TTO - Nằm giữa núi rừng thâm u, những cột đá gần 400 năm tuổi vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Đó là điểm độc đáo của khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) - một “kho báu” mang đậm bản sắc văn hóa xứ Mường Động.
Các cột đá được dựng theo theo quy luật, ẩn dưới mỗi nấm mộ là những đồ tùy táng có giá trị khảo cổ học… - Ảnh: Tiến Thành |
Có câu “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” để chỉ sự giàu có và độc đáo trên mỗi mảnh đất xứ Mường. Mường Động là một trong những mảnh đất ấy. Với đam mê khám phá những vùng đất mới, từ Hà Nội, theo quốc lộ 21B chúng tôi đi ngược lên huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình - cái nôi trung tâm của văn hóa Mường Động.
Cung đường đèo dốc với độ gập ghềnh, hiểm trở khiến sau gần 3 giờ cả nhóm mới tới nơi. Ấn tượng dọc đường là hình ảnh tuyệt đẹp của con sông Bôi mùa cạn với những tảng đá núi nhấp nhô khỏi mặt nước xanh thẳm, hai bên đường lơ thơ những cây phượng hình dáng kỳ lạ... Thi thoảng làn gió đông thổi mạnh càng gợi nên cảnh sắc thanh bình, thâm u của chốn sơn cước.
Khung cảnh thơ mộng của con sông Bôi giao hòa núi non, đất trời - Ảnh: Tiến Thành |
Đến đất Kim Bôi, theo chỉ dẫn của người dân địa phương, không khó để chúng tôi tìm được vị trí của khu mộ cổ Đống Thếch. Tấm bia chỉ dẫn khu mộ bằng đá lấm láp bụi đất và cỏ dại ven đường. Men theo con đường đất nhỏ, “thánh địa” của nhà lang thoáng hiện dần giữa ruộng ngô xơ xác sau vụ thu hoạch.
Những cột đá tảng, cái cao lênh khênh, cái thấp lè tè, tròn hoặc dẹt cắm quanh những ngôi mộ. Trước đây khu này rất rộng với hàng trăm ngôi mộ và hàng ngàn cột đá xanh được chôn xung quanh mỗi mộ giống như một rừng đá. Những cột đá xanh được lấy từ Thanh Hóa, cột đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m.
Tất cả được dựng theo hình tròn có quy luật, ẩn dưới mỗi nấm mộ là những đồ tùy táng có giá trị khảo cổ… Phía đầu mộ chôn ba khối đá cao to nhất thành một hàng, phía chân mộ chôn ba khối nhỏ hơn, thấp hơn đối xứng với đầu mộ. Cách bố trí của những cột đá có thể liên tưởng đến những bức tượng moai trên đảo Phục Sinh (ở Chile), có điều những cột đá ở đây không được tạc đẽo thành tượng hình người.
Soi xét kỹ từng cột đá khổng lồ, chúng tôi còn thấy những dòng chữ nho vuông vức hằn in trên mặt đá.
Toàn cảnh khu mộ cổ Đống Thếch - Ảnh: Ngọc Thắng |
Đem bức hình chụp mặt đá và hỏi người biết chữ Hán - Nôm, mới biết nó giống như một văn bia ghi lại công trạng của quận công Đinh Công Kỷ, người có công giúp vua Lê xây dựng triều chính.
Nội dung văn bia tạm dịch là "Ông Đinh Công Kỷ, tước Uy lộc hầu, thổ tù kiêm cai quản vùng Mường Động. Sinh năm 1592, mất giờ sửu, ngày 13-10-1647. Khi chết được ban tước Chưởng vệ đề đốc Uy quận công. Đến ngày 22-2-1650 được đưa về huyệt trên núi bằng 15 xe tang, 7 con voi, 5 con ngựa...".
Lật giở kho sử người Mường, người có công dựng nên xứ Mường Động là ông Đinh Văn Cương, người vùng Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Do có công với triều đình nên ông đã được vua Lê, chúa Trịnh phong tước, đổi thành họ Đinh Công, cho cai quản xứ Mường Động, một trong những phên dậu phía tây bảo vệ kinh thành Thăng Long. Nổi bật trong dòng họ Đinh có Đinh Công Kỷ, một vị tướng giỏi của vua Lê, được phong tước quận công.
Để con cháu đời sau không quên công đức, dòng họ danh giá này đã xây dựng mộ đá để mong tên tuổi các vị sẽ trường tồn cùng tuế nguyệt.
Chữ nho trên một cột đá ghi lịch sử, công trạng của dòng họ Đinh Công - Ảnh: Tiến Thành |
Khu mộ cổ Đống Thếch ngày nay vẫn còn giữ vị trí độc đạo như xưa, với thế rồng cuộn, hổ ngồi, đầu hướng lên trời, thân gối vào núi. Chỉ tiếc hàng trăm gốc cây cổ thụ đã không còn, thay vào đó trong khuôn viên rộng 3 ha của khu di tích là những ruộng ngô, sắn do người dân đang tự ý canh tác…
Ngậm ngùi cho báu vật đang “ngủ quên” bên cánh rừng đại ngàn trước mặt, chỉ mong sao một ngày gần nhất khu mộ cổ Đống Thếch sẽ sớm trở thành điểm đến nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử, khoa học trên cánh cung du lịch phía đông của tỉnh Hòa Bình, xứng đáng là “thủ phủ” của xứ Mường.
Năm 1997, khu mộ Đống Thếch được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ cấp quốc gia. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rất nhiều hiện vật dưới mộ, đáng chú ý, những chiếc trống đồng loại nhỏ có niên đại từ thế kỷ 2-12 cùng nhiều đồ gốm sứ có xuất xứ từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc có niên đạ từ thế kỷ 11-16. Điều này đã khẳng định sự giao lưu, buôn bán của người Mường Động đã phát triển thịnh vượng và mở rộng giao thương với nhiều nước trong khu vực. |
TIẾN THÀNH - NGỌC THẮNG
Bóng ma bên những cột đá
Nằm giữa núi rừng thâm u, những cột đá gần 400 năm tuổi vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Đó là điểm độc đáo của khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) - một “kho báu” mang đậm bản sắc văn hóa xứ Mường Động.
Từ nhiều năm nay, hàng trăm mồ đá nằm im lìm u tịch và lạnh lẽo giữa vùng rừng núi Tây Bắc ấy là một bí ẩn lớn đối với bất cứ ai từng một lần đặt chân tới.
Hàng trăm mồ đá nằm im lìm u tịch và lạnh lẽo giữa vùng rừng núi Tây Bắc ấy là một bí ẩn lớn đối với bất cứ ai từng một lần đặt chân tới (Ảnh: Tiến Thành - Tuổi Trẻ) |
Những người dân bản xứ không biết nhiều về gốc tích hay truyền thuyết rừng mộ đá này. Họ kể rằng, trước đây khu vực này rất rộng, gồm hàng trăm ngôi mộ và hàng ngàn phiến đá chôn xung quanh. Người ta gọi cả quần thể ấy là rừng mộ đá.
Tất cả các ngôi mộ đều chôn ba khối đá cao phía đầu mộ thành một hàng, khối đá to nhất chôn ở giữa. Chân mộ chôn ba khối nhỏ hơn. Những khối đá cẩm thạch được xác định là mang về từ xứ Thanh, ở vùng này không có loại đá ấy. Phiến đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m, có phiến nặng hàng tấn.
(Ảnh: Dulichvietnam) |
Khu mộ là tâm điểm mang màu sắc kỳ bí, hoang đường. Những câu chuyện truyền miệng rỉ tai nhưng có sức lan toả rất nhanh khiến cho dân bản xứ đều sợ sệt e dè, ít người dám qua lại nơi đây. Chuyện rằng có một đoàn người ngựa nghỉ đêm bên những cột đá, đến sáng hôm sau người ta chỉ còn thấy hành lý và những con ngựa nhẩn nha gặm cỏ, tuyệt nhiên không thấy một bóng người.
Đến khi dân bản đánh liều vào xem thì phát hiện hành lý của đoàn người toàn là cuốc thuổng. Hoá ra bọn chúng là lũ trộm chuyên đào mồ trộm đồ cải táng.
Từ câu chuyện này, người dân thêu dệt thành nhiều chuyện khác không kém phần ly kỳ, huyền bí. Không ai biết gì về số phận những tên trộm đêm ấy, người dân vì thế ngày càng kiêng dè, sợ hãi khu đất thiêng.
Từ câu chuyện này, người dân thêu dệt thành nhiều chuyện khác không kém phần ly kỳ, huyền bí. Không ai biết gì về số phận những tên trộm đêm ấy, người dân vì thế ngày càng kiêng dè, sợ hãi khu đất thiêng.
Bí mật chôn dưới những ngôi mộ
Thông qua ông Bùi Văn Hùng, Phó Bí thư TT xã Vĩnh Đồng và ông Bùi Minh Lợi, Trưởng Ban văn hoá xã được biết, đây là cả một truyền thuyết về dòng họ Đinh - dòng họ quan lang, giàu có nhất của người Mường xưa, nó là “thánh địa” bất khả xâm phạm của nhà lang Mường Động. Những truyền thuyết về nó đến tận ngày nay vẫn chưa được khám phá hết”.
Những khối đá cẩm thạch được xác định là mang về từ xứ Thanh, ở vùng này không có loại đá ấy (Ảnh: Tiến Thành - Tuổi Trẻ) |
Ngay từ cái tên Đống Thếch cũng khiến cảm giác được cái huyền bí của nó. “Đống” là những nơi mồ mả, những nơi hoang vu ít người qua lại. Thếch là một địa danh đã có từ lâu, một địa danh riêng có của người Mường. Đống Thếch là một thung lũng nhỏ, cao ráo, bằng phẳng, trong đó, nhấp nhô hàng trăm hòn mồ cao thấp đứng cùng thời gian.
Khu mộ Đống Thếch lúc chưa bị con người tác động - (Ảnh: dulichvietnam) |
Mộ cổ chôn cất thi thể của những người thuộc dòng dõi họ Đinh, bên cạnh đó có nhiều lời đồn cho rằng mộ cổ còn chôn cất thi thể cả những nô tỳ của các quan lang. Mỗi mộ có nhiều phiến đá khắc bằng chữ Hán, ghi lại tên, tuổi, chức sắc của người dưới mồ, ghi lại ngày tháng dựng mồ và còn khác cả hình ảnh của các con vật.
Bản dịch về một tảng đá lớn có nội dung như sau: "Ông Đinh Công Kỷ, tước Uy Lộc hầu, thổ tù kiêm cai quản vùng Mường Động. Sinh năm 1592, mất giờ sửu, ngày 13/10/1647. Khi chết được ban tước Chưởng vệ đề đốc Uy quận công. Đến ngày 22/2/1650 được đưa về huyệt trên núi bằng 15 xe tang, 7 con voi, 5 con ngựa...".
Các tảng đá này có kích thước, độ dài khác nhau và được lấy tận vùng đất Ngọc Lạc – Thanh Hoá. Các phiến đá to nhô lên khỏi mặt đất gần 3m và nặng đến hàng tấn, còn các phiến đá nhỏ nhô lên khỏi mặt đất chỉ khoảng 0,5m. Kích thước của các tảng đá ám chỉ những ý nghĩa riêng. Nó là nơi cắm dấu quyền lực của dòng họ Đinh.
Mường "ma" Đống Thếch bị bỏ hoang
Bốn xứ Mường nổi tiếng ở Hòa Bình đều có nghĩa địa dành riêng cho quan lang, thổ tù (những người có chức tước ngày xưa), nhưng chỉ khu mường ma Đống Thếch của tổng huyện Mường Động xưa còn tồn tại đến ngày nay.
Mường "ma" Đống Thếch bị bỏ hoang
Bốn xứ Mường nổi tiếng ở Hòa Bình đều có nghĩa địa dành riêng cho quan lang, thổ tù (những người có chức tước ngày xưa), nhưng chỉ khu mường ma Đống Thếch của tổng huyện Mường Động xưa còn tồn tại đến ngày nay.
Toàn cảnh khu mộ cổ - (Ảnh: Ngọc Thắng - Tuổi Trẻ) |
Trước năm 1945, Đống Thếch vẫn được coi là xứ sở của người chết, cọp beo và các vị thần linh. Khi đó vẫn còn hàng nghìn ngôi mộ, rừng đá dày đặc, cao sừng sững, bị bao phủ bởi rừng cây cổ thụ, vô cùng âm u, lạnh lẽo. Truyền rằng khu mộ cổ như một mê trận kỳ bí, người lạ lạc vào sẽ chẳng tìm được lối ra, thành xương trắng giữa rừng. Đó là câu chuyện được thêu dệt nên để làm cho Đống Thếch càng bí ẩn, linh thiêng...
Hiện vật đào được dưới khu mộ Đống Thếch - (Ảnh: dulichvietnam) |
Đến năm 1946, quân giải phóng đến nơi này để luyện quân. Từ đó, người dân mới bớt sợ, cũng theo chân bộ đội vào rừng mộ. Những năm 80 của thế kỷ trước, dân Mường Bi mất mùa kéo xuống đào mộ tìm đồ cải táng (quan lang xưa khi chết thường chôn theo rất nhiều của cải).
Nhiều người tìm được thạp đồng, trống đồng, bát đĩa thời nhà Thanh và trở nên giàu có. Những kẻ săn lùng đồ cổ đã đến đây, chẳng mấy chốc rừng đá rộng lớn đã tan hoang.
Mường “ma” đến thời điểm này vẫn đang ngủ quên.
Hải Anh (tổng hợp)
Mường “ma” đến thời điểm này vẫn đang ngủ quên.
Hải Anh (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét