Tây nguyên giữa tháng 11, hoa dã quỳ đã bung nở khắp nơi mời gọi du khách bốn phương. Là những đường hoa lên Đà Lạt mộng mơ, những thảm hoa vàng rực trải dọc quốc lộ 14 đi phố núi Buôn Ma Thuột...
Du khách thưởng ngoạn dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya mùa hoa dã quỳ - Ảnh: Tiến Thành
Và có lẽ hùng vĩ hơn cả là những rừng hoa khổng lồ trên sườn núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), một địa danh còn ít người biết tới. Đây chính là một trong những dấu tích núi lửa điển hình có từ hàng triệu năm trước.
“Củ gừng dại” khoe sắc
Chư Đăng Ya nằm cách TP Pleiku chừng 30km về phía nam thuộc huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Vào mùa mưa, Chư Đăng Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng, còn đến mùa khô, hàng vạn đóa hoa dã quỳ bung nở trên sườn núi.
Chư Đăng Ya theo tiếng địa phương nghĩa là củ gừng dại, vốn là một miệng núi lửa đã tắt còn nguyên hình phễu của dòng nham thạch phun trào từ lòng đất cách đây hàng triệu năm.
Có nhiều con đường để tới ngọn núi lửa này, song cách phổ biến là khởi hành từ TP Pleiku, tới ngã ba Biển Hồ rẽ phải theo tỉnh lộ 671, rồi đi qua xã Chư Jôr (huyện Chư Păh) sẽ tới địa phận xã Chư Đăng Ya.
Từ trên con đường nhựa vào trung tâm xã, du khách dễ thấy một ngọn núi hình nón cụt kiêu hãnh, nổi bật với vàng rực rỡ của những thảm hoa dã quỳ, đan xen với màu xanh non của những ruộng khoai lang.
Du khách tiếp tục men theo con đường đất đỏ với hai bên hoa dã quỳ trải thảm khoe sắc để tới Plơi Iagri - ngôi làng nằm dưới chân núi lửa huyền thoại. Hành trình khám phá Chư Đăng Ya chỉ thật sự bắt đầu khi du khách đặt chân tới những gốc cây cổ thụ nằm dưới chân núi.
Từ đây, đường lên núi dường như mất dấu, không thể di chuyển bằng xe máy vì cỏ cây đã choán hết lối đi. Với du khách ưa thích mạo hiểm có thể bấu víu vào những thảm hoa dã quỳ, búi cỏ đuôi chồn hay những luống ruộng khoai lang để chinh phục những con dốc thẳng đứng, khúc khuỷu và dễ trơn trượt.
Nhưng bù lại, khi leo lên tới miệng núi lửa, bước chân lữ khách sẽ như lạc vào một lòng chảo khổng lồ, một cái sân giác đấu của châu Âu thời Trung cổ với mặt sân phẳng lì và tròn vạnh, bao quanh là thành núi dựng đứng 45 độ nghiêng.
Từ vòm núi lửa, du khách thỏa sức dõi mắt nhìn toàn cảnh phố núi Pleiku, về danh thắng Biển Hồ, đồng thời ngắm cảnh và chụp hình những dải hoa dã quỳ hữu tình nở rộ quanh miệng núi, dưới chân núi...
Giữa màu xanh ngắt của trời thu, du khách có thể thảnh thơi hít hà mùi hương của hoa cỏ đồng nội, của khí trời trên cao nguyên lộng gió sau một hành trình leo núi mệt mỏi.
Dấu tích triệu năm
Theo những người già nhất sống dưới chân núi Chư Đăng Ya, từ thời Pháp thuộc sườn núi lửa Chư Đăng Ya đã được tận dụng trồng cà phê với chất lượng tuyệt hảo bởi đất đai phì nhiêu.
Nhưng sau năm 1970, một trận hỏa hoạn đã thiêu trụi toàn bộ đồn điền cà phê. Hiện nay đất đai trên núi được chia đều cho nông dân trong xã để canh tác dưới hình thức thuê khoán.
Màu xanh hôm nay của ngọn núi là những loại hoa màu, mà phần lớn là bí đỏ, khoai lang, dong riềng. Với cộng đồng người Jrai đang sinh sống, quần tụ dưới chân núi, Chư Đăng Ya giống như nóc nhà, như người mẹ che chở và nuôi dưỡng cuộc sống của họ từng ngày.
Điều đặc biệt, so với những nơi khác ở Gia Lai, nhiệt độ ở Chư Đăng Ya luôn cao hơn 1-2 độ do đất bazan núi lửa đã trải qua nhiều ngày khô hạn và bị “nướng cháy” dưới nền nhiệt độ xấp xỉ 40 độ. Và kỳ lạ hơn cả, cũng vào mùa khô khắc nghiệt, ngay trên miệng ngọn núi này sự sống vẫn đang sinh sôi hằng ngày.
Đã từ hàng triệu năm, miệng núi lửa này không hề có nước và không ai mang nước lên đây được, đồng nghĩa với các loại cây trồng ở đây không được tưới tắm từ lúc gieo trồng cho đến khi thu hoạch. Tất cả chỉ trông mong vào những cơn mưa hiếm hoi hoặc của khí trời và sương đêm.
Lang thang trên đỉnh Chư Đăng Ya, du khách còn dễ dàng bắt gặp những viên đá nham thạch của núi lửa vương vãi trên những luống khoai nhắc nhớ một thời khắc nghiệt. Những viên đá từng là chứng tích một thời lịch sử, giờ đây đã quen thuộc trong mắt người nông dân đang canh tác hằng ngày trên núi.
Và những ai từng chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya hẳn sẽ thấy chạnh lòng với câu chuyện quảng bá du lịch của nơi giàu tiềm năng này.
Chợt nghĩ với Chư Đăng Ya hay đỉnh Hàm Rồng và danh thắng Biển Hồ - những dấu tích núi lửa điển hình còn sót lại trên cao nguyên Pleiku, việc tổ chức một tour du lịch leo núi lửa thưởng ngoạn hoa dã quỳ hẳn sẽ đem đến một luồng gió mới, đầy cuốn hút với bước chân phiêu du, thích khám phá những điều mới lạ, độc đáo của du khách trong và ngoài nước?
“Củ gừng dại” khoe sắc
Chư Đăng Ya nằm cách TP Pleiku chừng 30km về phía nam thuộc huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Vào mùa mưa, Chư Đăng Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng, còn đến mùa khô, hàng vạn đóa hoa dã quỳ bung nở trên sườn núi.
Chư Đăng Ya theo tiếng địa phương nghĩa là củ gừng dại, vốn là một miệng núi lửa đã tắt còn nguyên hình phễu của dòng nham thạch phun trào từ lòng đất cách đây hàng triệu năm.
Có nhiều con đường để tới ngọn núi lửa này, song cách phổ biến là khởi hành từ TP Pleiku, tới ngã ba Biển Hồ rẽ phải theo tỉnh lộ 671, rồi đi qua xã Chư Jôr (huyện Chư Păh) sẽ tới địa phận xã Chư Đăng Ya.
Từ trên con đường nhựa vào trung tâm xã, du khách dễ thấy một ngọn núi hình nón cụt kiêu hãnh, nổi bật với vàng rực rỡ của những thảm hoa dã quỳ, đan xen với màu xanh non của những ruộng khoai lang.
Du khách tiếp tục men theo con đường đất đỏ với hai bên hoa dã quỳ trải thảm khoe sắc để tới Plơi Iagri - ngôi làng nằm dưới chân núi lửa huyền thoại. Hành trình khám phá Chư Đăng Ya chỉ thật sự bắt đầu khi du khách đặt chân tới những gốc cây cổ thụ nằm dưới chân núi.
Từ đây, đường lên núi dường như mất dấu, không thể di chuyển bằng xe máy vì cỏ cây đã choán hết lối đi. Với du khách ưa thích mạo hiểm có thể bấu víu vào những thảm hoa dã quỳ, búi cỏ đuôi chồn hay những luống ruộng khoai lang để chinh phục những con dốc thẳng đứng, khúc khuỷu và dễ trơn trượt.
Nhưng bù lại, khi leo lên tới miệng núi lửa, bước chân lữ khách sẽ như lạc vào một lòng chảo khổng lồ, một cái sân giác đấu của châu Âu thời Trung cổ với mặt sân phẳng lì và tròn vạnh, bao quanh là thành núi dựng đứng 45 độ nghiêng.
Từ vòm núi lửa, du khách thỏa sức dõi mắt nhìn toàn cảnh phố núi Pleiku, về danh thắng Biển Hồ, đồng thời ngắm cảnh và chụp hình những dải hoa dã quỳ hữu tình nở rộ quanh miệng núi, dưới chân núi...
Giữa màu xanh ngắt của trời thu, du khách có thể thảnh thơi hít hà mùi hương của hoa cỏ đồng nội, của khí trời trên cao nguyên lộng gió sau một hành trình leo núi mệt mỏi.
Dấu tích triệu năm
Theo những người già nhất sống dưới chân núi Chư Đăng Ya, từ thời Pháp thuộc sườn núi lửa Chư Đăng Ya đã được tận dụng trồng cà phê với chất lượng tuyệt hảo bởi đất đai phì nhiêu.
Nhưng sau năm 1970, một trận hỏa hoạn đã thiêu trụi toàn bộ đồn điền cà phê. Hiện nay đất đai trên núi được chia đều cho nông dân trong xã để canh tác dưới hình thức thuê khoán.
Màu xanh hôm nay của ngọn núi là những loại hoa màu, mà phần lớn là bí đỏ, khoai lang, dong riềng. Với cộng đồng người Jrai đang sinh sống, quần tụ dưới chân núi, Chư Đăng Ya giống như nóc nhà, như người mẹ che chở và nuôi dưỡng cuộc sống của họ từng ngày.
Điều đặc biệt, so với những nơi khác ở Gia Lai, nhiệt độ ở Chư Đăng Ya luôn cao hơn 1-2 độ do đất bazan núi lửa đã trải qua nhiều ngày khô hạn và bị “nướng cháy” dưới nền nhiệt độ xấp xỉ 40 độ. Và kỳ lạ hơn cả, cũng vào mùa khô khắc nghiệt, ngay trên miệng ngọn núi này sự sống vẫn đang sinh sôi hằng ngày.
Đã từ hàng triệu năm, miệng núi lửa này không hề có nước và không ai mang nước lên đây được, đồng nghĩa với các loại cây trồng ở đây không được tưới tắm từ lúc gieo trồng cho đến khi thu hoạch. Tất cả chỉ trông mong vào những cơn mưa hiếm hoi hoặc của khí trời và sương đêm.
Lang thang trên đỉnh Chư Đăng Ya, du khách còn dễ dàng bắt gặp những viên đá nham thạch của núi lửa vương vãi trên những luống khoai nhắc nhớ một thời khắc nghiệt. Những viên đá từng là chứng tích một thời lịch sử, giờ đây đã quen thuộc trong mắt người nông dân đang canh tác hằng ngày trên núi.
Và những ai từng chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya hẳn sẽ thấy chạnh lòng với câu chuyện quảng bá du lịch của nơi giàu tiềm năng này.
Chợt nghĩ với Chư Đăng Ya hay đỉnh Hàm Rồng và danh thắng Biển Hồ - những dấu tích núi lửa điển hình còn sót lại trên cao nguyên Pleiku, việc tổ chức một tour du lịch leo núi lửa thưởng ngoạn hoa dã quỳ hẳn sẽ đem đến một luồng gió mới, đầy cuốn hút với bước chân phiêu du, thích khám phá những điều mới lạ, độc đáo của du khách trong và ngoài nước?
Thảm hoa dã quỳ uốn lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Tiến Thành
Đường hoa dã quỳ dẫn đến núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Nguyễn Công Thành
Vui đùa dưới chân núi lửa - Ảnh: Tiến Thành
Đất đai màu mỡ dưới chân núi lửa - Ảnh: Tiến Thành
Hoa dã quỳ khoe sắc - Ảnh: Tiến Thành
Những ruộng với hàng rào hoa dã quỳ nở vàng rực dưới chân núi lửa - Ảnh: Tiến Thành
Mẹ và con người Jrai đi dạo trên đường hoa dã quỳ - Ảnh: Tiến Thành
Nhà văn hóa ở thôn Plơi IaGri dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Nguyễn Công Thành
Theo: Tiến Thành - Nguyễn Công Thành / tuoitre.vn
Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ…
Đồng cỏ xanh trên vòm núi lửa Chư Đăng Ya
Thu hoạch bí đỏ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Bạn có thể bắt gặp những phiến nham thạch đủ hình thù dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya
Đỉnh Hàm Rồng quanh năm mây và sương bao phủ buổi sớm
Du ngoạn núi Chư Đăng Ya (Gia Lai)
Đến với Phố núi Pleiku thơ mộng, du khách chắc chắn không thể bỏ qua thắng cảnh Biển Hồ (hay còn gọi là hồ T’Nưng), là dấu tích của ba miệng núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm.
Cũng trên con đường vào danh thắng này, đi thêm khoảng 20km nữa, bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ít được biết đến là ngọn núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ (thuộc xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah).
Chúng tôi đến với ngọn Chư Đăng Ya vào một buổi sáng sương mờ, trời mát rất thích hợp cho hành trình leo núi của đoàn sau khi khảo sát đường vòng quanh danh thắng Biển Hồ và tìm hiểu đời sống đồng bào dân tộc thiểu số làng Tlũ. Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi Chư Đăng Ya tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bí đỏ, dong riềng, bắp, khoai… Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được, vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt nhờ vào lộc trời chăm bón cho đời sống dân cư nơi đây cải thiện lên từng ngày. Vào mùa mưa, Chư Đăng Ya được bao phủ bởi màu xanh bạt ngàn của những ruộng khoai lang, khoai môn hay cây dong riềng. Đến mùa khô, hàng vạn đóa dã quỳ bung nở trên sườn núi làm mê mẩn lòng người yêu cái đẹp của loài hoa đặc trưng Tây Nguyên này.
Con đường chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya quả là một thử thách đối với du khách bởi những con dốc khúc khuỷu và dễ trơn trượt. Nhưng khi lên tới miệng núi lửa, du khách sẽ có dịp tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp giữa một không gian bao la, rộng mở.
Chư Đăng Ya theo tiếng của đồng bào Jrai nghĩa là củ gừng dại. Núi lửa Chư Đăng Ya ẩn mình giữa bốn bề núi non trùng điệp, âm thầm, lặng lẽ nhưng tràn đầy sức sống và mê hoặc. Dấu tích của nham thạch qua hàng triệu năm để lại cho Chư Đăng Ya là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú. Điểm nhấn cho ngọn núi là sự hòa quyện của những loài hoa, cỏ dại và mỗi mùa, ngọn núi sẽ có những nét đẹp riêng. Từ đây đi thêm khoảng 3km nữa du khách sẽ đến xã Tân Sơn (TP. Pleiku) thưởng thức món gà nướng đã trở thành thương hiệu ẩm thực đặc trưng của Gia Lai.
Chư Đăng Ya theo tiếng của đồng bào Jrai nghĩa là củ gừng dại. Núi lửa Chư Đăng Ya ẩn mình giữa bốn bề núi non trùng điệp, âm thầm, lặng lẽ nhưng tràn đầy sức sống và mê hoặc. Dấu tích của nham thạch qua hàng triệu năm để lại cho Chư Đăng Ya là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú. Điểm nhấn cho ngọn núi là sự hòa quyện của những loài hoa, cỏ dại và mỗi mùa, ngọn núi sẽ có những nét đẹp riêng. Từ đây đi thêm khoảng 3km nữa du khách sẽ đến xã Tân Sơn (TP. Pleiku) thưởng thức món gà nướng đã trở thành thương hiệu ẩm thực đặc trưng của Gia Lai.
Khi đến với Chư Đăng Ya, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác yên ả, thanh bình của khung cảnh thiên nhiên hoang sơ một vùng bình nguyên xanh thẳm và đậm chất Tây Nguyên, được thỏa sức chiêm ngưỡng và sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, bởi mỗi đoạn đường là một khung cảnh mới, một tầm nhìn mới. Thiết nghĩ việc tổ chức một tour du lịch leo núi lửa thưởng ngoạn hoa dã quỳ vào mùa hoa nở rộ hẳn sẽ đem đến một luồng gió mới, đầy cuốn hút với bước chân phiêu du, thích khám phá những điều mới lạ, độc đáo của du khách trong và ngoài nước.
Báo Gia Lai
Du lịch núi lửa phố núi Pleiku
Kopi (theo Nguoinoitieng.info)
Đến các nước xung quanh như Indonesia hay Philippines, du khách Việt thường tròn mắt trước cách khai thác du lịch ở những vùng đất có núi lửa nơi xứ người. Vùng Tây nguyên, nhất là ở Pleiku, Gia Lai còn nhiều dấu tích núi lửa với cảnh đẹp tuyệt vời chưa được ngành du lịch để mắt đến.
Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ…
Khi hỏi có bao nhiêu núi lửa từng hoạt động ở Pleiku, người thì nói 10, kẻ nói 15. Chẳng biết con số chính thức là bao nhiêu, nhưng vài ngày “lội suối băng đèo” mới thấy thật sự tiếc cho cảnh đẹp nơi đây.
Nổi bật nhất Pleiku là đỉnh Hàm Rồng cao 1.092m, ngọn núi lửa dương (nổi trên mặt đất) mà đứng ngắm nó ở mỗi góc nhìn sẽ cho ra một hình dáng khác nhau. Sáng sớm có dịp đứng trên đỉnh Hàm Rồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có nơi đây. Mây giăng ngang đầu, sương mù lẩn khuất dưới thung lũng tạo nên khung cảnh hữu tình.
Dọc đường đi là cánh rừng thông xanh mướt, nơi lý tưởng cho chuyến dã ngoại của các bạn trẻ. Hàm Rồng, tiếng địa phương là Chư H’Drông, gắn liền với truyền thuyết về thiên tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp, con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Lan Ly, chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.
Đến Pleiku chắc chắn không thể bỏ qua cảnh đẹp đã quá nổi danh trên các phương tiện truyền thông, hồ T’nưng (Biển Hồ) - núi lửa âm (miệng chìm dưới đất), rộng khoảng 250ha, là dấu tích của ba miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng triệu năm qua. Cũng trên con đường vào danh thắng này, mất khoảng 20km nữa, bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ít được biết đến là ngọn núi lửaChư Đăng Ya hùng vĩ (thuộc huyện Chư Pah).
Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bắp, khoai màu mỡ... Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được. Vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt.
Đồng cỏ xanh trên vòm núi lửa Chư Đăng Ya
Con đường chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya thật là thử thách đối với du khách ưa thích mạo hiểm bởi đường dốc khúc khuỷu và dễ trơn trượt. Nhưng khi lên tới miệng núi lửa, bước chân lữ hành sẽ được tưởng thưởng bởi cảnh đẹp nơi đây. Bạn cũng sẽ bất ngờ trước những gốc cây cổ thụ còn sót lại của cánh rừng nguyên sinh xưa kia với những tổ ong rừng khổng lồ treo trên những ngọn cây cao vút.
Một đồng cỏ bạt ngàn lau trắng như một thảo nguyên thu nhỏ ngay trên miệng núi lửa chắc sẽ khiến bạn xuất khẩu những bài thơ lãng mạn nhất. Những viên đá nham thạch của núi lửa vương vãi trên những luống khoai nhắc nhớ một thời khắc nghiệt.
Những ngọn núi lửa này và một bảo tàng nho nhỏ, trưng bày những tài liệu khoa học, những dấu tích, hiện vật lịch sử về ngọn lúi lửa, những mẩu nham thạch có thể là một gợi mở cho một hành trình khám phá núi lửa chăng?
Những ngày lang thang ở Pleiku bắt gặp các cửa hàng nhỏ bán những món quà tặng rất đặc trưng Tây nguyên như đàn t’rưng, cái ná của người Ba Na, nhà sàn hay những chiếc váy thổ cẩm xinh xắn… lại thấy chạnh lòng với câu chuyện quảng bá du lịch của nơi giàu tiềm năng này.
Du khách đến đây được ngắm cảnh đẹp, sống những ngày thấm đẫm văn hóaTây nguyên, ra về được đưa tiễn bằng những món quà độc đáo… Một tour“đáng đồng tiền bát gạo” lắm chứ.
Thu hoạch bí đỏ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Bạn có thể bắt gặp những phiến nham thạch đủ hình thù dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya
Đỉnh Hàm Rồng quanh năm mây và sương bao phủ buổi sớm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét