Để tạ ơn báo mộng cứu mạng, vua Thiệu Trị sắc phong cho tiên nữ ở động Chân Linh là “Tuyên triết thế nhân phủ thượng đẳng thần”
Ông Lương
Xuân Quế - Bí thư Đảng ủy xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình -
cho biết mới đây, khi được cấp phép xây dựng nhà máy xi măng tại hệ
thống núi đá vôi ở xã, một doanh nghiệp Trung Quốc đã cung tiến khoản
tiền không nhỏ để phục dựng miếu Chân Linh tiên nữ (miếu Bà) trên động
Chân Linh và bê-tông hóa đường lên miếu. Trước đó, miếu còn rất ít dấu
tích. Có vẻ như người Trung Quốc rất lưu tâm đến những gì huyền bí khi
khai thác tài nguyên ở vùng núi này.
Dùng bài luyện để cúng tế
Theo ông Quế, bây giờ có hệ thống thủy lợi nên địa phương đã chủ động nguồn nước để sản xuất nhưng thời còn phụ thuộc nước trời thì đúng là có việc cúng bái ở miếu Bà để cầu mưa.
Sử sách còn ghi vào những năm hạn nặng, những vị chức dịch và bô lão cùng dân làng sắm lễ vật lên miếu Bà và dùng bài “Luyện động Chân Linh” để cúng tế. Sau khi cúng tế, họ giết một con chó, lấy đầu ném xuống khúc sông có cửa động với quan niệm thần không chấp nhận ô uế vì máu chó nên sẽ cho mưa xuống để tống khứ.
Việc xóm làng sau đó thoát khỏi nhiều mùa hạn hán không rõ có phải do “cầu được ước thấy” hay không nhưng trong tâm khảm của người dân ở đây thì Chân Linh tiên nữ là ân nhân.
Bài luyện kể
trên đã được nhà nghiên cứu Lương Duy Tâm đưa vào tập sách địa lý lịch
sử Quảng Bình: “Hỡi nữ thần! Hãy đoái nhìn cỏ cây! Tất cả đều khát khao
mưa. Người có thấy không, hỡi người mẹ của chúng con! Vì sinh linh tội
nghiệp, Người hãy khép chiếc quạt gây ra gió nóng! Phải chăng tình cờ
Người đã quên nhiệm vụ che chở, cứu vớt sinh linh? Vì lòng xót thương,
Người hãy hạ xuống bàn thờ mà chúng con đã dựng lên để ca ngợi vinh
quang của Người! Vì lòng xót thương, Người hãy lệnh cho thần làm nên
những điều kỳ diệu với cây hương này đánh đuổi con quỷ hạn hán đi! Người
hãy phất lên ngọn gió thổi mang mưa về! Xin Người hãy làm cho sấm vang,
sét nổ! Xin bảo thần nước hãy rót chai nước bọt của rồng ra! Xin Người
hãy cho chúng con mưa thuận gió hòa từ bốn phương trời! Xin Người hãy
cho một trận mưa vàng đổ xuống tất cả đồng ruộng của chúng con! Chúng
con xin hết lòng đa tạ Người”.
Hầu hết bô lão của xã Văn Hóa đều thuộc bài luyện này.
Trong truyền thuyết của xã, núi Chân Linh được mô tả có hơn 3.000 cảnh đẹp. Các tiên nữ thường xuống sông tắm gội, xong thì vào trong động ngắm cảnh và giải trí. Trong đó, một tiên nữ vì quá yêu phong cảnh nên đã xin và được Ngọc Hoàng cho xuống cai quản động này rồi phong làm “Chân Linh động chủ”.
Kho tàng thơ thời nhà Nguyễn còn lưu lại bài về động Chân Linh: Đơn đình ban mệnh, Ngọc Hoàng sắc phong/Phong Chúa làm Chân Linh động chủ/Để thay quyền phong vũ, cứu dân/Từ phen tiên nữ giáng trần/Cảnh tiên thêm cảnh, linh thần thêm linh.
Sử sách cũng ghi năm 1842, trong chuyến Bắc tuần, vua Thiệu Trị khi đến Nam sông Gianh thì trời tối nên dừng chân. Đêm đó, trong giấc ngủ, vua mơ thấy một người con gái tuyệt sắc đến xưng là Chân Linh động chủ, dâng 3 quả đào tiên. Sau, có người can vua khoan sang sông vì chắc là thần báo sẽ có sóng gió ba đào nổi. Quả nhiên, khi thuyền của vua chuẩn bị qua sông thì sóng gió, mây mưa nổi lên mù mịt. Vua ngừng qua sông, nhờ đó mà thoát nạn. Để tạ ơn tiên nữ, vua Thiệu Trị sắc phong cho Chân Linh động chủ là “Tuyên triết thế nhân phủ thượng đẳng thần”.
Không gian thiêng liêng
Các đợt du khảo tiếp theo của chúng tôi vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014 được chính những người dân nhiều đời sinh sống tại xã Văn Hóa dẫn đường. Đó là ông Lê Ngọc Muôn, ông Trần Văn Ngọ và thầy giáo Lê Hải Châu, Hiệu phó Trường THPT Văn Hóa.
Gặp ngày nắng đẹp, chúng tôi xuyên giữa những tầng mây cuồn cuộn đang mỏng dần để lên miếu Bà. Từ đường sắt, chỉ leo khoảng 100 bậc dốc gần như dựng đứng là đến nơi. Tưởng núi dựng đứng thế thì chỉ có đá nhưng hóa ra đường lên miếu xuyên giữa những loài cây như vằng đắng, bướm bạc, nghệ rừng... Hoa vàng, hoa đỏ, hoa trắng cuốn bước chân và bướm - thứ bướm vàng chập chờn, linh dị - thoắt như lá, thoắt như hoa.
Lúc ấy tầm 9 giờ, nắng vén mây, hắt những tia đầu tiên rạng rỡ xuống mặt sông đang ánh dần lên như dát bạc. Hai bên miếu là 2 đỉnh núi đá vút thẳng lên trời xanh như 2 lưỡi kiếm. Đứng trên sân miếu, khí đá lành lạnh phả xuống mang theo tiếng hót lảnh lót của loài chim sáo đá, tiếng vượn hú sắc lạnh vọng trong đá thẳm. Có cái gì đó trầm tích trong đá, trong không gian thiêng liêng và hoài cổ khiến ta thật khó để cưỡng lại việc thắp một nén nhang lên bàn thờ tiên nữ.
Cả ông Ngọ, ông Muôn và ông Châu đều khẳng định động Chân Linh như mô tả trong sách xưa đang nằm ngay trong lòng núi đá mà chúng tôi đứng.
Giữa trưa, chúng tôi chèo thuyền đến nơi được xác định là cửa động. Nước sông trong vắt như gương, thoáng bóng cá bơi. Nơi được gọi là cửa động chỉ thấy thăm thẳm nước. Đúng là ai muốn vào cũng không dám mạo hiểm. Phải chăng vì thế nên từ thế kỷ XIX, Đại Nam Nhất thống chí đã viết: “Núi này anh linh nhưng cửa ngõ khóa chặt đã lâu, gần đây không có du khách nào đến thăm nữa”.
Thực ra, không hẳn có việc “cửa ngõ khóa chặt” mà là chìm sâu dưới nước nên du khách làm sao vào được nếu không tìm đến các lối đi từ trên cạn? Song, lý do vì sao cửa động từ chỗ nổi trên mặt nước, tuy không rộng nhưng một thuyền vào được như mô tả của TS Dương Văn An, mà nay chìm sâu trong nước thì xin dành câu trả lời cho các nhà nghiên cứu, thám hiểm hang động. Động Chân Linh vì vậy nên mãi vẫn đầy huyền bí.
Dùng bài luyện để cúng tế
Theo ông Quế, bây giờ có hệ thống thủy lợi nên địa phương đã chủ động nguồn nước để sản xuất nhưng thời còn phụ thuộc nước trời thì đúng là có việc cúng bái ở miếu Bà để cầu mưa.
Sử sách còn ghi vào những năm hạn nặng, những vị chức dịch và bô lão cùng dân làng sắm lễ vật lên miếu Bà và dùng bài “Luyện động Chân Linh” để cúng tế. Sau khi cúng tế, họ giết một con chó, lấy đầu ném xuống khúc sông có cửa động với quan niệm thần không chấp nhận ô uế vì máu chó nên sẽ cho mưa xuống để tống khứ.
Việc xóm làng sau đó thoát khỏi nhiều mùa hạn hán không rõ có phải do “cầu được ước thấy” hay không nhưng trong tâm khảm của người dân ở đây thì Chân Linh tiên nữ là ân nhân.
Nơi được khẳng định là cửa động Chân Linh, nay đã chìm sâu dưới mặt nước sông Gianh
Hầu hết bô lão của xã Văn Hóa đều thuộc bài luyện này.
Trong truyền thuyết của xã, núi Chân Linh được mô tả có hơn 3.000 cảnh đẹp. Các tiên nữ thường xuống sông tắm gội, xong thì vào trong động ngắm cảnh và giải trí. Trong đó, một tiên nữ vì quá yêu phong cảnh nên đã xin và được Ngọc Hoàng cho xuống cai quản động này rồi phong làm “Chân Linh động chủ”.
Kho tàng thơ thời nhà Nguyễn còn lưu lại bài về động Chân Linh: Đơn đình ban mệnh, Ngọc Hoàng sắc phong/Phong Chúa làm Chân Linh động chủ/Để thay quyền phong vũ, cứu dân/Từ phen tiên nữ giáng trần/Cảnh tiên thêm cảnh, linh thần thêm linh.
Sử sách cũng ghi năm 1842, trong chuyến Bắc tuần, vua Thiệu Trị khi đến Nam sông Gianh thì trời tối nên dừng chân. Đêm đó, trong giấc ngủ, vua mơ thấy một người con gái tuyệt sắc đến xưng là Chân Linh động chủ, dâng 3 quả đào tiên. Sau, có người can vua khoan sang sông vì chắc là thần báo sẽ có sóng gió ba đào nổi. Quả nhiên, khi thuyền của vua chuẩn bị qua sông thì sóng gió, mây mưa nổi lên mù mịt. Vua ngừng qua sông, nhờ đó mà thoát nạn. Để tạ ơn tiên nữ, vua Thiệu Trị sắc phong cho Chân Linh động chủ là “Tuyên triết thế nhân phủ thượng đẳng thần”.
Không gian thiêng liêng
Các đợt du khảo tiếp theo của chúng tôi vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014 được chính những người dân nhiều đời sinh sống tại xã Văn Hóa dẫn đường. Đó là ông Lê Ngọc Muôn, ông Trần Văn Ngọ và thầy giáo Lê Hải Châu, Hiệu phó Trường THPT Văn Hóa.
Gặp ngày nắng đẹp, chúng tôi xuyên giữa những tầng mây cuồn cuộn đang mỏng dần để lên miếu Bà. Từ đường sắt, chỉ leo khoảng 100 bậc dốc gần như dựng đứng là đến nơi. Tưởng núi dựng đứng thế thì chỉ có đá nhưng hóa ra đường lên miếu xuyên giữa những loài cây như vằng đắng, bướm bạc, nghệ rừng... Hoa vàng, hoa đỏ, hoa trắng cuốn bước chân và bướm - thứ bướm vàng chập chờn, linh dị - thoắt như lá, thoắt như hoa.
Lúc ấy tầm 9 giờ, nắng vén mây, hắt những tia đầu tiên rạng rỡ xuống mặt sông đang ánh dần lên như dát bạc. Hai bên miếu là 2 đỉnh núi đá vút thẳng lên trời xanh như 2 lưỡi kiếm. Đứng trên sân miếu, khí đá lành lạnh phả xuống mang theo tiếng hót lảnh lót của loài chim sáo đá, tiếng vượn hú sắc lạnh vọng trong đá thẳm. Có cái gì đó trầm tích trong đá, trong không gian thiêng liêng và hoài cổ khiến ta thật khó để cưỡng lại việc thắp một nén nhang lên bàn thờ tiên nữ.
Cả ông Ngọ, ông Muôn và ông Châu đều khẳng định động Chân Linh như mô tả trong sách xưa đang nằm ngay trong lòng núi đá mà chúng tôi đứng.
Giữa trưa, chúng tôi chèo thuyền đến nơi được xác định là cửa động. Nước sông trong vắt như gương, thoáng bóng cá bơi. Nơi được gọi là cửa động chỉ thấy thăm thẳm nước. Đúng là ai muốn vào cũng không dám mạo hiểm. Phải chăng vì thế nên từ thế kỷ XIX, Đại Nam Nhất thống chí đã viết: “Núi này anh linh nhưng cửa ngõ khóa chặt đã lâu, gần đây không có du khách nào đến thăm nữa”.
Thực ra, không hẳn có việc “cửa ngõ khóa chặt” mà là chìm sâu dưới nước nên du khách làm sao vào được nếu không tìm đến các lối đi từ trên cạn? Song, lý do vì sao cửa động từ chỗ nổi trên mặt nước, tuy không rộng nhưng một thuyền vào được như mô tả của TS Dương Văn An, mà nay chìm sâu trong nước thì xin dành câu trả lời cho các nhà nghiên cứu, thám hiểm hang động. Động Chân Linh vì vậy nên mãi vẫn đầy huyền bí.
Qua bài viết này, chúng tôi mong
các dịch giả khi dịch hoặc chú giải thư tịch cổ không còn lẫn lộn giữa
động Phong Nha và động Chân Linh, dẫu chốn “bồng lai tiên cảnh” ấy khó
có cơ hội thưởng ngoạn, cũng là để du khách khỏi phải nhầm lẫn.
Bài và ảnh: Lương Duy Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét