Bệnh nhân điều trị bằng nam y tại chùa Hưng Minh được miễn phí hoàn toàn. Nhiều ca bệnh tưởng như đầu hàng tử thần đã được các thầy thuốc ở đây cứu sống
Kiếp người
trải qua bốn cửa sinh, lão, bệnh, tử. Ngày nay, bệnh nhân giàu có nằm
bệnh viện tư như khách sạn hạng sao còn bệnh nhân nghèo không có khả
năng tài chính thì đành “chịu trận” trước sự đắt đỏ. Duy chỉ tổ đình
Hưng Minh tự (45 Lý Chiêu Hoàng, quận 6, TP HCM) thực hành Phật pháp từ
bi hảo thí nam y cứu độ chúng sinh, giúp vượt qua cửa bệnh, được sống an
lạc.
Cứu độ chúng sinh
Tổ đình Hưng Minh tự là trụ sở trung ương Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam - một giáo phái chủ trương dùng y đạo từ bi, bác ái cứu độ chúng sinh. Tông sư khai sáng Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam là đức Minh Trí, tục danh Nguyễn Văn Bông, SN 1886 tại Sa Đéc (Đồng Tháp), mồ côi cha từ nhỏ. Năm 29 tuổi, ngài chán ngán sự đời nên giác ngộ Phật pháp. Năm 33 tuổi, ngài từ bỏ gia đình vân du khắp nơi, dùng y học cổ truyền cứu độ bệnh nhân, truyền bá Phật pháp; kiếm sống bằng nghề buôn bán chiếu. Đức Minh Trí đề xướng tinh thần phước huệ song tu dùng y đạo thực hiện chủ nghĩa từ bi, bác ái của đức Phật.
Hơn 80 năm
nay, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam thực hành y đạo cứu độ chúng sinh
vượt qua cửa bệnh. Phòng chẩn trị Nam y hảo thí tại chùa Hưng Minh khang
trang, bảo đảm vệ sinh y tế. Ngoài phòng khám bệnh, chùa Hưng Minh còn
có phòng châm cứu điều trị bệnh nhân bị các chứng tê bại, đau nhức, mất
ngủ, thần kinh… Các cư sĩ trợ y thành thạo điện châm khơi thông kinh
lạc, điều hòa âm dương cơ thể bệnh nhân, phục hồi sức lực. Bệnh nhân
điều trị bằng nam y tại chùa Hưng Minh được miễn phí hoàn toàn. Cư sĩ
lương y cao niên Nguyễn Văn Tuy, phụ trách phòng chẩn trị Nam y hảo thí
tại tổ đình Hưng Minh tự, cho biết mỗi ngày nơi đây phục vụ hơn trăm
bệnh nhân, cấp phát mấy trăm thang thuốc nam. Tất cả cư sĩ tại chùa đều
tự nguyện phục vụ bệnh nhân theo tinh thần bất vụ lợi. Đội ngũ cư sĩ
lương y có trí (kiến thức nam y) cùng huệ (lòng nhân ái) tận tâm chữa
trị cho người bệnh. Cư sĩ giáo phái Tịnh độ thoát ly gia đình, ăn ở
trong chùa, hạn chế tiếp xúc thân nhân, bạn bè. Họ không thí phát (cạo
đầu) nhưng mặc đồ tu hành màu xám sáng, ăn chay trường và giữ giới luật
đi đứng, nói năng, giao tiếp, thể hiện người có đạo đức. Các cư sĩ
thường xuyên họp kiểm điểm khắc phục khuyết điểm, hướng tới ngày càng
hoàn thiện bản thân hơn. Dù làm việc không có thù lao, chỉ được nhà chùa
bố trí chỗ ở khiêm tốn, nuôi ăn chay trường đạm bạc song ai nấy đều vui
vẻ, thể hiện tâm niệm dùng y đạo thực hiện chủ nghĩa từ bi, bác ái của
đức Phật.
Công đức bá tánh
Nguồn thuốc nam trị bệnh miễn phí cho bệnh nhân được cung cấp từ nhiều nhà hảo tâm bên ngoài chùa. Nhiều người khai thác dược thảo hoang dại phụng cúng cho chùa Hưng Minh. Một số tiểu thương chợ nông sản Bình Điền không nỡ vất bỏ khối lượng lớn rau bán ế nên xuất tiền thuê xích lô hoặc xe ba bánh chở rau có dược tính phụng cúng đều đặn cho chùa. Nhà chùa thông bạch những vị thuốc thiếu hụt và những người thích làm việc công đức lập tức phụng cúng cho chùa Hưng Minh đầy đủ vị thuốc cần thiết. Một số người còn phụng cúng giấy báo cũ cho nhà chùa dùng gói thuốc thang. Một vài người tự nguyện dùng xe máy chở dược thảo chất đầy ba-ga tặng đều đặn cho chùa Hưng Minh.
Ngày ngày, nhiều phụ nữ lớn tuổi làm công quả sơ chế dược thảo. Họ chỉ được nhà chùa đãi cơm chay song vẫn vui vẻ tự nguyện làm công đức. Các vị thuốc như đỗ trọng, mướp gai, ráng bay, râu mèo, nhãn lồng, sài hồ, huyết rồng, chùm gửi, cỏ hôi, mắc cỡ, rau má, rễ tranh, nhàu ta, thảo nam… phơi khắp sân chùa. Dược thảo mộc mạc đa sắc, tỏa mùi thơm thiên nhiên dìu dịu. Kho thuốc treo bảng nội dung đề cao kho tàng di sản y dược học dân tộc chất ngăn nắp nhiều thang thuốc Nam, trên đó dán nhãn tên từng vị thuốc. Tổ đình Hưng Minh tự có xe tải chuyên dụng chở dược thảo chi viện cho một số phòng chẩn trị nam y thuộc hệ phái Tịnh độ ở các địa phương. Bá tánh dày công đức cho chùa Hưng Minh kẻ góp của - người làm công quả góp phần duy trì hoạt động phòng chẩn trị nam y hảo thí. Họ theo lời nhà Phật làm việc thiện nguyện góp phần cứu độ chúng sinh.
Tâm thành dược linh
Thời buổi kinh tế thị trường, bệnh nhân nghèo trĩu nặng mặc cảm bị hắt hủi. Ai mắc bệnh mà không tiền thì đành chịu chết. Rất may còn có phòng chẩn trị nam y hảo thí của tổ đình Hưng Minh tự và các phòng khám thuộc hệ phái Tịnh độ. Thuốc nam có vẻ sơ sài mà công hiệu. Vì vậy, xin có lời khuyên “ai ơi đừng theo Tây, Tàu mà khinh thuốc nam quê mùa! Ông bà ta ngày xưa chỉ dùng toàn thuốc nam mà sống khỏe mạnh, sinh con đàn cháu đống. Tâm thành dược linh!”. Người bệnh có tấm lòng thành tin tưởng thuốc nam thì hết bệnh. Thuốc chùa gửi gắm tình thương của cư sĩ lương y, cư sĩ trợ y, cư sĩ dược tá và những người dày công đức.
Bệnh nhân đăng ký khám bệnh ngồi chờ rồi nghe giọng cư sĩ hiền từ lễ phép gọi tên mời vào phòng chẩn bệnh. Các cư sĩ lương y lớn tuổi ân cần hỏi triệu chứng, bắt mạch tay bệnh nhân, chẩn bệnh chính xác. Cư sĩ lương y kê toa gồm các vị thuốc Nam giữ vai trị quân - thần - tá - sứ là mũi chủ công cùng ba mũi giáp công trị căn bệnh. Sau đó, bệnh nhân được cư sĩ mời sang dược phòng nhận những thang thuốc nam chữa trị căn bệnh trong vài ngày. Nhà chùa thiết trí một bàn thờ Thần Nông cho bệnh nhân thành tâm khấn vái mong dùng thổ sản dược thảo được hết bệnh. Bệnh nhân mang thuốc nam về nhà sắc uống, nếu chưa hết bệnh thì trở lại tái khám, được điều trị tới khi dứt hẳn. Theo ông Nguyễn Văn Tuy, thuốc nam không trị chứng (triệu chứng) của bệnh mà chủ trị căn (nguồn gốc) phát ra bệnh. Bệnh nhân dùng thuốc nam nguồn gốc dược thảo thiên nhiên không bị phản ứng phụ như uống thuốc tây có thành phần hóa chất. Ông cho biết thêm một vài bác sĩ tây y mắc bệnh cũng dùng thuốc nam do không độc hại cho cơ thể.
Phòng chẩn trị nam y hảo thí không chỉ chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo mà còn tiếp đón bệnh nhân nhà giàu đã chán ngán dùng thuốc tây. Ông Trần Văn Tỷ, chủ tiệm đồ điện ở quận 5, từ năm 30 tuổi phải đối đầu với nhiều việc, từ gia đạo bất an cho tới việc làm ăn rối ren nên động não suy nghĩ dữ dội khiến mất ngủ kinh niên. Ông không tiếc tiền chạy chữa chứng mất ngủ tại các phòng khám của bác sĩ tâm thần danh tiếng và phải lệ thuộc vào bác sĩ cùng những liều thuốc an thần để đêm đêm mới được thiếp vào giấc ngủ nhưng chập chờn toàn ác mộng. Ông chợt nhớ lại lúc nhỏ có theo bà ngoại ngồi xe thổ mộ chật chội từ Chợ Lớn vào chùa Hưng Minh ở Phú Định điều trị bệnh đau vú. Thuở ấy, hai bên con đường đất từ ngã tư Phú Định (ngã tư Hậu Giang - Nguyễn Văn Luông ngày nay) vào chùa Hưng Minh còn hoang vu. Bà ngoại vào phòng châm cứu vùng ngực còn đứa cháu trai một mình tha thẩn chơi trong sân chùa đang lên liếp trồng toàn thuốc nam… Thế là ông Tỷ liền tìm về chốn xưa, được cư sĩ lương y tại chùa Hưng Minh khám bệnh rất kỹ, kê toa gồm những vị thuốc nam kết hợp châm cứu vùng đầu. Một cư sĩ trợ y hướng dẫn ông Tỷ phương pháp ngồi thiền nơi yên tĩnh, tập trung không nghĩ ngợi gì cả. Cơn bệnh mất ngủ kinh niên nhờ may thầy phước chủ đã biến mất, chủ nhân tìm lại được giấc ngủ sinh lý sâu nồng sau hơn 20 năm chập chờn, mệt mỏi.
Ngày nay, một vài bác sĩ quên béng lời thề Hippocrates, hành nghề chạy theo đồng tiền, vì thế người nghèo không được chăm sóc y tế chu đáo. Trong bối cảnh đó, Nam y hảo thí của chùa Hưng Minh trị bệnh cho người nghèo thể hiện y đức cao cả. Nơi đây còn kế thừa phát huy di sản y học cổ truyền để không bị mai một.
Cứu độ chúng sinh
Tổ đình Hưng Minh tự là trụ sở trung ương Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam - một giáo phái chủ trương dùng y đạo từ bi, bác ái cứu độ chúng sinh. Tông sư khai sáng Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam là đức Minh Trí, tục danh Nguyễn Văn Bông, SN 1886 tại Sa Đéc (Đồng Tháp), mồ côi cha từ nhỏ. Năm 29 tuổi, ngài chán ngán sự đời nên giác ngộ Phật pháp. Năm 33 tuổi, ngài từ bỏ gia đình vân du khắp nơi, dùng y học cổ truyền cứu độ bệnh nhân, truyền bá Phật pháp; kiếm sống bằng nghề buôn bán chiếu. Đức Minh Trí đề xướng tinh thần phước huệ song tu dùng y đạo thực hiện chủ nghĩa từ bi, bác ái của đức Phật.
Những người làm công quả sơ chế dược thảo tại chùa Hưng Minh Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Công đức bá tánh
Nguồn thuốc nam trị bệnh miễn phí cho bệnh nhân được cung cấp từ nhiều nhà hảo tâm bên ngoài chùa. Nhiều người khai thác dược thảo hoang dại phụng cúng cho chùa Hưng Minh. Một số tiểu thương chợ nông sản Bình Điền không nỡ vất bỏ khối lượng lớn rau bán ế nên xuất tiền thuê xích lô hoặc xe ba bánh chở rau có dược tính phụng cúng đều đặn cho chùa. Nhà chùa thông bạch những vị thuốc thiếu hụt và những người thích làm việc công đức lập tức phụng cúng cho chùa Hưng Minh đầy đủ vị thuốc cần thiết. Một số người còn phụng cúng giấy báo cũ cho nhà chùa dùng gói thuốc thang. Một vài người tự nguyện dùng xe máy chở dược thảo chất đầy ba-ga tặng đều đặn cho chùa Hưng Minh.
Ngày ngày, nhiều phụ nữ lớn tuổi làm công quả sơ chế dược thảo. Họ chỉ được nhà chùa đãi cơm chay song vẫn vui vẻ tự nguyện làm công đức. Các vị thuốc như đỗ trọng, mướp gai, ráng bay, râu mèo, nhãn lồng, sài hồ, huyết rồng, chùm gửi, cỏ hôi, mắc cỡ, rau má, rễ tranh, nhàu ta, thảo nam… phơi khắp sân chùa. Dược thảo mộc mạc đa sắc, tỏa mùi thơm thiên nhiên dìu dịu. Kho thuốc treo bảng nội dung đề cao kho tàng di sản y dược học dân tộc chất ngăn nắp nhiều thang thuốc Nam, trên đó dán nhãn tên từng vị thuốc. Tổ đình Hưng Minh tự có xe tải chuyên dụng chở dược thảo chi viện cho một số phòng chẩn trị nam y thuộc hệ phái Tịnh độ ở các địa phương. Bá tánh dày công đức cho chùa Hưng Minh kẻ góp của - người làm công quả góp phần duy trì hoạt động phòng chẩn trị nam y hảo thí. Họ theo lời nhà Phật làm việc thiện nguyện góp phần cứu độ chúng sinh.
Tâm thành dược linh
Thời buổi kinh tế thị trường, bệnh nhân nghèo trĩu nặng mặc cảm bị hắt hủi. Ai mắc bệnh mà không tiền thì đành chịu chết. Rất may còn có phòng chẩn trị nam y hảo thí của tổ đình Hưng Minh tự và các phòng khám thuộc hệ phái Tịnh độ. Thuốc nam có vẻ sơ sài mà công hiệu. Vì vậy, xin có lời khuyên “ai ơi đừng theo Tây, Tàu mà khinh thuốc nam quê mùa! Ông bà ta ngày xưa chỉ dùng toàn thuốc nam mà sống khỏe mạnh, sinh con đàn cháu đống. Tâm thành dược linh!”. Người bệnh có tấm lòng thành tin tưởng thuốc nam thì hết bệnh. Thuốc chùa gửi gắm tình thương của cư sĩ lương y, cư sĩ trợ y, cư sĩ dược tá và những người dày công đức.
Bệnh nhân đăng ký khám bệnh ngồi chờ rồi nghe giọng cư sĩ hiền từ lễ phép gọi tên mời vào phòng chẩn bệnh. Các cư sĩ lương y lớn tuổi ân cần hỏi triệu chứng, bắt mạch tay bệnh nhân, chẩn bệnh chính xác. Cư sĩ lương y kê toa gồm các vị thuốc Nam giữ vai trị quân - thần - tá - sứ là mũi chủ công cùng ba mũi giáp công trị căn bệnh. Sau đó, bệnh nhân được cư sĩ mời sang dược phòng nhận những thang thuốc nam chữa trị căn bệnh trong vài ngày. Nhà chùa thiết trí một bàn thờ Thần Nông cho bệnh nhân thành tâm khấn vái mong dùng thổ sản dược thảo được hết bệnh. Bệnh nhân mang thuốc nam về nhà sắc uống, nếu chưa hết bệnh thì trở lại tái khám, được điều trị tới khi dứt hẳn. Theo ông Nguyễn Văn Tuy, thuốc nam không trị chứng (triệu chứng) của bệnh mà chủ trị căn (nguồn gốc) phát ra bệnh. Bệnh nhân dùng thuốc nam nguồn gốc dược thảo thiên nhiên không bị phản ứng phụ như uống thuốc tây có thành phần hóa chất. Ông cho biết thêm một vài bác sĩ tây y mắc bệnh cũng dùng thuốc nam do không độc hại cho cơ thể.
Phòng chẩn trị nam y hảo thí không chỉ chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo mà còn tiếp đón bệnh nhân nhà giàu đã chán ngán dùng thuốc tây. Ông Trần Văn Tỷ, chủ tiệm đồ điện ở quận 5, từ năm 30 tuổi phải đối đầu với nhiều việc, từ gia đạo bất an cho tới việc làm ăn rối ren nên động não suy nghĩ dữ dội khiến mất ngủ kinh niên. Ông không tiếc tiền chạy chữa chứng mất ngủ tại các phòng khám của bác sĩ tâm thần danh tiếng và phải lệ thuộc vào bác sĩ cùng những liều thuốc an thần để đêm đêm mới được thiếp vào giấc ngủ nhưng chập chờn toàn ác mộng. Ông chợt nhớ lại lúc nhỏ có theo bà ngoại ngồi xe thổ mộ chật chội từ Chợ Lớn vào chùa Hưng Minh ở Phú Định điều trị bệnh đau vú. Thuở ấy, hai bên con đường đất từ ngã tư Phú Định (ngã tư Hậu Giang - Nguyễn Văn Luông ngày nay) vào chùa Hưng Minh còn hoang vu. Bà ngoại vào phòng châm cứu vùng ngực còn đứa cháu trai một mình tha thẩn chơi trong sân chùa đang lên liếp trồng toàn thuốc nam… Thế là ông Tỷ liền tìm về chốn xưa, được cư sĩ lương y tại chùa Hưng Minh khám bệnh rất kỹ, kê toa gồm những vị thuốc nam kết hợp châm cứu vùng đầu. Một cư sĩ trợ y hướng dẫn ông Tỷ phương pháp ngồi thiền nơi yên tĩnh, tập trung không nghĩ ngợi gì cả. Cơn bệnh mất ngủ kinh niên nhờ may thầy phước chủ đã biến mất, chủ nhân tìm lại được giấc ngủ sinh lý sâu nồng sau hơn 20 năm chập chờn, mệt mỏi.
Ngày nay, một vài bác sĩ quên béng lời thề Hippocrates, hành nghề chạy theo đồng tiền, vì thế người nghèo không được chăm sóc y tế chu đáo. Trong bối cảnh đó, Nam y hảo thí của chùa Hưng Minh trị bệnh cho người nghèo thể hiện y đức cao cả. Nơi đây còn kế thừa phát huy di sản y học cổ truyền để không bị mai một.
Chữa hết tiểu đường
Ông Trương Văn Khôi - 56 tuổi, ngụ quận
8, TP HCM - đã nghèo lại mắc cái eo với bệnh tiểu đường type 2 không đủ
tiền chạy chữa trường kỳ tại phòng khám Tây y. Được một người mách bảo,
ông tìm tới phòng chẩn trị Nam y tại chùa Hưng Minh. Cư sĩ lương y tại
chùa sau khi khám bệnh cho ông Khôi thông qua vọng (quan sát sắc mặt
bệnh nhân), văn (nghe giọng nói của bệnh nhân), vấn (hỏi han triệu
chứng), thiết (sờ nắn bụng bệnh nhân) đã chẩn đúng bệnh tiêu khát và kê
toa thuốc gồm các vị dược thảo. Ông Khôi mang thuốc chùa về sắc uống,
được một tuần nhận thấy không còn cơn đau thắt ngực (biến chứng tim mạch
của bệnh tiểu đường); khi thử máu thấy đường huyết hạ về gần mức an
toàn. Ông phấn chấn tái khám theo định kỳ nửa tháng, được cấp 15 thang
thuốc nam mang về sắc uống cho tới khi khỏe hẳn.
Tổ đình Hưng Minh tự Ảnh: HOÀNG TRIỀU
HUỲNH TRUNG NGHĨA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét