Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Một kiến trúc nghệ thuật của Hà Nội đầu thế kỷ XIX

Đình Mộ Lao là tên người ta hay gọi khi nhắc đến công trình văn hóa kiến trúc nghệ thuật của làng Mộ Lao (phường Văn Mỗ, quận Hà Đông).

Đình nằm trên khu đất cao ven sông Nhuệ, hướng ngoảnh ra dòng sông, có nhiều cây cổ thụ tạo nên cảnh quan thơ mộng, ngoạn mục. Xung quanh di tích là nhà dân, các đơn vị hành chính, văn hóa, là cả khu thương trường buôn bán nên đình Mộ Lao là nơi có nhiều hoạt động trong việc cân bằng sinh thái giữa sinh hoạt văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại.


Đình làng thờ hai vị thần là Cao Sơn và Quý Minh. Tương truyền hai vị phúc thần của làng sống ở đời Hùng Vương thứ 18, có công lao lớn trong việc giúp Tản Viên sơn thánh (vị đệ nhất phúc thần của người Việt) trấn trị các nơi biên cương bảo vệ bờ cõi nước Văn Lang của vua Hùng. Vùng đất Mộ Lao, đặc biệt là nơi đình, đền đó là điểm quân binh của Cao Sơn đã chiến đấu chống giặc. Sau khi hai vị mất, nhân dân kính trọng công đức, lập đền thờ phụng. Về sau, các triều đại Nhà nước phong kiến Việt Nam sắc phong mỹ tự cho thần Cao Sơn và Quý Minh. Trong đình hiện nay có 18 đạo sắc phong, trong đó đạo sớm nhất vào thời Lê Cảnh Hưng.

Đình quay hướng Tây, bố cục lối chữ đinh, phía ngoài có thêm tả hữu mạc, tòa Phương đình và Nghi môn. Trước Phương đình có Thủy đình bốn mùa nước trong xanh, bóng của tòa Phương đình và cổng Nghi môn in xuống dòng nước như một bức tranh. Kiến trúc tòa Phương đình làm theo kiểu gọng vó với những hàng con sơn cầu, đầu tạo độ giằng và lực đỡ để chịu lực từ trên xuống. Bốn góc có bốn đầu đao cong vút, trên mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc đắp chữ đinh, ở giữa có khối tượng rồng chầu mặt nguyệt.

Qua Phương đình là sân đình rộng, hai bên có tả, hữu mạc. Trong đình còn bảo lưu được những nếp nhà cổ với các kiểu kiến trúc theo lối giá chiêng chồng rường. Hai bức cốn còn lại trang trí theo đề tài tứ linh. Trên những lớp kiến trúc có hệ thống hoành phi, câu đối, cuốn thư, cửa võng… được sơn son thiếp vàng, sơn mài khảm trai.

Đình Mộ Lao có tượng Cao Sơn đại vương được tạc vào thời Nguyễn. Tượng tạo tác ở tư thế ngồi chống chân vuông góc trên bệ long ngai, khuôn mặt hiền hậu với đôi mắt nhìn xuống, râu đen dài, đôi môi như cánh hoa, mũi dọc dừa, đầu đội mũ cánh chuồn có rồng chầu mặt trời, hàng cánh sen xếp liền nhau bên dưới tạo thành đai mũ. Thân tượng mặc áo lỏng cổn, đai áo có chữ thọ. Đây là một pho tượng quý, đẹp về mỹ thuật, sâu sắc về ý nghĩa lịch sử.

Đình Mộ Lao là công trình kiến trúc nghệ thuật ở nửa đầu thế kỷ XIX được giữ gìn khá nguyên vẹn, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, ngôi đình này là một trong những nơi tập kết khởi nghĩa giành chính quyền ngày 20/8/1945. Và cũng từ ngôi đình này, hàng trăm trai làng đã tình nguyện lên đường đi kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Đình Mộ Lao
Đình Mộ Lao


Đình Mộ Lao
Đình Mộ Lao


Đình Mộ Lao
Đình Mộ Lao


Đình Mộ Lao
Đình Mộ Lao


Đình Mộ Lao
Đình Mộ Lao


Đình Mộ Lao
Đình Mộ Lao

Nhật Anh
Theo www.ktdt.com.vn

Hà Nội tôn tạo di tích chùa Văn Quán và chùa Mộ Lao

 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý tu bổ, tôn tạo di tích chùa Văn Quán và Chùa Mộ Lao thuộc quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Dự án tu bổ, tôn tạo gồm các hạng mục: Tu bổ Tam bảo chùa Văn Quán, xây mới nhà Ni chùa Mộ Lao. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị TP Hà Nội lưu ý khi tu bổ Tam bảo chùa Văn Quán cần chú ý cửa sổ mặt đứng chùa nên làm vòng tròn sắc không, không thay mới toàn bộ quá giang và giữ nguyên các con chồng của hệ vì kèo.
 chua-vanquan
Chùa Văn Quán
Chùa Đỏ (Chùa Linh Quang, hay Pháp Tràng Phật Ấn Tự hay thường gọi là Chùa Văn Quán) là ngôi chùa nằm trong làng Văn Quán, Quận Hà đông. Chùa được Hòa thượng Thích Tắc Nhẫn thuộc Thiền phái Thiên Thai Giáo quán tông xây dựng từ năm 1953 đến năm 1955.
Chùa được đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây (cũ) từ năm 1958. Chùa Đỏ là chùa được xây dựng theo kiến trúc hiện đại gồm 02 tầng, Tam bảo được đặt trên tầng 2. Kết cấu Chùa Đỏ chủ yếu là bê tông cốt thép và giống hình dáng những ngôi chùa ở Phương Nam. Giữa chánh điện chùa có đắp động Phật Linh Sơn từ lúc xây dựng.
chuamolao
Chùa Mộ Lao
Chùa Mộ Lao, Hà Đông có tên chữ là Linh Quang tự. Đây là văn phòng 2 của Thành hội Phật giáo Hà Nội và cũng là cơ sở II trường trung cấp Phật học Hà Nội. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá năm 1996.
Gia Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét