Chùa Cổ Lễ
Cổ Lễ (Nam Định) là ngôi chùa cổ đẹp nổi tiếng về nghệ thuật kiến trúc. Đây là địa chỉ hấp dẫn với khách du lịch trong nước.
Nằm cách trung tâm TP Nam Định 15 km, chùa có tên chữ là Thần Quang Tự, được xây dựng từ thế kỷ 12 dưới triều vua Lý Thần Tông, là nơi đức Thánh sư Nguyễn Minh Không trụ trì. Là người tu hành đắc đạo, có công chữa khỏi bệnh "mọc lông hóa hổ" cho vua, thiền sư Nguyễn Minh Không được phong Lý triều Quốc sư, cùng với thiền sư Từ Đạo Hạnh, thiền sư Giác Hải truyền thụ thiền đạo và trở thành Nam thiền Tam Tổ.
Trải nhiều mưa nắng, ngôi chùa làm bằng gỗ từ thế kỷ 12 đã xuống cấp. Năm 1902, đệ nhất sư tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì đã quyết định trùng tu lại ngôi chùa. Với kiến thức rộng lớn và khả năng thiết kế tinh túy, sư Phạm Quang Tuyên đã bố cục lại ngôi chùa theo mô hình "Nhất thốc lâu đài" tạo ra một đại danh lam để lại cho hậu thế hôm nay.
Giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát, ngôi chùa nổi lên như một tòa lâu đài vừa có vẻ nguy nga tráng lệ, lại vừa thân cận, gần gũi. Trước mặt chùa là ngọn tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 32m gồm 12 tầng được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu rùa hướng vào chùa. Rùa lại được thiết kế như đang bơi trên một chiếc hồ, bốn góc hồ đắp nổi bốn núi giả khá lớn, mỗi núi lại có một hình voi to bằng voi thật đắp áp vào sườn núi. 64 bậc thang xoáy ốc dẫn du khách lên trên đỉnh tháp. Kiến trúc của tháp chùa Cổ Lễ được đánh giá là đẹp và độc đáo nhất trong hệ thống các tháp chùa ở Việt Nam.
Từ khu tháp, qua một khoảng sân rộng tới chân cầu cong bắc qua hồ nước, du khách sẽ tới Phật giáo hội quán, bên trái Hội quán là đền thờ Hưng Đạo Đại vương và hai vị quan trạng người làng Cổ Lễ, bên phải là Khánh Quang Phủ thờ Tam tòa thánh mẫu.
Phía sau Phật giáo hội quán lại là một hồ nước rộng giữa hồ xây một bệ đặt quả chuông nặng 9.000 kg. Chuông cao 4m20 đường kính 2m30 được đệ nhị sư tổ Phạm Thế Long đúc năm 1936, nhiều năm phải giấu xuống dưới lòng hồ vì sợ bị giặc Pháp phá hỏng. Hai bên tả, hữu hồ nước có hai cây Sơn Kiều được xây dựng cực kỳ tinh xảo và công phu, bên ngoài trông như hai tòa núi đá, bên trong là cầu, có các cửa sổ tròn và cánh sen, vừa đón ánh sáng bên ngoài, vừa là nơi mà du khách có thể nhìn qua ngắm cảnh đẹp chung quanh.
Chính điện chùa cao 29m là nơi thờ Phật và thờ đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không. Riêng chiều cao của chùa đã khiến các nhà kiến trúc phải thán phục tài trí của sư tổ Phạm Quang Tuyên. Đầu thế kỷ 20, chỉ với những nguyên vật liệu cổ truyền và bằng phương pháp xây cất thô sơ, một "tòa lâu đài" đã được dựng lên giữa cánh đồng. Chùa có kết cấu mái vòm, trên trần trang trí họa tiết rực rỡ, tòa Cửu Long được đặt chính giữa với tượng Phật cao 4m làm bằng gỗ trầm hương trắng sơn son thếp vàng. Hai bên chính điện là giải vũ và nhà bia. Phía sau là dãy nhà tổ rộng lớn.
Hội chùa Cổ Lễ được tổ chức vào giữa tháng 9 âm lịch hằng năm, du khách thập phương đổ về đây, trước là lễ Phật, vãn cảnh chùa, sau là xem lễ hội bơi chải, đấu vật, đấu cờ người và nhiều trò chơi dân gian độc đáo của vùng đất chiêm trũng này.
Trải nhiều mưa nắng, ngôi chùa làm bằng gỗ từ thế kỷ 12 đã xuống cấp. Năm 1902, đệ nhất sư tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì đã quyết định trùng tu lại ngôi chùa. Với kiến thức rộng lớn và khả năng thiết kế tinh túy, sư Phạm Quang Tuyên đã bố cục lại ngôi chùa theo mô hình "Nhất thốc lâu đài" tạo ra một đại danh lam để lại cho hậu thế hôm nay.
Giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát, ngôi chùa nổi lên như một tòa lâu đài vừa có vẻ nguy nga tráng lệ, lại vừa thân cận, gần gũi. Trước mặt chùa là ngọn tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 32m gồm 12 tầng được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu rùa hướng vào chùa. Rùa lại được thiết kế như đang bơi trên một chiếc hồ, bốn góc hồ đắp nổi bốn núi giả khá lớn, mỗi núi lại có một hình voi to bằng voi thật đắp áp vào sườn núi. 64 bậc thang xoáy ốc dẫn du khách lên trên đỉnh tháp. Kiến trúc của tháp chùa Cổ Lễ được đánh giá là đẹp và độc đáo nhất trong hệ thống các tháp chùa ở Việt Nam.
Từ khu tháp, qua một khoảng sân rộng tới chân cầu cong bắc qua hồ nước, du khách sẽ tới Phật giáo hội quán, bên trái Hội quán là đền thờ Hưng Đạo Đại vương và hai vị quan trạng người làng Cổ Lễ, bên phải là Khánh Quang Phủ thờ Tam tòa thánh mẫu.
Phía sau Phật giáo hội quán lại là một hồ nước rộng giữa hồ xây một bệ đặt quả chuông nặng 9.000 kg. Chuông cao 4m20 đường kính 2m30 được đệ nhị sư tổ Phạm Thế Long đúc năm 1936, nhiều năm phải giấu xuống dưới lòng hồ vì sợ bị giặc Pháp phá hỏng. Hai bên tả, hữu hồ nước có hai cây Sơn Kiều được xây dựng cực kỳ tinh xảo và công phu, bên ngoài trông như hai tòa núi đá, bên trong là cầu, có các cửa sổ tròn và cánh sen, vừa đón ánh sáng bên ngoài, vừa là nơi mà du khách có thể nhìn qua ngắm cảnh đẹp chung quanh.
Chính điện chùa cao 29m là nơi thờ Phật và thờ đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không. Riêng chiều cao của chùa đã khiến các nhà kiến trúc phải thán phục tài trí của sư tổ Phạm Quang Tuyên. Đầu thế kỷ 20, chỉ với những nguyên vật liệu cổ truyền và bằng phương pháp xây cất thô sơ, một "tòa lâu đài" đã được dựng lên giữa cánh đồng. Chùa có kết cấu mái vòm, trên trần trang trí họa tiết rực rỡ, tòa Cửu Long được đặt chính giữa với tượng Phật cao 4m làm bằng gỗ trầm hương trắng sơn son thếp vàng. Hai bên chính điện là giải vũ và nhà bia. Phía sau là dãy nhà tổ rộng lớn.
Hội chùa Cổ Lễ được tổ chức vào giữa tháng 9 âm lịch hằng năm, du khách thập phương đổ về đây, trước là lễ Phật, vãn cảnh chùa, sau là xem lễ hội bơi chải, đấu vật, đấu cờ người và nhiều trò chơi dân gian độc đáo của vùng đất chiêm trũng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét