Tây Côn Lĩnh không có đường vào và cũng chẳng có lối ra. Đỉnh núi cao tới 2.419 m này cùng với cánh rừng nguyên sinh trải dài từ Vị Xuyên đến Hoàng Su Phì ở miền biên viễn Hà Giang ẩn chứa nhiều điều bí ẩn
Ban đầu, chốt biên phòng Lao Chải
thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy không muốn cấp phép cho chúng
tôi lên Tây Côn Lĩnh - ngọn núi nằm ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Thượng úy Nguyễn Văn Thanh cảnh báo: “Quá nhiều nguy hiểm nếu các bạn
chưa từng có kinh nghiệm đi rừng ở khu vực này. Các bạn cần thuê người
dẫn đường thì mới chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh”.
Cánh rừng bị bỏ quên
Tìm người bản địa thông thạo phong thổ và có kinh nghiệm vượt rừng Tây Côn Lĩnh để dẫn đường chẳng hề dễ dàng. Đáp lại sự thỉnh cầu của chúng tôi là những ánh mắt lo ngại của dân bản. Tất cả đều lắc đầu quầy quậy dù chúng tôi đã cố hết sức nài nỉ hoặc ngỏ ý trả tiền công dẫn đường thật cao.
Đang mùa thu hoạch thảo quả ở vùng cao phía Bắc nên thanh niên trai tráng, những người vừa đủ sức lên “nóc nhà Đông Bắc” vừa rành rẽ đường rừng, đều hết sức bận rộn. Những mái nhà đìu hiu dưới chân Tây Côn Lĩnh chỉ còn lại cánh phụ nữ, trẻ em. Họ cũng chưa một lần đi xuyên qua cánh rừng trên mảnh đất mà mình sinh sống lâu nay.
Cách Lao Chải không xa, có một mỏm núi được đặt tên là Bốt Đen. Trước đây, người Pháp từng đặt chốt canh giữ biên giới ở đó. Tây Côn Lĩnh là miền biên viễn có vị trí trọng yếu nên dưới thời Pháp thuộc, từng ngọn núi, cánh rừng đều được canh phòng cẩn mật.
“Con đường sang thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì từng là
lối mòn, chỉ có dân chuyên vào rừng hái thảo dược mới đi được. Người ta
định biến nó thành con đường chạy xe máy nhưng không hiểu sao làm mãi
không xong, được đoạn nào lại sạt lở đoạn đó” - bà Lý Thị Đôi ở Lao Chải
tỏ ra khó hiểu.
Nhiều năm về trước, người Pháp rất để mắt tới mảnh đất phên giậu ở vùng biên giới Thái - Hà - Tuyên (Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang) này. Máy bay quân sự của Pháp thường bay lượn ở đây để truy lùng những du kích Việt Minh đang làm công tác vận động, tuyên truyền ngay trong lòng địch. Về vụ máy bay của Pháp rơi ở bản Chúng Phùng, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì gần 70 năm trước, cụ Vàng A Sáng là một trong vài người hiện còn nhớ được.
Năm nay 80 tuổi, khi xảy ra vụ máy bay Pháp rơi ở cánh rừng nguyên sinh á nhiệt đới dưới chân Tây Côn Lĩnh, cụ Hoàng đã hơn 10 tuổi. “Không ai còn nhớ về chiếc máy bay này đâu. Người Pháp có lẽ cũng nghĩ chiếc máy bay ấy đã mất tích hoặc bị bắn rơi nên họ không tìm nữa. Nhưng người dân bản Chúng Phùng thì đứa trẻ lên 5 cũng biết trong cánh rừng từ lâu bị bỏ quên này có khu mộ người Pháp” - cụ quả quyết.
“Bị ma núi, ma rừng bắt”
Vụ rơi máy bay ở Tây Côn Lĩnh cách đây gần 70 năm không thấy tài liệu nào nhắc đến. Người dân một số bản ở khu vực này hiện vẫn còn giữ những vật dụng từ chiếc máy bay như bằng chứng cho rừng thiêng Tây Côn Lĩnh. Theo họ, những người lính lê dương của Pháp phải bỏ mạng ở cánh rừng này do “có nợ máu” với đồng bào, với đất nước Việt Nam nên “bị ma núi, ma rừng bắt phải chết”.
Cụ Vàng A Sáng cho rằng chính vì niềm tin tâm linh nên dân bản thời đó đã nghĩ như vậy. “Khu mộ của lính Tây không phải chỉ có 1-2 mộ mà lên tới 20 cái. Trước đây, các trưởng bản và những người biết chuyện vẫn dặn con cháu nếu đi ngang qua khu mộ thì nên thắp hương cho họ. Dù sao thì họ cũng nằm lại mảnh đất này mấy chục năm rồi” - cụ bày tỏ.
Rừng núi Tây Côn Lĩnh không chỉ có khu nghĩa địa của lính Tây. Ở đây còn có khu mộ Chúa, tương truyền là của ông vua Hoàng Vần Thùng người La Chí - một dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở vùng Tây Côn Lĩnh.
Mộ Chúa giờ là một khu miếu cổ ở bản Lủng Cẩu, xã Bản Phùng. Nhiều già làng cho biết sau khi vị lãnh chúa của người La Chí khai khẩn, lập ấp rồi chết ở mảnh đất này, ông không muốn ai phát hiện nơi yên nghỉ của mình nên đã sai dân bản xây rất nhiều ngôi mộ. Đến nay, người ta vẫn không biết đâu là lăng mộ chính xác của vua Hoàng Vần Thùng.
Người La Chí rất coi trọng hệ thống các ngôi mộ giả dù biết chắc trong đó không có gì, ngay cả những vật dụng quý giá cũng không được chôn để đánh lạc hướng kẻ gian. Theo ông Lý Vần Sùng, trưởng bản Lủng Cẩu, “chính những ngôi mộ này đã trấn yểm, giúp vùng đất Hoàng Su Phì không bị ma quỷ quấy rầy”.
Chinh phục thử thách
Theo nhiều người dân địa phương, Tây Côn Lĩnh không có đường vào và cũng chẳng có đường ra. Những lối mòn gọi là đường thực tế rất khó đi, chỉ cần một trận mưa là dấu tích bị xóa sạch.
“Những con đường xuyên Tây Côn Lĩnh từ Vị Xuyên sang Hoàng Su Phì đã được lên kế hoạch xây dựng từ lâu nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến nay, chỉ có đoạn tới Lao Chải là được trải bê tông” - thượng úy Nguyễn Văn Thanh băn khoăn.
Đường từ cửa khẩu Thanh Thủy vào đến chốt biên phòng Lao Chải khiến chúng tôi có phần chủ quan về hành trình đón chờ phía trước. Thế nhưng, từ đây, để xuyên rừng Tây Côn Lĩnh còn mất vài chục cây số và chúng tôi chỉ có thể mò mẫm đi bộ bởi không có đường mà một bên là vách núi, một bên là vực thẳm.
“Nhiều người vẫn lầm tưởng có đường chạy xe máy được nhưng thực chất, đây là lối đi vào rừng trồng hái thảo quả của bà con các dân tộc” - thượng úy Thanh cho biết. Vào cánh rừng âm u này, dường như có một sức mạnh kỳ lạ nào đó cứ đẩy chúng tôi tiến về phía trước. Từ 22 giờ đêm hôm trước cho đến tận sáng hôm sau, chúng tôi bị kẹt lại ở một bãi đất trống và không thể xác định đường đi tiếp.
Chinh phục Tây Côn Lĩnh chưa bao giờ là một thử thách dễ dàng. Khu đất bằng phẳng nhất trên đỉnh núi cách miếu thờ vua La Chí không xa, đến khu nghĩa địa của lính Pháp cũng rất gần nếu tính theo đường chim bay. Không mấy ai trong các nhóm bạn trẻ có máu mê khám phá đủ can đảm ngủ lại một đêm ở những nơi này.
Có rất nhiều nguy hiểm rình rập ở khu rừng nguyên sinh Tây Côn Lĩnh. Cụ Vàng A Sáng khẳng định cách đây vài năm, khu rừng có nhiều thú dữ đủ sức tha cả những con trâu, con bò trong bản đi. Nhiều người dân bản tin rằng rừng Hoàng Su Phì hiện vẫn còn hổ dữ nên không ai dám vào đây ban đêm.
Chúng tôi gặp một nhóm bạn trẻ hạ trại dưới chân Tây Côn Lĩnh để chuẩn bị cho chuyến chinh phục sáng sớm hôm sau. Một thanh niên giải thích: “Đã có những nhóm đi trước kể chuyện gặp cướp trong rừng, bị lột sạch tiền bạc và tư trang. Vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ xuất phát vào sáng sớm và rút khỏi đỉnh núi trước khi trời tối”.
Cánh rừng bị bỏ quên
Tìm người bản địa thông thạo phong thổ và có kinh nghiệm vượt rừng Tây Côn Lĩnh để dẫn đường chẳng hề dễ dàng. Đáp lại sự thỉnh cầu của chúng tôi là những ánh mắt lo ngại của dân bản. Tất cả đều lắc đầu quầy quậy dù chúng tôi đã cố hết sức nài nỉ hoặc ngỏ ý trả tiền công dẫn đường thật cao.
Đang mùa thu hoạch thảo quả ở vùng cao phía Bắc nên thanh niên trai tráng, những người vừa đủ sức lên “nóc nhà Đông Bắc” vừa rành rẽ đường rừng, đều hết sức bận rộn. Những mái nhà đìu hiu dưới chân Tây Côn Lĩnh chỉ còn lại cánh phụ nữ, trẻ em. Họ cũng chưa một lần đi xuyên qua cánh rừng trên mảnh đất mà mình sinh sống lâu nay.
Cách Lao Chải không xa, có một mỏm núi được đặt tên là Bốt Đen. Trước đây, người Pháp từng đặt chốt canh giữ biên giới ở đó. Tây Côn Lĩnh là miền biên viễn có vị trí trọng yếu nên dưới thời Pháp thuộc, từng ngọn núi, cánh rừng đều được canh phòng cẩn mật.
Sau khi vượt qua nhiều con suối, các bạn trẻ chinh phục Tây Côn Lĩnh phải để lại xe máy ở bìa rừng rồi lội bộ
Nhiều năm về trước, người Pháp rất để mắt tới mảnh đất phên giậu ở vùng biên giới Thái - Hà - Tuyên (Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang) này. Máy bay quân sự của Pháp thường bay lượn ở đây để truy lùng những du kích Việt Minh đang làm công tác vận động, tuyên truyền ngay trong lòng địch. Về vụ máy bay của Pháp rơi ở bản Chúng Phùng, xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì gần 70 năm trước, cụ Vàng A Sáng là một trong vài người hiện còn nhớ được.
Năm nay 80 tuổi, khi xảy ra vụ máy bay Pháp rơi ở cánh rừng nguyên sinh á nhiệt đới dưới chân Tây Côn Lĩnh, cụ Hoàng đã hơn 10 tuổi. “Không ai còn nhớ về chiếc máy bay này đâu. Người Pháp có lẽ cũng nghĩ chiếc máy bay ấy đã mất tích hoặc bị bắn rơi nên họ không tìm nữa. Nhưng người dân bản Chúng Phùng thì đứa trẻ lên 5 cũng biết trong cánh rừng từ lâu bị bỏ quên này có khu mộ người Pháp” - cụ quả quyết.
“Bị ma núi, ma rừng bắt”
Vụ rơi máy bay ở Tây Côn Lĩnh cách đây gần 70 năm không thấy tài liệu nào nhắc đến. Người dân một số bản ở khu vực này hiện vẫn còn giữ những vật dụng từ chiếc máy bay như bằng chứng cho rừng thiêng Tây Côn Lĩnh. Theo họ, những người lính lê dương của Pháp phải bỏ mạng ở cánh rừng này do “có nợ máu” với đồng bào, với đất nước Việt Nam nên “bị ma núi, ma rừng bắt phải chết”.
Cụ Vàng A Sáng cho rằng chính vì niềm tin tâm linh nên dân bản thời đó đã nghĩ như vậy. “Khu mộ của lính Tây không phải chỉ có 1-2 mộ mà lên tới 20 cái. Trước đây, các trưởng bản và những người biết chuyện vẫn dặn con cháu nếu đi ngang qua khu mộ thì nên thắp hương cho họ. Dù sao thì họ cũng nằm lại mảnh đất này mấy chục năm rồi” - cụ bày tỏ.
Rừng núi Tây Côn Lĩnh không chỉ có khu nghĩa địa của lính Tây. Ở đây còn có khu mộ Chúa, tương truyền là của ông vua Hoàng Vần Thùng người La Chí - một dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở vùng Tây Côn Lĩnh.
Mộ Chúa giờ là một khu miếu cổ ở bản Lủng Cẩu, xã Bản Phùng. Nhiều già làng cho biết sau khi vị lãnh chúa của người La Chí khai khẩn, lập ấp rồi chết ở mảnh đất này, ông không muốn ai phát hiện nơi yên nghỉ của mình nên đã sai dân bản xây rất nhiều ngôi mộ. Đến nay, người ta vẫn không biết đâu là lăng mộ chính xác của vua Hoàng Vần Thùng.
Người La Chí rất coi trọng hệ thống các ngôi mộ giả dù biết chắc trong đó không có gì, ngay cả những vật dụng quý giá cũng không được chôn để đánh lạc hướng kẻ gian. Theo ông Lý Vần Sùng, trưởng bản Lủng Cẩu, “chính những ngôi mộ này đã trấn yểm, giúp vùng đất Hoàng Su Phì không bị ma quỷ quấy rầy”.
Chinh phục thử thách
Theo nhiều người dân địa phương, Tây Côn Lĩnh không có đường vào và cũng chẳng có đường ra. Những lối mòn gọi là đường thực tế rất khó đi, chỉ cần một trận mưa là dấu tích bị xóa sạch.
“Những con đường xuyên Tây Côn Lĩnh từ Vị Xuyên sang Hoàng Su Phì đã được lên kế hoạch xây dựng từ lâu nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến nay, chỉ có đoạn tới Lao Chải là được trải bê tông” - thượng úy Nguyễn Văn Thanh băn khoăn.
Đường từ cửa khẩu Thanh Thủy vào đến chốt biên phòng Lao Chải khiến chúng tôi có phần chủ quan về hành trình đón chờ phía trước. Thế nhưng, từ đây, để xuyên rừng Tây Côn Lĩnh còn mất vài chục cây số và chúng tôi chỉ có thể mò mẫm đi bộ bởi không có đường mà một bên là vách núi, một bên là vực thẳm.
“Nhiều người vẫn lầm tưởng có đường chạy xe máy được nhưng thực chất, đây là lối đi vào rừng trồng hái thảo quả của bà con các dân tộc” - thượng úy Thanh cho biết. Vào cánh rừng âm u này, dường như có một sức mạnh kỳ lạ nào đó cứ đẩy chúng tôi tiến về phía trước. Từ 22 giờ đêm hôm trước cho đến tận sáng hôm sau, chúng tôi bị kẹt lại ở một bãi đất trống và không thể xác định đường đi tiếp.
Chinh phục Tây Côn Lĩnh chưa bao giờ là một thử thách dễ dàng. Khu đất bằng phẳng nhất trên đỉnh núi cách miếu thờ vua La Chí không xa, đến khu nghĩa địa của lính Pháp cũng rất gần nếu tính theo đường chim bay. Không mấy ai trong các nhóm bạn trẻ có máu mê khám phá đủ can đảm ngủ lại một đêm ở những nơi này.
Có rất nhiều nguy hiểm rình rập ở khu rừng nguyên sinh Tây Côn Lĩnh. Cụ Vàng A Sáng khẳng định cách đây vài năm, khu rừng có nhiều thú dữ đủ sức tha cả những con trâu, con bò trong bản đi. Nhiều người dân bản tin rằng rừng Hoàng Su Phì hiện vẫn còn hổ dữ nên không ai dám vào đây ban đêm.
Chúng tôi gặp một nhóm bạn trẻ hạ trại dưới chân Tây Côn Lĩnh để chuẩn bị cho chuyến chinh phục sáng sớm hôm sau. Một thanh niên giải thích: “Đã có những nhóm đi trước kể chuyện gặp cướp trong rừng, bị lột sạch tiền bạc và tư trang. Vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ xuất phát vào sáng sớm và rút khỏi đỉnh núi trước khi trời tối”.
Dễ lạc sang Trung Quốc
Trong số những con đường biên ải ở phía
Bắc, Tây Côn Lĩnh vẫn là nơi heo hút nhất dù không xa xôi bằng A Pa Chải
(Điện Biên) hay Simacai (Lào Cai). Suốt hành trình xuyên rừng già lên
Tây Côn Lĩnh, chúng tôi luôn nhớ kỹ lời dặn dò của thượng úy Thanh: “Các
bạn bám sát bên phải mà đi, không thì nhầm đường sang Trung Quốc đấy!”.
Người dân Hoàng Su Phì vào rừng Tây Côn Lĩnh thu hoạch thảo quả
Câu nói ấy chẳng phải lời cảnh báo bâng
quơ. Cột mốc biên giới khu vực này xa tới mức những người lính biên
phòng phải mất 3 ngày đi bộ mới tới nơi!
Bài và ảnh: MẠNH DUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét