Dù y học hiện đại đã tiến bộ vượt bậc trong điều trị vô sinh nhưng tiệm thuốc bắc Bá Thảo Linh vẫn là địa chỉ tin cậy của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn
Dù có thông
báo chủ nhật chỉ khám buổi sáng nhưng tuần nào cũng như tuần nào, phòng
bắt mạch của nhà thuốc Bá Thảo Linh (số 138 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5,
TP HCM) không bao giờ nghỉ trước 13 giờ. Lương y Thái Kiệt, năm nay tuổi
60, đã ngồi bắt mạch, hốt thuốc hơn 30 năm nay nhưng chỉ nhận là người
kế nghiệp đời thứ hai gần 2 năm nay, khi cha ông là đông y sư Thái Hoạt
Tường qua đời.
Tâm huyết nối nghiệp cha
Lương y Thái Hoạt Tường mở tiệm thuốc Bá Thảo Linh từ năm 1960 ở quận 4. Thời đó, tây y chưa phát triển mạnh ở nước ta nên có bệnh là người dân lại tìm đến các thầy thuốc đông y bắt mạch, hốt thuốc về sắc uống. Tuy nhiên, miền Nam vào những năm 1970-1974, nhà thuốc tây mọc lên khắp nơi, người bệnh dần quay sang nền y học hiện đại bởi theo họ, bác sĩ tây y được đào tạo chính quy còn thầy thuốc đông y chỉ chữa bệnh theo kinh nghiệm. Đã thế, trong ngành đông y, nhiều người học hành không đến nơi đến chốn cũng xưng danh thầy thuốc, mở phòng chẩn trị, sản sinh ra nhiều thầy lang băm đã góp phần phá vỡ nền y học cổ truyền. Tiệm thuốc bắc đóng cửa hàng loạt, nền đông y suy kiệt dần. Riêng khu vực Chợ Lớn, nơi đông đảo người Hoa sinh sống, với tập quán dùng thuốc bắc nên những thầy thuốc đông y mới có đất dụng võ.
Không muốn bỏ
cái nghề mà mình đã khổ công theo học, cụ Thái Hoạt Tường dời tiệm
thuốc từ quận 4 sang vùng Chợ Lớn, chọn phố Khổng Tử (giờ là đường Hải
Thượng Lãn Ông) đặt tiệm. Lúc đó, những lương y cùng tuổi với cụ Tường
đều bỏ nghề, xoay qua lĩnh vực kinh doanh mới và họ đã trở nên giàu có.
Còn cụ Tường thì quyết chí đeo đuổi nghề thuốc bởi cho rằng ngành đông y
đã có hàng ngàn năm, nếu không có ai duy trì, theo đuổi thì rất đáng
tiếc.
Thời đó, để
sống được với nghề thì rất chật vật. Dù vậy, cụ Tường không nản chí. Mỗi
ngày, sau giờ xem mạch, hốt thuốc cho bệnh nhân, cụ dành gần hết thời
gian đọc các sách y học từ bản Trung văn đối chiếu lại các chứng bệnh đã
gặp trong ngày, ghi chép lại để rút kinh nghiệm. Theo cụ, làm thầy
thuốc mà không trau dồi thì không những không giỏi mà còn ảnh hưởng xấu
đến một ngành nghề cao quý. Quyển vở ghi chép của cụ đã giúp nhiều cho
ông Thái Kiệt, người thừa kế sở học của cha.
Ông Kiệt cho biết gia đình có đông anh em nhưng chỉ có ông nối nghiệp cha. Từ lúc 10 tuổi, ông Kiệt đã theo cha đến tiệm thuốc, nhìn cha xem mạch, bốc thuốc và đam mê nghề thuốc lúc nào không hay.
Sau ngày đất nước thống nhất, ngành đông y được phục hồi. Phong trào đông - tây y kết hợp được quảng bá rộng rãi khắp cả nước. Trường Đại học Y Dược có thêm Khoa Y học dân tộc và việc chấn chỉnh, đặt lại tiêu chuẩn hành nghề đông y được nhà nước quan tâm. Lúc này, ông Kiệt có điều kiện theo học chính quy, lấy bằng lương y quốc gia rồi cùng với những kinh nghiệm cha truyền dạy, ông trau dồi tay nghề để chữa bệnh hiệu quả hơn.
Ông Kiệt cho biết đối với cụ Tường thì làm thầy thuốc đông y là lẽ sống, là niềm vui ở đời. Vì vậy, dù tuổi cao và có con trai nối nghiệp nhưng sáng nào cụ Tường cũng có mặt ở tiệm để xem mạch, bốc thuốc cho bệnh nhân. Cụ Tường qua đời năm 2012, thọ 89 tuổi, nhưng trước đó 2 năm vẫn còn đến xem mạch cho bệnh nhân. Vì vậy, dù chính thức cùng cha xem mạch, bốc thuốc gần 30 năm nay nhưng ông Thái Kiệt chỉ xem mình mới kế nghiệp chưa đầy 2 năm.
Gieo mầm vui cho nhiều gia đình
Khi đến nhà thuốc Bá Thảo Linh, chúng tôi thấy có khá nhiều tấm kim khánh tri ân và những bức ảnh các cháu nhỏ chụp chung với cha con lương y Thái Hoạt Tường. Hỏi ra mới biết đó là những gia đình hiếm muộn đến điều trị ở tiệm thuốc và sau đó có tin vui. Khi các cháu bé ra đời, họ mang con đến cảm ơn và xin chụp hình chung với 2 vị lương y để tỏ lòng tri ân.
Lương y Thái Kiệt cho biết Bá Thảo Linh có kinh nghiệm chữa hiếm muộn, dưỡng thai yếu từ mấy chục năm qua. Đến bây giờ, ông không nhớ Bá Thảo Linh đã giúp cho bao nhiêu cặp vợ chồng sinh được con cái. Hiện nay, khi nền tây y phát triển vượt bậc, nhiều phương pháp chữa hiếm muộn rất hiệu quả ra đời nhưng tiệm thuốc của gia đình hằng ngày vẫn có rất đông các cặp vợ chồng chậm có tin vui tìm đến.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào lương y Thái Kiệt cũng bốc thuốc. Ông nói hiện nay tình trạng các cặp vợ chồng trẻ mê việc, cứ quần quật suốt ngày trong tình trạng căng thẳng dẫn đến nhiều căn bệnh khó chữa, trong đó có hiếm muộn. Mặt khác, nhiều người sau giờ đi làm về không nghỉ ngơi mà còn đi ăn uống, nhậu nhẹt, thức khuya nên sức khỏe không được phục hồi sung mãn. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn. Nhiều cặp vợ chồng đến khám, ông Kiệt luôn hỏi cặn kẽ nghề nghiệp, lề thói sinh hoạt rồi phân tích cặn kẽ các nguyên nhân cũng như đưa ra lời khuyên để họ tự điều chỉnh cuộc sống của mình. Sau đó, họ tự nhiên có con mà không cần dùng thuốc và cũng đến cảm ơn lương y.
Kỳ tới: Áo dài Thiết Lập: Phù thủy đường cong
Tâm huyết nối nghiệp cha
Lương y Thái Hoạt Tường mở tiệm thuốc Bá Thảo Linh từ năm 1960 ở quận 4. Thời đó, tây y chưa phát triển mạnh ở nước ta nên có bệnh là người dân lại tìm đến các thầy thuốc đông y bắt mạch, hốt thuốc về sắc uống. Tuy nhiên, miền Nam vào những năm 1970-1974, nhà thuốc tây mọc lên khắp nơi, người bệnh dần quay sang nền y học hiện đại bởi theo họ, bác sĩ tây y được đào tạo chính quy còn thầy thuốc đông y chỉ chữa bệnh theo kinh nghiệm. Đã thế, trong ngành đông y, nhiều người học hành không đến nơi đến chốn cũng xưng danh thầy thuốc, mở phòng chẩn trị, sản sinh ra nhiều thầy lang băm đã góp phần phá vỡ nền y học cổ truyền. Tiệm thuốc bắc đóng cửa hàng loạt, nền đông y suy kiệt dần. Riêng khu vực Chợ Lớn, nơi đông đảo người Hoa sinh sống, với tập quán dùng thuốc bắc nên những thầy thuốc đông y mới có đất dụng võ.
Nhà đông anh em nhưng lương y Thái Kiệt là người duy nhất nối nghiệp cha
Tiệm thuốc Bá Thảo Linh nổi tiếng mấy chục năm về chữa hiếm muộn
Ông Kiệt cho biết gia đình có đông anh em nhưng chỉ có ông nối nghiệp cha. Từ lúc 10 tuổi, ông Kiệt đã theo cha đến tiệm thuốc, nhìn cha xem mạch, bốc thuốc và đam mê nghề thuốc lúc nào không hay.
Sau ngày đất nước thống nhất, ngành đông y được phục hồi. Phong trào đông - tây y kết hợp được quảng bá rộng rãi khắp cả nước. Trường Đại học Y Dược có thêm Khoa Y học dân tộc và việc chấn chỉnh, đặt lại tiêu chuẩn hành nghề đông y được nhà nước quan tâm. Lúc này, ông Kiệt có điều kiện theo học chính quy, lấy bằng lương y quốc gia rồi cùng với những kinh nghiệm cha truyền dạy, ông trau dồi tay nghề để chữa bệnh hiệu quả hơn.
Ông Kiệt cho biết đối với cụ Tường thì làm thầy thuốc đông y là lẽ sống, là niềm vui ở đời. Vì vậy, dù tuổi cao và có con trai nối nghiệp nhưng sáng nào cụ Tường cũng có mặt ở tiệm để xem mạch, bốc thuốc cho bệnh nhân. Cụ Tường qua đời năm 2012, thọ 89 tuổi, nhưng trước đó 2 năm vẫn còn đến xem mạch cho bệnh nhân. Vì vậy, dù chính thức cùng cha xem mạch, bốc thuốc gần 30 năm nay nhưng ông Thái Kiệt chỉ xem mình mới kế nghiệp chưa đầy 2 năm.
Gieo mầm vui cho nhiều gia đình
Khi đến nhà thuốc Bá Thảo Linh, chúng tôi thấy có khá nhiều tấm kim khánh tri ân và những bức ảnh các cháu nhỏ chụp chung với cha con lương y Thái Hoạt Tường. Hỏi ra mới biết đó là những gia đình hiếm muộn đến điều trị ở tiệm thuốc và sau đó có tin vui. Khi các cháu bé ra đời, họ mang con đến cảm ơn và xin chụp hình chung với 2 vị lương y để tỏ lòng tri ân.
Lương y Thái Kiệt cho biết Bá Thảo Linh có kinh nghiệm chữa hiếm muộn, dưỡng thai yếu từ mấy chục năm qua. Đến bây giờ, ông không nhớ Bá Thảo Linh đã giúp cho bao nhiêu cặp vợ chồng sinh được con cái. Hiện nay, khi nền tây y phát triển vượt bậc, nhiều phương pháp chữa hiếm muộn rất hiệu quả ra đời nhưng tiệm thuốc của gia đình hằng ngày vẫn có rất đông các cặp vợ chồng chậm có tin vui tìm đến.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào lương y Thái Kiệt cũng bốc thuốc. Ông nói hiện nay tình trạng các cặp vợ chồng trẻ mê việc, cứ quần quật suốt ngày trong tình trạng căng thẳng dẫn đến nhiều căn bệnh khó chữa, trong đó có hiếm muộn. Mặt khác, nhiều người sau giờ đi làm về không nghỉ ngơi mà còn đi ăn uống, nhậu nhẹt, thức khuya nên sức khỏe không được phục hồi sung mãn. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn. Nhiều cặp vợ chồng đến khám, ông Kiệt luôn hỏi cặn kẽ nghề nghiệp, lề thói sinh hoạt rồi phân tích cặn kẽ các nguyên nhân cũng như đưa ra lời khuyên để họ tự điều chỉnh cuộc sống của mình. Sau đó, họ tự nhiên có con mà không cần dùng thuốc và cũng đến cảm ơn lương y.
Kỳ tới: Áo dài Thiết Lập: Phù thủy đường cong
Lo người kế nghiệp
Lương y Thái Kiệt cho biết nghề thuốc
khó học, ngành đông y càng khó hơn vì để có thể bắt mạch, chẩn đúng bệnh
thì không phải học vài năm là tiếp thu được. Ngoài ra còn có hàng trăm
loại thảo dược với đủ thứ công dụng phải nhớ để bốc thuốc cho đúng. Vì
thế, các con, cháu đời thứ ba có vẻ không thiết tha với nghề của ông
cha. Điều này làm ông Kiệt chạnh lòng nhưng cái gì cũng tùy duyên. Bây
giờ, việc trước mắt là ông cố gắng đặt hết tâm huyết của mình vào việc
chữa trị cho bệnh nhân để xứng với cái nghề mà cha ông đã truyền dạy.
Bài và ảnh: Các Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét