Khoảng hơn chục năm trước, các loại rau rừng là đặc quyền ẩm thực của người nhà quê và dường như còn khá xa lạ với người Sài Gòn. Vậy mà hiện nay, rau rừng đã có mặt khắp nơi trong thành phố, từ nhà hàng ra tới các chợ.
Thêm hương vị để thành đặc sản
Có lẽ, trong chuyện đưa rau rừng đến với phố thị, công đầu thuộc về món bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt luộc. Từ miếng bánh tráng là lạ có màu trắng đục, dai mềm, tới những đọt rau rừng có vị chua, the, chát và cả cái hương xá xị tưởng chỉ có trong chai nước ngọt khiến thực khách Sài Gòn vô cùng thích thú. Nhờ sự thích thú này của thực khách Sài thành, rau rừng hiện nay không chỉ kết đôi với bánh tráng Trảng Bàng mà còn kết hợp rất ăn ý với các món bò tơ luộc, bánh xèo, cá chiên xù, tép mòng um… trong các nhà hàng, quán xá.
Đa số các nhà hàng đều cho biết rau rừng có các hương vị mà rau trồng quen thuộc ít có được là các vị chua, đắng, chát, the. Ở nhà hàng Làng nướng Nam bộ (quận 3) rau rừng là nguyên liệu quan trọng để ra các món đặc sản như tép mòng cuốn bánh tráng, cá rễ tre um cuốn rau rừng chấm mắm chua. Hơn chục loại rau rừng như quế vị, đọt cóc, đọt xoài… có nguồn cung từ Trảng Bàng đem lên. Ông Hồ Hồng Hải, chủ nhà hàng Làng nướng Nam bộ, cho biết: “Từ mười năm trước đã bán rau rừng vì thực khách thích rau thiên nhiên, rau sạch. Trong khi rau thường không có vị đặc sắc thì rau rừng có vị lạ, thích hợp với các món cuốn, luộc như thịt heo luộc, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù… Ăn chắc bụng”.
Còn nhà hàng Hàng Dương (quận 4) thì chuyên các loại rau rừng Tây Nguyên
như rau rừng Gia Lai, cải mầm đá Sa Pa, rau bò khai Bắc Kạn, rau bằng
lăng tím Pleiku, khổ qua rừng, rau dớn… Ông Lý Nhất Hiếu, chủ nhà hàng
cho biết: “Các loại rau rừng này có mùi vị đặc trưng, giòn, ngọt và
sạch. Thích hợp xào tỏi, xào thịt bò, nhúng lẩu…”
Một món ăn dân dã quen thuộc khác là bánh xèo cũng sử dụng rau rừng để tạo thêm sự “tròn trịa” cho món bánh vốn đã tròn này. Ngoài các loại rau quen thuộc, trong rổ rau ăn kèm bánh xèo còn có hơn mười mấy loại rau rừng như đọt sao nhái, lá lụa, đọt điều, lá lốp, lá cách, đọt xoài, đọt chùm ruột, quế vị… có nguồn gốc từ Cần Thơ và Tây Ninh. Ông Trương Văn Phúc, giám đốc chuỗi nhà hàng bánh xèo Mười Xiềm, nhận xét: “Các vị chát, chua, đắng của rau quyện cùng bánh xèo tạo ra một hương vị hoàn hảo, ăn hoài không ngán”.
Nhu cầu về rau tự nhiên cao
Rau rừng có nhiều nguồn gốc, phổ biến nhất là các loại rau rừng Tây Ninh như lá lụa, rau quế vị, đọt chiếc, lá săng dẻ, đọt sao nhái, đọt cóc, đọt xoài… Kế là dòng rau miền Tây như đọt chùm ruột, lá cách, lá lốp, đọt bí… Dòng rau hiện còn hiếm ở Sài Gòn là rau rừng có nguồn gốc từ các vùng núi Tây Nguyên như cải mầm đá, ngó xuân, rau bò khai, ngồng tỏi… Từ xuất xứ vùng miền, các loại rau cũng có kiểu ăn khác nhau, rau miền Tây và Tây Ninh đa số ăn sống, còn các loại rau Tây Nguyên thì luộc, xào, nhúng lẩu.
Mặc dù, gọi là rau rừng nhưng một số loại đọt như đọt cóc, đọt xoài, đọt chùm ruột… đều là cây trồng quen thuộc nhưng với hương vị lạ cũng được xếp vào danh sách rau rừng. Một số loại khác trước đây vốn là cây mọc tự nhiên nhưng trước nguồn cung không đủ cầu, một số nơi đã tổ chức mô hình trang trại trồng rau rừng. Ông Trần Hữu Lãnh, trưởng phòng kinh doanh, công ty TNHH đầu tư – phát triển TMDV Trần Gia cho biết, công ty bán rau rừng gần mười năm, hiện đang cung cấp 14 loại rau rừng, có nguồn gốc Tây Ninh và Gia Lai. Trước đây chỉ giao nhà hàng, hiện nay mở rộng trên 20 nhà hàng trên địa bàn TP HCM, nhu cầu tăng từ 15 – 20 lần so với trước đây. Công ty có trang trại trồng rau rừng, hiện lượng rau bán ra đạt 100kg/ngày, thu hoạch cuốn chiếu sức cung có thể đạt 150 – 200kg/ngày. Các loại như đọt cóc, đọt xoài, bần ổi... đều trồng được và dễ trồng.
Ông Hiếu cho biết thêm nhà hàng bán rau rừng được hai năm, nguồn hàng được đặt mua tại địa phương rồi chuyển lên thành phố. Tuy nhiên, vì là rau thiên nhiên, chưa trồng được nên lượng hàng tuỳ theo đợt, lúc có lúc không.
Còn ông Phúc cũng cho biết hiện nguồn cung rau rừng chưa đủ do phụ thuộc vào mùa vụ, một số loại chưa được trồng nên hơi bị hiếm.
Ở các chợ như Bà Quẹo, Bà Chiểu, Bà Hoa, Tân Hương… cũng có bán rau rừng, mặc dù thỉnh thoảng mới có với một ít chủng loại và phải đi chợ thật sớm mới mua được. Còn chợ Bến Thành có hẳn hai sạp chuyên bán rau rừng quanh năm. Tại đây, một bịch rau rừng khoảng chục loại, nặng nửa ký có giá 20.000 đồng
Có lẽ, trong chuyện đưa rau rừng đến với phố thị, công đầu thuộc về món bánh tráng Trảng Bàng phơi sương cuốn thịt luộc. Từ miếng bánh tráng là lạ có màu trắng đục, dai mềm, tới những đọt rau rừng có vị chua, the, chát và cả cái hương xá xị tưởng chỉ có trong chai nước ngọt khiến thực khách Sài Gòn vô cùng thích thú. Nhờ sự thích thú này của thực khách Sài thành, rau rừng hiện nay không chỉ kết đôi với bánh tráng Trảng Bàng mà còn kết hợp rất ăn ý với các món bò tơ luộc, bánh xèo, cá chiên xù, tép mòng um… trong các nhà hàng, quán xá.
Đa số các nhà hàng đều cho biết rau rừng có các hương vị mà rau trồng quen thuộc ít có được là các vị chua, đắng, chát, the. Ở nhà hàng Làng nướng Nam bộ (quận 3) rau rừng là nguyên liệu quan trọng để ra các món đặc sản như tép mòng cuốn bánh tráng, cá rễ tre um cuốn rau rừng chấm mắm chua. Hơn chục loại rau rừng như quế vị, đọt cóc, đọt xoài… có nguồn cung từ Trảng Bàng đem lên. Ông Hồ Hồng Hải, chủ nhà hàng Làng nướng Nam bộ, cho biết: “Từ mười năm trước đã bán rau rừng vì thực khách thích rau thiên nhiên, rau sạch. Trong khi rau thường không có vị đặc sắc thì rau rừng có vị lạ, thích hợp với các món cuốn, luộc như thịt heo luộc, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù… Ăn chắc bụng”.
Rau rừng bán chung với các loại rau củ quả miệt quê, đáp ứng nhu cầu nấu món ăn dân dã cho gia đình phố thị.
Một món ăn dân dã quen thuộc khác là bánh xèo cũng sử dụng rau rừng để tạo thêm sự “tròn trịa” cho món bánh vốn đã tròn này. Ngoài các loại rau quen thuộc, trong rổ rau ăn kèm bánh xèo còn có hơn mười mấy loại rau rừng như đọt sao nhái, lá lụa, đọt điều, lá lốp, lá cách, đọt xoài, đọt chùm ruột, quế vị… có nguồn gốc từ Cần Thơ và Tây Ninh. Ông Trương Văn Phúc, giám đốc chuỗi nhà hàng bánh xèo Mười Xiềm, nhận xét: “Các vị chát, chua, đắng của rau quyện cùng bánh xèo tạo ra một hương vị hoàn hảo, ăn hoài không ngán”.
Nhu cầu về rau tự nhiên cao
Rau rừng có nhiều nguồn gốc, phổ biến nhất là các loại rau rừng Tây Ninh như lá lụa, rau quế vị, đọt chiếc, lá săng dẻ, đọt sao nhái, đọt cóc, đọt xoài… Kế là dòng rau miền Tây như đọt chùm ruột, lá cách, lá lốp, đọt bí… Dòng rau hiện còn hiếm ở Sài Gòn là rau rừng có nguồn gốc từ các vùng núi Tây Nguyên như cải mầm đá, ngó xuân, rau bò khai, ngồng tỏi… Từ xuất xứ vùng miền, các loại rau cũng có kiểu ăn khác nhau, rau miền Tây và Tây Ninh đa số ăn sống, còn các loại rau Tây Nguyên thì luộc, xào, nhúng lẩu.
Mặc dù, gọi là rau rừng nhưng một số loại đọt như đọt cóc, đọt xoài, đọt chùm ruột… đều là cây trồng quen thuộc nhưng với hương vị lạ cũng được xếp vào danh sách rau rừng. Một số loại khác trước đây vốn là cây mọc tự nhiên nhưng trước nguồn cung không đủ cầu, một số nơi đã tổ chức mô hình trang trại trồng rau rừng. Ông Trần Hữu Lãnh, trưởng phòng kinh doanh, công ty TNHH đầu tư – phát triển TMDV Trần Gia cho biết, công ty bán rau rừng gần mười năm, hiện đang cung cấp 14 loại rau rừng, có nguồn gốc Tây Ninh và Gia Lai. Trước đây chỉ giao nhà hàng, hiện nay mở rộng trên 20 nhà hàng trên địa bàn TP HCM, nhu cầu tăng từ 15 – 20 lần so với trước đây. Công ty có trang trại trồng rau rừng, hiện lượng rau bán ra đạt 100kg/ngày, thu hoạch cuốn chiếu sức cung có thể đạt 150 – 200kg/ngày. Các loại như đọt cóc, đọt xoài, bần ổi... đều trồng được và dễ trồng.
Ông Hiếu cho biết thêm nhà hàng bán rau rừng được hai năm, nguồn hàng được đặt mua tại địa phương rồi chuyển lên thành phố. Tuy nhiên, vì là rau thiên nhiên, chưa trồng được nên lượng hàng tuỳ theo đợt, lúc có lúc không.
Còn ông Phúc cũng cho biết hiện nguồn cung rau rừng chưa đủ do phụ thuộc vào mùa vụ, một số loại chưa được trồng nên hơi bị hiếm.
Ở các chợ như Bà Quẹo, Bà Chiểu, Bà Hoa, Tân Hương… cũng có bán rau rừng, mặc dù thỉnh thoảng mới có với một ít chủng loại và phải đi chợ thật sớm mới mua được. Còn chợ Bến Thành có hẳn hai sạp chuyên bán rau rừng quanh năm. Tại đây, một bịch rau rừng khoảng chục loại, nặng nửa ký có giá 20.000 đồng
Theo Sa Đồng (SGTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét