Người Chăm quan niệm khi bộ xương trán được đưa
vào Kut thì cũng là lúc linh hồn người chết được hóa kiếp với tổ tiên và
đi vào thế giới vĩnh hằng, thế giới của tổ tiên, dòng họ cùng các vị
thần linh.
Dọc quốc lộ 1A ngang qua Ninh Thuận, Bình Thuận, du khách sẽ thấy thấp thoáng những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, giữa bốn bề đồng ruộng bao la... Đó là nghĩa địa Kut của người Chăm Bà La Môn hay c
Sau khi qua đời, thi thể được chôn hơn một năm, hài cốt được lấy lên
làm lễ hỏa táng, riêng phần xương trán được giữ lại 9 mảnh để làm nghi
lễ nhập Kut sau này. 9 mảnh xương trán được gọt giũa nhỏ bằng đồng xu
và đựng trong một hộp "klaong", chôn ngoài bìa rừng cho đến ngày làm
lễ. Nhà của trưởng tộc sẽ là nơi tập trung các hộp "klaong" để đưa đến
nghĩa địa Kut.
Các tộc họ trong gia đình phải hội tụ được 15 - 20 hộp "klaong" thì
tổ chức lễ nhập Kut, khoảng thời gian này mất từ 5 đến 10 năm, do đó
đây được xem là nghi lễ quan trọng và hiếm gặp trong cộng đồng Chăm Bà
La Môn. Sau khi lễ tục trong nhà xong, đoàn người thân cùng các vị chức
sắc chịu trách nhiệm cho nghi lễ cùng rước kiệu "klaong" đến nơi làm
lễ.
Phải mất nhiều năm và là nghi lễ quan trọng nên dòng người cùng con cháu trong gia đình tham gia đông đủ như một ngày hội.
Các nghĩa địa Kut thường nằm cách xa làng nên đoàn người phải di
chuyển qua nhiều đoạn đường, điều tối kị là không được dùng xe để chở
các kiệu "klaong" ngay khi xuất phát từ nhà trưởng tộc mà phải đi bộ.
Khi đến nghĩa địa Kut, các kiệu "klaong" được xếp ngay ngắn theo thứ bậc, trong lúc chờ các nghi lễ phụ hoàn tất.
Trầu cau là vật lễ không thể thiếu trong bất cứ lễ tục nào của đồng bào Chăm.
Cùng với trầu cau thì thịt dê, gà, vịt là những món cúng bắt buộc
phải có trong lễ nhập Kut, tuy nhiên người Chăm đặc biệt kiêng cữ thịt
heo.
Kut được rào và ngăn làm hai, một bên là dành cho những người chết
lành như không bị tật nguyền, bệnh tật và không lấy người ngoại tộc,
bên còn lại dành cho người chết xấu như chết ngoài đường, cơ thể bị
tật…
Kiệu "klaong" được trang hoàng công phu và lộng lẫy bằng những tấm vải thổ cẩm của làng dệt truyền thống Mỹ Nghiệp.
Các hộp "klaong" sẽ được một vị chức sắc làm lễ tẩy uế và tắm rửa
sạch sẽ, sau đó được ghi tên nhằm tránh nhầm lẫn và tuân theo thứ tự từ
lớn đến bé.
Nghi thức tẩy uế và làm lễ của các vị chức sắc trong lễ nhập Kut.
Khi các nghi thức nhỏ lẻ xong xuôi, các mảnh xương trán lại được đặt
cẩn thận trong hộp "klaong" để chuẩn bị nghi thức quan trọng. Vào lúc
0h, vị chức sắc cao nhất của dân tộc là Po Adhia sẽ làm nghi lễ linh
thiêng này. Lúc này chỉ có vị chức sắc và người ngoài dòng tộc được tham
gia làm lễ, còn những người thân trong gia đình sẽ không được phép
đến. Lễ diễn ra vào đêm khuya vì đó là lúc Po Adhia hóa thân thành thần
Shiva dẫn linh hồn người đã khuất về với dòng họ tổ tiên và đến với
thế giới vĩnh hằng kết thúc một vòng đời của người Chăm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét