Hoa Thích Tử Mô và tấn công Châu Âu, là một vị tướng bách chiến bách thắng từ Á sang Âu. Ngay cả Hưng Đạo vương về sau dù từng là người đối địch, cũng dành lời khen ngợi và lấy hình tượng của Ngột Lương Hợp Thai để khích lệ tinh thần quân lính trong tác phẩm Hịch Tướng Sĩ nổi tiếng :
“Vương Công Kiên là người như thế nào?... mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, chống quân Mông Kha đông hàng trăm vạn, khiên cho sinh linh bên Tống, đến nay còn đội ơn sâu.
Cốt Đãi Ngột Lang là người như thế nào? Tỳ tướng của ông ta là Xích Tu Tư lại là người thế nào? Mà xông vào lam chướng trên đường muôn dặm, đánh quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay vẫn còn lưu tiếng tốt.
Các ngươi...không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm,...lúc trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười, so với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì ?”.
Phụ tá cho Ngột Lương Hợp Thai có con trai y là A Truật (Aju), cũng là một tướng tài hiếm có. A Truật bấy giờ chỉ 18 tuổi mà đã trợ giúp đắc lực cho cha mình trong cuộc xâm lược Đại Lý. Tuy trước chiến dịch tấn công Đại Lý, A Truật chưa thể hiện được nhiều nhưng về sau lập được rất nhiều công lớn trong cuộc chiến Tống – Mông, trở thành một trong những tướng trụ cột của đế quốc Nguyên Mông. Ngoài hai danh tướng kể trên, trong đội quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt còn có nhiều tướng lĩnh cao cấp khác của Mông Cổ. Đáng lưu ý là có đến 50 người mang tước vương, có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với hoàng thất Mông Cổ cũng được phái sang Đại Việt. Trong số đó có cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Abisca, con trai của Sát Hợp Đài (Chagadai). Với thành phần tướng lĩnh đông đảo, đầy đủ những tướng lĩnh lão luyện và cả hoàng thân như thế, rõ ràng Mông Cổ đặt rất nhiều tâm huyết vào đội quân xâm lược Đại Việt.
Quân Mông Cổ sau khi diệt xong Đại Lý thì cũng chịu tổn thất đến hơn 1 vạn người. Đó là do sức kháng cự của quân dân Đại Lý. Để kiểm soát được lãnh thổ vừa mới chiếm, Ngột Lương Hợp Thai còn phải để lại một số quân chiếm đóng ở Đại Lý, chỉ còn khoảng 2 – 3 vạn quân Mông Cổ được huy động tiếp tục tiến sang Đại Việt. Tuy vậy, Mông Cổ lại có được nguồn bổ sung quân số quan trọng từ hàng binh Đại Lý. Ngột Lương Hợp Thai điều động được thêm 2 vạn quân kỵ bộ người Đại Lý sung vào đội ngũ, tạo thành đội quân đông 4 – 5 vạn người phục vụ cho việc xâm chiếm Đại Việt. Số quân người Đại Lý tuy không tinh nhuệ như kỵ binh Mông Cổ, nhưng cũng là những quân lính có chất lượng tốt, được trang bị tốt và tinh thần chiến đấu không hề kém cỏi. Họ chiến đấu để nhằm bảo vệ tính mạng cho nhà vua của mình cũng như tính mạng những người Đại Lý khác. Bởi bấy giờ vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí cùng nhiều người thuộc hoàng tộc đã bị bắt, trở thành con tin. Sẽ thật sai sót nếu xem nhẹ sức chiến đấu của số quân người Đại Lý này. Mang thân phận là hàng binh, quân Đại Lý được Ngột Lương Hợp Thai bố trí làm “quân tiên phong” để đi đầu nhằm gánh bớt phần thương vong cho quân Mông Cổ. Đoàn Hưng Trí cùng chú mình là Tín Thư Phúc cũng theo quân Mông Cổ làm hướng đạo.
Quân Mông Cổ không như những đạo quân điển hình khác thời bấy giờ là luôn cần phu phen đi kèm để tải lương, khuân vác. Tất cả những gì cần thiết cho việc chiến đấu, sinh hoạt và ăn uống đều nằm trên lưng ngựa. Người Mông Cổ có rất nhiều ngựa, cho nên ngựa theo quân thay phiên nhau vận tải và chiến đấu mà không bị kiệt sức. Chính bản thân loài ngựa cũng là nguồn lương thực dự trữ của quân Mông Cổ (thịt và sữa). Biên chế như vậy ngoài việc tiết kiệm nhân lực tối đa, còn giúp quân Mông Cổ hành quân nhanh với tốc độ kinh hoàng. Quân Mông Cổ đi đến đâu sẽ cướp lương thực của đối phương mà ăn, vừa làm kiệt quệ đối thủ vừa tăng thêm tính cơ động của mình. Tuy vậy nhược điểm của chúng là không có khả năng duy trì một cuộc chiến kéo dài và không có điều kiện cướp bóc, vì khi đó lượng lương thực tiêu tốn trở nên quá lớn vượt quá số lượng lương thực mang theo trên lưng ngựa. Nhược điểm này không hề dễ khai thác, khi mà chiến thuật Tốc chiến tốc thắng của quân Mông Cổ đã làm kinh hoàng khắp thế giới. Chẳng cần có quân số đông, thậm chí rất nhiều lần quân Mông Cổ có quân số ít hơn hẳn đối phương nhưng vẫn giành được chiến thắng.
Khoảng nửa cuối tháng 12/1257, Ngột Lương Hợp Thai sắp đặt xong về nhân sự lập tức cất quân tiến thẳng về hướng Đại Việt. Đến vùng biên giới, quân Mông Cổ hạ trại dừng quân. Để lung lạc tinh thần của phía Đại Việt, Ngột Lương Hợp Thai đã phái sứ giả đến đưa thư cho vua Trần Thái Tông dụ hàng. Thái độ của sứ giả Mông Cổ luôn trịch thượng hống hách, tỏ ý ra oai nước lớn, lời lẽ đe dọa lẫn dụ dỗ vua tôi Đại Việt. Bấy giờ phía bắc Mông Cổ tung hoành dọc ngang, thì phương nam Đại Việt cũng là một nước hùng cường, đâu dễ gì chịu phục. Đại Việt trước giờ đối với nước lớn như Tống vẫn không ngại động binh, đối với Chiêm Thành thì bắt phải xưng thần cống nạp. Đối với Mông Cổ tuy có nể sợ đôi phần về thế lực đang lên mạnh nhưng vẫn có ý coi là man di mà thôi.
Vua Trần Thái Tông vốn tự tin về sức mạnh của quân dân Đại Việt, lại căm tức sự hống hách của sứ giả Mông Cổ, liền hạ lệnh tống giam. Ngột Lương Hợp Thai không thấy sứ giả quay về, tiếp tục tiến quân vào lãnh thổ nước ta. Đến trại Quy Hóa, quân Mông Cổ lại dừng, liên tiếp phái thêm hai sứ giả nữa. Sứ giả mà Ngột Lương Hợp Thai phái tới đều bị giam cả. Phần là vì vua Trần tỏ ý không chịu khuất phục, phần là để đề phòng sứ giả khi trở về được sẽ báo cáo những sự bố phòng của phía ta. Bắt giam sứ giả rồi, vua Trần Thái Tông điều động cấm quân và các lộ quân lân cận chuẩn bị sẵn sàng để nghênh chiến với Mông Cổ. Cả nước hừng hực khí thế chống giặc.
Chờ mãi chẳng thấy sứ giả nào quay về, Ngột Lương Hợp Thai từ sốt ruột đổi sang tức giận, bèn hạ lệnh tiếp tục tiến quân, quyết tâm tiêu diệt nước Đại Việt như người Mông Cổ đã làm ở nhiều nơi khác trên thế giới.
1. Các hướng tiến quân của Mông Cổ
Cuối tháng 12.1257, Ngột Lương Hợp Thai từ trại A Mân sát biên giới Đại Việt rồi tấn công chiếm đóng trại Quy Hóa thuộc lãnh thổ Đại Việt. Quân của trại chủ Hà Khuất không chống nổi, phải lẫn vào rừng mà tránh mũi nhọn của giặc. Sau đó quân Mông Cổ từ trại Quy Hóa tiến quân dọc bờ sông Thao (đoạn sông Hồng chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) thẳng xuống kinh thành Thăng Long khi chờ không thấy sứ giả nào trở về. Hai đạo kỵ binh được phái đi tiên phong dò đường. Đạo tiên phong thứ nhất do tướng Triệt Triệt Đô (Cacakdu) men theo hữu ngạn sông Thao mà tiến. Đạo tiên phong thứ hai do phò mã Mông Cổ là Hoài Đô (Quaidu) chỉ huy hành quân bên tả ngạn để bảo vệ sườn phải của đại quân Mông Cổ. Viên tướng trẻ A Truật cầm trung quân tiến sau đội tiên phong của Triệt Triệt Đô. Sau cùng là hậu quân do Ngột Lương Hợp Thai trực tiếp chỉ huy.
2. Quân tình Đại Việt :
Bấy giờ về tương quan lực lượng toàn lãnh thổ, quân Đại Việt có quân số đông áp đảo địch. Nhưng vì là bên tấn công, Mông Cổ có lợi thế binh lực tập trung. Trái lại, quân đội Đại Việt cần phải phân chia để phòng thủ nhiều nơi trên đất nước.
Toàn quân thường trực Đại Việt có 10 vạn quân. Trong đó, cấm quân khoảng 2 vạn, sương quân 8 vạn. Các hiệu sương quân ngày thường thay phiên làm ruộng, nay đều đã nhập vào đội ngũ khi có lệnh sẵn sàng chiến đấu. Trong năm 1257, một cánh quân đã được điều động lên trại Quy Hóa gần biên giới dưới quyền chỉ huy của viên tướng trẻ Trần Quốc Tuấn để phòng bị quân Mông Cổ. Tuy nhiên, sử sách cũ của cả hai phía Nguyên Mông và Đại Việt đều không có ghi chép gì về sự giao chiến của Trần Quốc Tuấn với quân Mông Cổ. Có thể Trần Quốc Tuấn đã chủ động rút lui bảo toàn lực lượng, tránh đi cái thế mạnh ban đầu của giặc. Một cụm quân quan trọng khác của Đại Việt đóng ở Thiên Mạc (thuộc Nam Định) – đất thang mộc của họ Trần. Ngoài ra, biên thùy phía nam vẫn luôn cần phải có trọng binh đóng giữ để phòng bị nước Chiêm Thành. Dẫu vậy, về vấn đề quân số thì Đại Việt vẫn có thể điều động ngay lập tức một số lượng quân đông hơn hẳn quân địch. Quân số không phải là điều đáng ngại với Đại Việt trong cuộc chiến này.
Theo phép tắc nhà Trần, nhiều vương hầu nắm giữ trọng chức nhưng không thường xuyên ở tại kinh đô mà ở trong các Thái ấp của mình, khi có việc cần vua sẽ cho người gọi đến. Chính vì vậy mà trong nhiều quyết định quan trọng lúc quân Mông Cổ mới sang, nhà vua không có được sự thảo luận kỹ càng từ các đại thần. Đây mới chính là vấn đề khiếm khuyết quan trọng trong việc chuẩn bị kháng chiến. Vua Trần Thái Tông bấy giờ tuy là một vị vua anh minh, thể hiện được tài năng trị nước nhưng xét về kinh nghiệm chiến trường vẫn còn rất ít. Cần biết rằng, tướng Mông Cổ sang Đại Việt lần này là những tên có rất nhiều kinh nghiệm chỉ huy nhiều cuộc chiến lớn, với nhiều hình thái chiến tranh khác nhau, và từng đánh bại nhiều đội quân có sở trường khác nhau. Sự chênh lệch về kinh nghiệm tác chiến, chỉ huy sẽ đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến.
3. Vua Trần Thái Tông thân chinh, hai đội quân đối mặt :
Nhận được tin báo về tình hình quân Mông Cổ và nắm được hướng tiến quân của chúng, vua Trần Thái Tông quyết định thân chinh. Đầu tháng 1.1258, vua điều động sáu quân gồm quân Thiên Thuộc, Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần cùng sương quân các lộ gần kinh thành. Tổng quân số lên đến chừng hơn 7 vạn người, với tượng binh trợ chiến và nhiều chiến thuyền (căn cứ theo quân số có thể có hơn 1000 thuyền) làm nhiệm vụ chuyên chở quân lính, voi chiến. Số quân binh này đã được lệnh sẵn sàng chiến đấu từ trước, nay chỉ hô một tiếng là lập tức hợp thành đoàn quân. Tháp tùng theo vua có nhiều tướng lĩnh quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vương hầu và các lộ ở xa chưa đến hội quân. Ấy là do vua Trần Thái Tông khá tự tin với quân đông hơn gần gấp đôi và có nhiều tượng binh trợ chiến, ngài sẽ nhanh chóng giành chiến thắng trước quân Mông Cổ. Vua đi đánh trận xa, Thái sư Trần Thủ Độ được giao trọng trách giám quốc, đóng ở kinh đô Thăng Long làm hậu viện.
Binh thuyền Đại Việt từ kinh thành Thăng Long ngược dòng sông Phú Lương (sông Cầu), rẽ vào sông Cà Lồ tiến lên phía tây bắc chặn giặc. Đến vùng Bình Lệ Nguyên (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc ngày nay), vua Trần Thái Tông cho quân đổ bộ lên bờ bắc sông Cà Lồ, tiến về bờ nam con sông Phan, khu vực làng Hương Canh mà dàn trận nghênh địch (1). Còn số thuyền chở quân đổ bộ đóng tại bến Lãng Mỹ, nằm trên sông Cà Lồ, cách Bình Lệ Nguyên không xa, để phòng sự bất trắc sẽ chở quân rút lui về hậu tuyến.
Lại nói quân Mông Cổ từ khi nhổ trại tiến quân đến giữa tháng 1.1258 thì đến bờ sông Lô. Các toán tiền hậu tả hữu của Mông Cổ cùng vượt sông Lô hội quân tại Bạch Hạc (thuộc Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Đoàn quân xâm lược của Mông Cổ do tướng Ngột Lương 6Hợp Thai cầm đầu chỉ còn cách đội quân vệ quốc của vua Trần Thái Tông một con sông Phan (con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Cà Lồ). Bên bờ nam con sông nhỏ này, voi ngựa Đại Việt bày trận san sát chờ sẵn. Bên kia bờ bắc, quân Mông Cổ sắp đặt các thê đội chuẩn bị vượt sông. Cuộc quyết chiến giữa Đại Việt và Mông Cổ sắp bắt đầu.
Quốc Huy
Chú thích (1) : Nhiều tài liệu cũ cho rằng quân Đại Việt dàn trận ở bờ nam sông Cà Lồ. Xét thấy không hợp lý vì địa danh Bình Lệ Nguyên, nay là huyện Bình Xuyên nằm ở bờ bắc sông Cà Lồ. Nay qua nghiên cứu địa đồ và ghi chép về hướng tiến quân của địch xin phép cải chính lại.
Dưới sự cai trị của vương triều Lý, nước Đại Việt đã có hơn hai trăm năm phát triển mạnh mẽ và ổn định về mọi mặt. Thế nhưng không nằm ngoài quy luật thịnh suy của các triều đại phong kiến, triều Lý xuống dốc thảm hại trong thời kỳ trị vì của các ông vua nhỏ tuổi, kém năng lực. Dưới thời vua Lý Cao Tông, chính sự thối nát, đất nước loạn lạc. Họ Trần nổi lên từ đất Tức Mặc, nhờ công cứu giá vua Lý Huệ Tông và đánh dẹp nội loạn mà dần trở thành thế lực cát cứ hùng mạnh. Thế lực họ Trần nắm vua trong tay, cùng thế lực của Đoàn Thượng ở Hồng Châu, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang tạo thành thế chân vạc. Quyền bính họ Trần ban đầu nằm trong tay Thái úy Trần Tự Khánh. Sau khi Trần Tự Khánh mất, em họ ông là Trần Thủ Độ giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ nằm hết chính sự.
Vua Lý Huệ Tông nhu nhược, lại mắc bệnh điên và không có con trai. Ông đã truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh mới lên 6 tuổi, sử gọi là vua Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ nhân việc này mà thu xếp cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, sau đó sắp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Năm 1225, Trần Cảnh được vợ nhường ngôi khi mới 7 tuổi, tức là vua Trần Thái Tông (Trần Thừa là cha đẻ vua được tôn làm Thượng hoàng, sau khi mất truy tôn là Trần Thái Tổ). Cuộc đổi ngôi từ họ Lý sang họ Trần được coi là êm thấm hiếm có trong lịch sử Việt Nam.
Bằng nhiều biện pháp từ nhẹ nhàng đến thô bạo, Trần Thủ Độ đã một tay lèo lái giữ vững cơ nghiệp ban đầu của Trần triều. Ông đã bức tử vua Lý Huệ Tông để trừ hậu họa. Nhân dịp tôn thất họ Lý tập trung bái tế tổ tiên, Trần Thủ Độ cho đào hố đặt bẫy chôn sống hàng loạt tôn thất triều Lý có ý chí phản kháng. Họ Lý trong cả nước bị bắt đổi thành họ Nguyễn với lý do kỵ húy Trần Lý, vốn là tổ tiên họ Trần. Chế độ hôn nhân trong nội bộ hoàng thất nhà Trần được Trần Thủ Độ đề ra nhằm tránh đi vết xe đổ mất ngôi về tay ngoại thích của họ Lý. Lý Chiêu Hoàng từ ngôi vị hoàng đế sau khi nhường ngôi cho chồng thì được phong làm Chiêu Thánh hoàng hậu, sau lại bị giáng làm Chiêu Thánh công chúa. Tất cả những điều đó đều là kịch bản của Trần Thủ Độ cả.
Đối với thế lực cát cứ bên ngoài, vương triều mới tổ chức đánh dẹp những thế lực nhỏ yếu, hòa hoãn, phong tước cho hai thế lực cát cứ mạnh là Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Năm 1228, Nguyễn Nộn đánh giết được Đoàn Thượng, thu phục một phần lực lượng Hồng Châu, thế lực càng mạnh. Trần Thủ Độ một mặt điều quân phòng giữ nơi trọng yếu, mặt khác xin vua gởi thiệp chúc mừng đến Nguyễn Nộn, gia phong tước Hoàng Đạo Hiếu Vũ Vương, gả công chúa Ngọa Thiềm cho Nguyễn Nộn để kết thân và do thám. Nguyễn Nộn cũng chấp nhận thuần phục triều đình. Chẳng lâu sau đó, năm 1229 Nguyễn Nộn chết vì bệnh tật, lực lượng tan rã nhanh chóng. Bất giờ đất nước mới thực sự quy về một mối. Từ đây, Đại Việt dưới triều đại nhà Trần tiếp tục đà phát triển vững mạnh mà vương triều Lý đã gây dựng.
2. Sức mạnh của Đại Việt, tiền đề cho công cuộc chống ngoại xâm :
Triều đình tập trung vào việc đắp đê trị thủy, phát triển nông nghiệp. Các ngành nghề khác cũng có điều kiện phát triển dưới sự thái bình mà triều đại mới mang lại. Tam giáo Nho, Phật, Lão đều phát triển mạnh, bổ trợ cho nhau trong việc định hình một hệ tư tưởng chung cho xã hội. Bình dân đa phần sùng đạo Phật, trong nước nhiều người cạo đầu, nếp sống vì thế mà an phận, thích hòa bình. Giới quan lại, quý tộc thì ngoài đạo Phật còn chăm trao dồi đạo Nho. Nho giáo tốt cho việc khiếu học và giúp giữ vững luân lý của một nhà nước quân chủ. Bên cạnh việc tổ chức đất nước theo phép tắc cũ từ thời nhà Lý, Đại Việt thời Trần có đặc trưng là hình thành một tầng lớp quan liêu quý tộc họ Trần đông đảo. Những vương hầu họ Trần được phân phong các thái ấp.
Mỗi thái ấp là một lãnh địa phong kiến có một số quyền tự trị nhất định như thu tô, tuyển mộ gia thuộc và thân binh. Khi không có việc cần, các quý tộc ở trong thái ấp của mình, khi cần thì vua sẽ triệu họ vào triều. Quan hệ giữa vua với các quan lại cao cấp ngoài nghĩa vua tôi còn có tình cảm thân tộc, gia đình. Vì vậy mà trong triều chính sự dễ dàng thông suốt do có nhiều sự tin cậy lẫn nhau. Ví như Trần Thủ Độ chuyên quyền, uy thế lớn hơn cả vua nhưng vua Trần vẫn hoàn toàn tin tưởng vì là chỗ tình thâm. Thủ Độ cũng hết lòng mà phò tá vua.
Nhà Trần chú ý phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có quân sự là lĩnh vực tối quan trọng để bảo vệ đất nước. Quân đội Đại Việt thời này bao gồm cấm quân, sương quân, lộ quân và thân quân của các vương hầu. Cấm quân có quân số chừng 2-3 vạn đóng ở kinh đô là lực lượng nòng cốt tinh nhuệ nhất đất nước, tuyển chọn từ những binh sĩ giỏi nhất trong toàn quân đội, được thích chữ Thiên Tử Binh trên trán, xăm hình rồng cùng hoa văn trên người. Cấm quân đặt dưới sự chỉ huy của Điện tiền chỉ huy sứ. Sương quân là quân được tuyển từ những trai tráng khỏe mạnh trong nước để đóng giữ ở những vùng phụ cận kinh đô. Sương quân hoạt động theo chế độ luân phiên. Khi đến phiên, quân lính sẽ nhập ngũ để huấn luyện và chiến đấu. Hết phiên thì quân lính về nhà làm ruộng, cứ thế thay nhau tại ngũ. Lộ quân cũng như sương quân nhưng là quân đóng ở các lộ phủ, giữ vai trò phòng thủ tại địa phương và được điều động phối hợp với cấm quân, sương quân khi có chiến tranh lớn. Các quan lại địa phương có quyền tự tuyển mộ lộ quân dưới sự giám sát của triều đình trung ương. Các vương hầu cũng được tuyển thân binh để dùng khi có việc cần. Nhờ chính sách tuyển mộ quân lính linh hoạt và tiếp nối chính sách Ngụ Binh Ư Nông, triều Trần không tốn quá nhiều nguồn lực nuôi quân nhưng luôn có được số quân đông đảo khi cần thiết. Tổng quân số Đại Việt đầu thời Trần trong điều kiện hòa bình có khoảng 10 vạn quân, thay phiên nhau về làm ruộng (trừ cấm quân). Tổng số dân Đại Việt thời này chừng 6 - 7 triệu người. Khi có chiến tranh, quân số sẽ tăng lên nhiều để đủ sức đương đầu với kẻ thù.
Triều đình rất chú trọng giảng day binh pháp và võ nghệ cho các tướng sĩ. Giảng Võ Đường là một trường quân sự cao cấp được thành lập để đào tạo, trao dồi kỹ năng cho các tướng lĩnh. Nhà Trần xây dựng quân đội theo phương châm “Qúy hồ tinh, bất quý hồ đa” (cần tinh nhuệ chứ không cần nhiều). Quân lính được huấn luyện để tinh thông cả binh pháp lẫn võ nghệ, được trang bị tốt. Thời kỳ này quân chủng mạnh nhất của Đại Việt là thủy binh với nhiều loại thuyền tối tân. Kỵ binh, bộ binh, tượng binh cũng là những lực lượng mạnh.
Từ quý tộc đến bình dân, nô tì ai ai cũng có tinh thần thượng võ. Con trai nhà quý tộc đều được đào tạo võ nghệ, sử dụng các loại binh khí, luyện tập cỡi ngựa, bắn cung. Nô tì trong các thái ấp cũng được huấn luyện võ nghệ. Môn thể thao được yêu bậc nhất thời này là môn đô vật. Những ngày lễ hội thường tổ chức đấu vật cho các trai tráng thi thố. Ngoài ra, còn một môn “thể thao” được giới vương tôn ưa chuộng khác là gây sự đánh nhau bằng tay không và một mình đi “ăn cướp” (cướp của là việc phụ, chủ yếu là đánh nhau tranh hơn). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép : “Bấy giờ các vương hầu phần nhiều coi việc đánh nhau bằng tay không và một mình đi cướp là dũng cảm”.
Trong thời vua Trần Thái Tông trước khi quân Mông Cổ xâm phạm thì đất nước tương đối thái bình. Lần động binh lớn nhất trước kháng Mông Cổ chính là lần thân chinh của vua Trần Thái Tông đánh Chiêm Thành năm 1252 để răn đe việc vua Chiêm Thành đòi đất cũ mà Chiêm Thành đã dâng cho Đại Việt từ thời Lý. Lần này Đại Việt toàn thắng, bắt được vợ và nhiều thê thiếp của vua Chiêm Thành, cùng nhiều dân Chiêm rồi rút quân. Ngoài chiến sự Việt Chiêm, lần động binh khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng rất đáng quan tâm là việc tuần biên phía bắc của vua Trần Thái Tông năm 1247. Vua Trần Thái Tông tự phụ thủy quân của mình tinh nhuệ, sẵn việc tuần biên thì đi cả sang đất Tống. Vua xưng là Trai Lang, cho chiến thuyền đi dọc khắp trại Vĩnh Bình thuộc Ung Châu, rồi đi sang cả Khâm Châu và Liêm Châu nước Tống mà neo thuyền. Dân Tống không hiểu quan quân từ đâu ra, sợ hãi bồng bế nhau mà chạy tán loạn cả một vùng. Sau đó người Tống biết được là quân Đại Việt, bèn dùng xích sắt chặn sông ngăn đường về nước. Vua Trần Thái Tông vẫn ung dung rút quân về, nhân tiện còn sai quân nhổ neo sắt mà đem về nước dùng. Cuộc đi tuần lấn biên này là chứng tỏ sự hùng mạnh cuả quân Đại Việt với người Tống.
Chỉ với quãng thời gian chừng hơn hai mươi năm ổn định và phát triển đất nước sau nội chiến và cuộc đổi ngôi Lý – Trần, nước Đại Việt lại vươn lên mạnh mẽ. Bấy giờ đất nước thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Quân đội Đại Việt thời Trần Thái Tông tỏ ra vượt trội hơn hẳn các nước lân bang, dân chúng thì yêu nước và tin tưởng vào triều đình mới. Đó là những tiề
Trước khi quyết chiến với Đại Việt, quân Mông bình Tống, phạt Nga
Quân Mông Cổ chiến đấu tại châu Âu
Sau những cuộc chiến với người Châu Âu, người Mông Cổ bắt đầu xây dựng những đội Thiết kỵ binh với trang bị áo giáp hạng nặng bằng kim loại cho cả người và ngựa. Chúng ta thấy rằng, quân đội Mông Cổ không chỉ thiện chiến và trang bị tốt, mà còn biết tích cực tiếp thu kỹ thuật quân sự của những nền văn minh khác.
1. Sự trổi dậy của đế quốc Mông Cổ, đặc trưng của quân Mông Cổ
Vào cuối thế kỷ 12, các bộ lạc du mục ở khu vực thảo nguyên Trung Á, phía bắc Trung Quốc bước vào giai đoạn hình thành một quốc gia thống nhất. Thời kỳ này người Mông Cổ có các liên minh bộ lạc lớn là Khiết Liệt, Mông Cổ, Nãi Man, Thát Đát … Do sự chia rẽ về lợi ích và chịu ảnh hưởng chính sách chia để trị của đế quốc Kim, các bộ lạc Mông Cổ vẫn thường xuyên đánh lẫn nhau. Bấy giờ, một nhân vật kiệt xuất của người Mông Cổ nổi lên, đó là Thiết Mộc Chân (Temujin), thuộc bộ lạc Khất Nhan. Người này đã từng bước lập nên một liên minh lớn, tung quân đánh dẹp các bộ lạc thù địch, thống nhất được Mông Cổ. Năm 1206, hội nghị các quý tộc Mông Cổ đã tôn xưng Thiết Mộc Chân làm Thành Cát Tư Hãn ( Genghis Khan ), nghĩa là Vua của thiên hạ. Từ đây, Mông Cổ liên tục có những chiến dịch xâm lược quy mô lớn trên khắp các hướng. Tiến độ bành trướng của đế quốc Mông Cổ là chưa từng thấy trong lịch sử. Ban đầu, Mông Cổ thu phục nhanh chóng các bộ tộc lân cận người Khiết Đan, Đột Quyết. Sau đó lần lượt các đế chế hùng mạnh hàng đầu xung quanh bị đánh bại.
Năm 1206 Thành Cát Tư Hãn dẫn quân xâm lược nước Tây Hạ. Đến năm 1227 thì Tây Hạ vong quốc.
Năm 1219 quốc gia bá chủ Trung Á là Hoa Thích Tử Mô (Khwarezm), một đế chế có tính chất kế thừa đế quốc Ba Tư (bao gồm Iran, Iraq ngày nay và một số vùng lãnh thổ khác) có xung đột với Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn dẫn quân tàn phá nước này. Đến năm 1221 thì hầu hết lãnh thổ nước này đã bị Mông Cổ chiếm.
Năm 1211 Mông Cổ tấn công đế quốc Kim, quốc gia của người Nữ Chân lập nên đang thống trị vùng Hoa Bắc. Đến năm 1215 thì chiếm được Trung Đô nước Kim. Nước Kim liên tiếp phải dời đô trốn tránh. Mông Cổ kết liên minh với Nam Tống cùng hội quân diệt Kim. Đến năm 1234 thì nước Kim hoàn toàn bị Mông Cổ thôn tính.
Trong khoảng thời gian từ 1229 đến 1242, một nhánh quân Mông Cổ do cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Bạt Đô (Batu) chỉ huy tiến quân về hướng tây bắc, tàn phá Đông Âu và Trung Âu. Quân Mông Cổ chiếm thành Moscow, tiêu diệt nước Nga Kiev (Kiev Rus), đánh bại quân Ba Lan, Hungari, Áo… Cả Châu Âu kinh hoàng trước sức mạnh quân Mông Cổ. Ở Đức xuất hiện bài cầu nguyện “Chúa cứu vớt chúng con khỏi sự cuồng bạo của Tatar”.
Quân Mông Cổ thời kỳ này đa phần là những kỵ binh cực kỳ tinh nhuệ và tàn bạo. Người Mông Cổ vốn là dân du mục lớn lên trên lưng ngựa, từ nhỏ đã tập tành cưỡi ngựa bắn cung và các kỹ thuật chiến đấu trên ngựa. Những trang bị vượt trội của quân Mông Cổ là cung tên bắn xa và mạnh, áo giáp độn da thú nhẹ và bền chắc, loan đao và gươm, giáo … Mỗi người lính Mông Cổ được trang bị đến bốn ngựa thay phiên nhau. Ngựa Mông Cổ dai sức, chạy nhanh, thích nghi được nhiều điều kiện thời tiết là thứ lợi khí quan trọng của người Mông Cổ. Khi tấn công vào vùng Trung Đông, người Mông Cổ tiếp thu kỹ thuật hỏa pháo và máy bắn đá loại Trebuchet. Những vũ khí này dùng để công phá thành trì cực kỳ lợi hại. Sau những cuộc chiến với người Châu Âu, người Mông Cổ bắt đầu xây dựng những đội Thiết kỵ binh với trang bị áo giáp hạng nặng bằng kim loại cho cả người và ngựa. Chúng ta thấy rằng, quân đội Mông Cổ không chỉ thiện chiến và trang bị tốt, mà còn biết tích cực tiếp thu kỹ thuật quân sự của những nền văn minh khác. Ngoài việc tiếp thu kỹ thuật, đế quốc Mông Cổ còn biết tận dụng nhân lực của những quốc gia bị thôn tính để bổ sung quân số. Do đó quân đội của đế quốc Mông Cổ vừa có chất lượng vừa đảm bảo số lượng.
2. Kế hoạch xâm chiếm Đại Lý, Đại Việt của Mông Cổ trong kế hoạch bao vây Nam Tống từ mọi hướng
Đế quốc Mông Cổ sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời (1227) thì lần lượt các Hãn nối nghiệp là Oa Khoát Đài (Ogodei), Quý Do (Guyuk), Mông Kha (Mongke). Dưới thời Oa Khoát Đài Hãn từ năm 1229 đến năm 1241 là quá trình bành trướng mạnh mẽ. Sang đến thời Quý Do Hãn thì dấu hiệu phân liệt do lãnh thổ quá rộng lớn diễn ra. Đến thời Mông Kha Hãn, trọng tâm chính của đế quốc Mông Cổ là phương Đông. Mông Kha dồn sức tấn công nước Nam Tống để độc chiếm cả hai vùng đồng bằng Hoàng Hà, Trường Giang và mở rộng lãnh thổ về hướng đông nam.
Cuộc chiến giữa Nam Tống và Mông Cổ đã bùng phát ngay sau khi liên minh Tống – Mông diệt xong nước Kim (1234) dưới thời Oa Khoát Đài. Quân Nam Tống bội ước với Mông Cổ, đem quân bắc tiến. Mông Cổ bẻ gãy nhanh chóng cuộc tấn công của Nam Tống và phản công dữ dội. Quân Mông Cổ chiếm được nhiều vùng đất hiểm yếu như Tùy Châu, Sính Châu. Tướng Tống là Mạnh Cử cầm quân đánh thắng được quân Mông Cổ một số trận, làm chậm được tiến độ xâm lấn của Mông Cổ. Chiến sự dằn co thì tạm lắng khi vua Oa Khoát Đài qua đời, Mông Cổ xảy ra một số xáo trộn nội bộ.
Cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, con trai của vương tử Đà Lôi là Mông Kha lên ngôi Hãn năm 1251. Sau khi giải quyết xong những xáo trộn nội bộ, ông liền tiếp tục cuộc nam chinh. Trước sức kháng cự còn mạnh của nước Nam Tống, Mông Kha chủ trương đánh chiếm những nước xung quanh Nam Tống để tạo thành thế bao vây từ nhiều hướng, thực hiện nhiều mũi giáp công. Quân Mông Cổ tràn sang Tây Tạng. Mông Kha tấn công chính diện từ hướng bắc biên giới Tống, lệnh cho em trai ông là Hốt Tất Liệt (Kubilai) cùng tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) đem quân thôn tính nước Đại Lý, với ý đồ chiếm xong Đại Lý sẽ tiến tiếp về nam chiếm luôn Đại Việt, nhằm làm bàn đạp tấn công Nam Tống từ phía sau.
3. Sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý. Đại Việt tiếp giáp đế quốc Mông Cổ
Đại Lý là vương quốc của người Di, người Bạch và những tộc người thuộc ngữ hệ Thái khác, nằm ở vùng ngày nay là tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đại Lý được coi là quốc gia kế thừa của nước Nam Chiếu. Nước Đại Lý thời bấy giờ là một quốc gia yên bình, sùng đạo Phật, quân sĩ không quen việc chinh chiến. Chính vì vậy, họ đã tỏ ra không phải là đối thủ của quân Mông Cổ.
Ban đầu theo kế hoạch của Mông Kha thì Hốt Tất Liệt là tổng chỉ huy đội quân xâm lược Đại Lý, phối hợp với danh tướng Ngột Lương Hợp Thai. Năm 1252, 4 vạn kỵ binh được xếp vào hạng tinh nhuệ bậc nhất của đế quốc Mông Cổ tràn sang lãnh thổ Đai Lý. Vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của quân Đại Lý tại thung lũng Nhĩ Hải, quân Mông Cổ bị thiệt hại nặng đến hàng ngàn người. Tuy nhiên, quân Đại Lý chỉ làm được đến vậy. Phòng tuyến của quân Đại Lý bị thất thủ trong vài tuần. Năm 1253, thành Đại Lý – kinh đô vương quốc này thất thủ. Năm 1256, vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí bị bắt sống, hàng vạn quân còn lại trong quân đội Đại Lý đầu hàng. Đại Lý vong quốc.
Sự diệt vong của vương quốc Đại Lý đã làm chấn động triều đình Đại Việt. Như vậy là lãnh thổ nước ta đã tiếp giáp với đế quốc Mông Cổ ở phía tây bắc. Chủ trại Quy Hóa tên Hà Khuất chạy trạm cấp báo cho triều đình việc sứ Mông Cổ sắp sang và ý đồ xâm chiếm Đại Việt của Mông Cổ. Triều đình lập tức ráo riết chuẩn bị chống xâm lược, hạ lệnh cho quân dân cả nước sắm sửa vũ khí. Tháng 9.1257, vua Trần Thái Tông lệnh cho Trần Quốc Tuấn lĩnh nhiệm vụ tiết chế quân thủy bộ tiến ra đóng ở biên giới để đề phòng.
Vốn từ trước đó, triều đình đã nắm được phần nào về tình hình biến chuyển ở phương bắc thông qua lời những thương nhân và người ở biên giới Tống – Việt báo lại. Tuy nhiên chỉ từ khi nước Đại Lý bị diệt thì mối đe dọa mới trở nên thực sự rõ rệt. Những việc phòng bị trước đó của Đại Việt cũng chỉ là việc thường nhật mà thôi. Quân dân Đại Việt không có nhiều thời gian để chuẩn bị. Bấy giờ Ngột Lương Hợp Thai tranh thủ nhanh chóng sắp đặt lại lực lượng ở Đại Lý. Chẳng bao lâu nữa, quân Mông Cổ sẽ ồ ạt tiến sang.
Phương Bắc ép Đại Lý đánh Đại Việt, nhà Trần tống giam 3 sứ giả dụ hàng
Quần đội nhà Trần trong lịch sử
Vua Trần Thái Tông vốn tự tin về sức mạnh của quân dân Đại Việt, lại căm tức sự hống hách của sứ giả Mông Cổ, liền hạ lệnh tống giam. Ngột Lương Hợp Thai không thấy sứ giả quay về, tiếp tục tiến quân vào lãnh thổ nước ta.
Đạo quân Mông Cổ nhận nhiệm vụ xâm chiếm Đại Lý và Đại Việt là một trong những thành phần tốt nhất mà đế quốc Mông Cổ có được. Cả tướng lẫn quân đều tinh nhuệ. Đó là những tinh hoa của đế quốc Mông Cổ. Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) là một trong những tướng lĩnh lẫy lừng nhất của Mông Cổ thời bấy giờ, được Mông Kha và Hốt Tất Liệt tin tưởng giao cho việc xâm lược Đại Lý và Đại Việt. Viên tướng này là con trai của Tốc Bất Đài (Subotai) – một trong Tứ Dũng của người Mông Cổ, phó tá Thành Cát Tư Hãn từ buổi đầu.
Ngột Lương Hợp Thai đã từng lập nhiều quân công lớn trong các chiến dịch đánh Kim, thôn tính Hoa Thích Tử Mô và tấn công Châu Âu, là một vị tướng bách chiến bách thắng từ Á sang Âu. Ngay cả Hưng Đạo vương về sau dù từng là người đối địch, cũng dành lời khen ngợi và lấy hình tượng của Ngột Lương Hợp Thai để khích lệ tinh thần quân lính trong tác phẩm Hịch Tướng Sĩ nổi tiếng :
“Vương Công Kiên là người như thế nào?... mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, chống quân Mông Kha đông hàng trăm vạn, khiên cho sinh linh bên Tống, đến nay còn đội ơn sâu.
Cốt Đãi Ngột Lang là người như thế nào? Tỳ tướng của ông ta là Xích Tu Tư lại là người thế nào? Mà xông vào lam chướng trên đường muôn dặm, đánh quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay vẫn còn lưu tiếng tốt.
Các ngươi...không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm,...lúc trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười, so với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì ?”.
Phụ tá cho Ngột Lương Hợp Thai có con trai y là A Truật (Aju), cũng là một tướng tài hiếm có. A Truật bấy giờ chỉ 18 tuổi mà đã trợ giúp đắc lực cho cha mình trong cuộc xâm lược Đại Lý. Tuy trước chiến dịch tấn công Đại Lý, A Truật chưa thể hiện được nhiều nhưng về sau lập được rất nhiều công lớn trong cuộc chiến Tống – Mông, trở thành một trong những tướng trụ cột của đế quốc Nguyên Mông. Ngoài hai danh tướng kể trên, trong đội quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt còn có nhiều tướng lĩnh cao cấp khác của Mông Cổ. Đáng lưu ý là có đến 50 người mang tước vương, có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với hoàng thất Mông Cổ cũng được phái sang Đại Việt. Trong số đó có cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Abisca, con trai của Sát Hợp Đài (Chagadai). Với thành phần tướng lĩnh đông đảo, đầy đủ những tướng lĩnh lão luyện và cả hoàng thân như thế, rõ ràng Mông Cổ đặt rất nhiều tâm huyết vào đội quân xâm lược Đại Việt.
Quân Mông Cổ sau khi diệt xong Đại Lý thì cũng chịu tổn thất đến hơn 1 vạn người. Đó là do sức kháng cự của quân dân Đại Lý. Để kiểm soát được lãnh thổ vừa mới chiếm, Ngột Lương Hợp Thai còn phải để lại một số quân chiếm đóng ở Đại Lý, chỉ còn khoảng 2 – 3 vạn quân Mông Cổ được huy động tiếp tục tiến sang Đại Việt. Tuy vậy, Mông Cổ lại có được nguồn bổ sung quân số quan trọng từ hàng binh Đại Lý. Ngột Lương Hợp Thai điều động được thêm 2 vạn quân kỵ bộ người Đại Lý sung vào đội ngũ, tạo thành đội quân đông 4 – 5 vạn người phục vụ cho việc xâm chiếm Đại Việt. Số quân người Đại Lý tuy không tinh nhuệ như kỵ binh Mông Cổ, nhưng cũng là những quân lính có chất lượng tốt, được trang bị tốt và tinh thần chiến đấu không hề kém cỏi. Họ chiến đấu để nhằm bảo vệ tính mạng cho nhà vua của mình cũng như tính mạng những người Đại Lý khác. Bởi bấy giờ vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí cùng nhiều người thuộc hoàng tộc đã bị bắt, trở thành con tin. Sẽ thật sai sót nếu xem nhẹ sức chiến đấu của số quân người Đại Lý này. Mang thân phận là hàng binh, quân Đại Lý được Ngột Lương Hợp Thai bố trí làm “quân tiên phong” để đi đầu nhằm gánh bớt phần thương vong cho quân Mông Cổ. Đoàn Hưng Trí cùng chú mình là Tín Thư Phúc cũng theo quân Mông Cổ làm hướng đạo.
Quân Mông Cổ không như những đạo quân điển hình khác thời bấy giờ là luôn cần phu phen đi kèm để tải lương, khuân vác. Tất cả những gì cần thiết cho việc chiến đấu, sinh hoạt và ăn uống đều nằm trên lưng ngựa. Người Mông Cổ có rất nhiều ngựa, cho nên ngựa theo quân thay phiên nhau vận tải và chiến đấu mà không bị kiệt sức. Chính bản thân loài ngựa cũng là nguồn lương thực dự trữ của quân Mông Cổ (thịt và sữa). Biên chế như vậy ngoài việc tiết kiệm nhân lực tối đa, còn giúp quân Mông Cổ hành quân nhanh với tốc độ kinh hoàng. Quân Mông Cổ đi đến đâu sẽ cướp lương thực của đối phương mà ăn, vừa làm kiệt quệ đối thủ vừa tăng thêm tính cơ động của mình. Tuy vậy nhược điểm của chúng là không có khả năng duy trì một cuộc chiến kéo dài và không có điều kiện cướp bóc, vì khi đó lượng lương thực tiêu tốn trở nên quá lớn vượt quá số lượng lương thực mang theo trên lưng ngựa. Nhược điểm này không hề dễ khai thác, khi mà chiến thuật Tốc chiến tốc thắng của quân Mông Cổ đã làm kinh hoàng khắp thế giới. Chẳng cần có quân số đông, thậm chí rất nhiều lần quân Mông Cổ có quân số ít hơn hẳn đối phương nhưng vẫn giành được chiến thắng.
Khoảng nửa cuối tháng 12/1257, Ngột Lương Hợp Thai sắp đặt xong về nhân sự lập tức cất quân tiến thẳng về hướng Đại Việt. Đến vùng biên giới, quân Mông Cổ hạ trại dừng quân. Để lung lạc tinh thần của phía Đại Việt, Ngột Lương Hợp Thai đã phái sứ giả đến đưa thư cho vua Trần Thái Tông dụ hàng. Thái độ của sứ giả Mông Cổ luôn trịch thượng hống hách, tỏ ý ra oai nước lớn, lời lẽ đe dọa lẫn dụ dỗ vua tôi Đại Việt. Bấy giờ phía bắc Mông Cổ tung hoành dọc ngang, thì phương nam Đại Việt cũng là một nước hùng cường, đâu dễ gì chịu phục. Đại Việt trước giờ đối với nước lớn như Tống vẫn không ngại động binh, đối với Chiêm Thành thì bắt phải xưng thần cống nạp. Đối với Mông Cổ tuy có nể sợ đôi phần về thế lực đang lên mạnh nhưng vẫn có ý coi là man di mà thôi.
Vua Trần Thái Tông vốn tự tin về sức mạnh của quân dân Đại Việt, lại căm tức sự hống hách của sứ giả Mông Cổ, liền hạ lệnh tống giam. Ngột Lương Hợp Thai không thấy sứ giả quay về, tiếp tục tiến quân vào lãnh thổ nước ta. Đến trại Quy Hóa, quân Mông Cổ lại dừng, liên tiếp phái thêm hai sứ giả nữa. Sứ giả mà Ngột Lương Hợp Thai phái tới đều bị giam cả. Phần là vì vua Trần tỏ ý không chịu khuất phục, phần là để đề phòng sứ giả khi trở về được sẽ báo cáo những sự bố phòng của phía ta. Bắt giam sứ giả rồi, vua Trần Thái Tông điều động cấm quân và các lộ quân lân cận chuẩn bị sẵn sàng để nghênh chiến với Mông Cổ. Cả nước hừng hực khí thế chống giặc.
Chờ mãi chẳng thấy sứ giả nào quay về, Ngột Lương Hợp Thai từ sốt ruột đổi sang tức giận, bèn hạ lệnh tiếp tục tiến quân, quyết tâm tiêu diệt nước Đại Việt như người Mông Cổ đã làm ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Ngựa Mông Cổ hý vang biên giới, vua Trần thân chinh xuất chiến
Nhận được tin báo về tình hình quân Mông Cổ và nắm được hướng tiến quân của chúng, vua Trần Thái Tông quyết định thân chinh. Đầu tháng 1.1258, vua điều động sáu quân gồm quân Thiên Thuộc, Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần cùng sương quân các lộ gần kinh thành.
1. Các hướng tiến quân của Mông Cổ
Cuối tháng 12.1257, Ngột Lương Hợp Thai từ trại A Mân sát biên giới Đại Việt rồi tấn công chiếm đóng trại Quy Hóa thuộc lãnh thổ Đại Việt. Quân của trại chủ Hà Khuất không chống nổi, phải lẫn vào rừng mà tránh mũi nhọn của giặc. Sau đó quân Mông Cổ từ trại Quy Hóa tiến quân dọc bờ sông Thao (đoạn sông Hồng chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) thẳng xuống kinh thành Thăng Long khi chờ không thấy sứ giả nào trở về. Hai đạo kỵ binh được phái đi tiên phong dò đường. Đạo tiên phong thứ nhất do tướng Triệt Triệt Đô (Cacakdu) men theo hữu ngạn sông Thao mà tiến. Đạo tiên phong thứ hai do phò mã Mông Cổ là Hoài Đô (Quaidu) chỉ huy hành quân bên tả ngạn để bảo vệ sườn phải của đại quân Mông Cổ. Viên tướng trẻ A Truật cầm trung quân tiến sau đội tiên phong của Triệt Triệt Đô. Sau cùng là hậu quân do Ngột Lương Hợp Thai trực tiếp chỉ huy.
2. Quân tình Đại Việt :
Bấy giờ về tương quan lực lượng toàn lãnh thổ, quân Đại Việt có quân số đông áp đảo địch. Nhưng vì là bên tấn công, Mông Cổ có lợi thế binh lực tập trung. Trái lại, quân đội Đại Việt cần phải phân chia để phòng thủ nhiều nơi trên đất nước.
Toàn quân thường trực Đại Việt có 10 vạn quân. Trong đó, cấm quân khoảng 2 vạn, sương quân 8 vạn. Các hiệu sương quân ngày thường thay phiên làm ruộng, nay đều đã nhập vào đội ngũ khi có lệnh sẵn sàng chiến đấu. Trong năm 1257, một cánh quân đã được điều động lên trại Quy Hóa gần biên giới dưới quyền chỉ huy của viên tướng trẻ Trần Quốc Tuấn để phòng bị quân Mông Cổ. Tuy nhiên, sử sách cũ của cả hai phía Nguyên Mông và Đại Việt đều không có ghi chép gì về sự giao chiến của Trần Quốc Tuấn với quân Mông Cổ. Có thể Trần Quốc Tuấn đã chủ động rút lui bảo toàn lực lượng, tránh đi cái thế mạnh ban đầu của giặc. Một cụm quân quan trọng khác của Đại Việt đóng ở Thiên Mạc (thuộc Nam Định) – đất thang mộc của họ Trần. Ngoài ra, biên thùy phía nam vẫn luôn cần phải có trọng binh đóng giữ để phòng bị nước Chiêm Thành. Dẫu vậy, về vấn đề quân số thì Đại Việt vẫn có thể điều động ngay lập tức một số lượng quân đông hơn hẳn quân địch. Quân số không phải là điều đáng ngại với Đại Việt trong cuộc chiến này.
Theo phép tắc nhà Trần, nhiều vương hầu nắm giữ trọng chức nhưng không thường xuyên ở tại kinh đô mà ở trong các Thái ấp của mình, khi có việc cần vua sẽ cho người gọi đến. Chính vì vậy mà trong nhiều quyết định quan trọng lúc quân Mông Cổ mới sang, nhà vua không có được sự thảo luận kỹ càng từ các đại thần. Đây mới chính là vấn đề khiếm khuyết quan trọng trong việc chuẩn bị kháng chiến. Vua Trần Thái Tông bấy giờ tuy là một vị vua anh minh, thể hiện được tài năng trị nước nhưng xét về kinh nghiệm chiến trường vẫn còn rất ít. Cần biết rằng, tướng Mông Cổ sang Đại Việt lần này là những tên có rất nhiều kinh nghiệm chỉ huy nhiều cuộc chiến lớn, với nhiều hình thái chiến tranh khác nhau, và từng đánh bại nhiều đội quân có sở trường khác nhau. Sự chênh lệch về kinh nghiệm tác chiến, chỉ huy sẽ đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến.
3. Vua Trần Thái Tông thân chinh, hai đội quân đối mặt :
Nhận được tin báo về tình hình quân Mông Cổ và nắm được hướng tiến quân của chúng, vua Trần Thái Tông quyết định thân chinh. Đầu tháng 1.1258, vua điều động sáu quân gồm quân Thiên Thuộc, Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần cùng sương quân các lộ gần kinh thành. Tổng quân số lên đến chừng hơn 7 vạn người, với tượng binh trợ chiến và nhiều chiến thuyền (căn cứ theo quân số có thể có hơn 1000 thuyền) làm nhiệm vụ chuyên chở quân lính, voi chiến. Số quân binh này đã được lệnh sẵn sàng chiến đấu từ trước, nay chỉ hô một tiếng là lập tức hợp thành đoàn quân. Tháp tùng theo vua có nhiều tướng lĩnh quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vương hầu và các lộ ở xa chưa đến hội quân. Ấy là do vua Trần Thái Tông khá tự tin với quân đông hơn gần gấp đôi và có nhiều tượng binh trợ chiến, ngài sẽ nhanh chóng giành chiến thắng trước quân Mông Cổ. Vua đi đánh trận xa, Thái sư Trần Thủ Độ được giao trọng trách giám quốc, đóng ở kinh đô Thăng Long làm hậu viện.
Binh thuyền Đại Việt từ kinh thành Thăng Long ngược dòng sông Phú Lương (sông Cầu), rẽ vào sông Cà Lồ tiến lên phía tây bắc chặn giặc. Đến vùng Bình Lệ Nguyên (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc ngày nay), vua Trần Thái Tông cho quân đổ bộ lên bờ bắc sông Cà Lồ, tiến về bờ nam con sông Phan, khu vực làng Hương Canh mà dàn trận nghênh địch (1). Còn số thuyền chở quân đổ bộ đóng tại bến Lãng Mỹ, nằm trên sông Cà Lồ, cách Bình Lệ Nguyên không xa, để phòng sự bất trắc sẽ chở quân rút lui về hậu tuyến.
Lại nói quân Mông Cổ từ khi nhổ trại tiến quân đến giữa tháng 1.1258 thì đến bờ sông Lô. Các toán tiền hậu tả hữu của Mông Cổ cùng vượt sông Lô hội quân tại Bạch Hạc (thuộc Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Đoàn quân xâm lược của Mông Cổ do tướng Ngột Lương 6Hợp Thai cầm đầu chỉ còn cách đội quân vệ quốc của vua Trần Thái Tông một con sông Phan (con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Cà Lồ). Bên bờ nam con sông nhỏ này, voi ngựa Đại Việt bày trận san sát chờ sẵn. Bên kia bờ bắc, quân Mông Cổ sắp đặt các thê đội chuẩn bị vượt sông. Cuộc quyết chiến giữa Đại Việt và Mông Cổ sắp bắt đầu.
Quốc Huy
Chú thích (1) : Nhiều tài liệu cũ cho rằng quân Đại Việt dàn trận ở bờ nam sông Cà Lồ. Xét thấy không hợp lý vì địa danh Bình Lệ Nguyên, nay là huyện Bình Xuyên nằm ở bờ bắc sông Cà Lồ. Nay qua nghiên cứu địa đồ và ghi chép về hướng tiến quân của địch xin phép cải chính lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét