Cụm hoa hình cầu gồm hoa màu trắng nhạt tụ họp 10-20 cái. Quả nhỏ chứa 2-4 hạt hình trứng, dẹt ở đầu.
Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền với tên gọi là thỏ ty tử được thu hái ở quả chín, đem về tãi mỏng, sàng sẩy cho hết tạp chất rồi phơi khô.
Dược liệu thỏ ty tử có vị ngọt nhạt, hơi cay, không mùi, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu nhuận tràng... dùng thích hợp cho những quý ông yếu sinh lý, di tinh.
Dưới đây là một số cách dùng hạt tơ hồng chữa bệnh.
Chữa di tinh: thỏ ty tử, khiếm thực, cúc hoa vàng, hoài sơn, đỗ đen, mỗi vị 20g, thục địa 40g. Sắc uống ngày một thang.
Hoặc dùng bài: thỏ ty tử 12g, thục địa, cao ban long, mỗi vị 10g; câu kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế, hoài sơn mỗi vị 8g, sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g.
Chữa liệt dương: thỏ ty tử 60g, lộc giác sương 100g, phá cố chỉ 60g, phục linh 60g, bá tử nhân 60g, thục địa 100g. Tất cả phơi hoặc sấy khô, giã nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 20-30g.
Hoặc dùng bài: thỏ ty tử 10g, tiên mao 10g, câu kỷ tử 9g, ngũ vị tử 9g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 200ml nước sắc còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Chữa đái đục háo khát: thỏ ty tử 20g, mạch môn 10g. sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau lưng mỏi gối: thỏ ty tử 12g, cẩu tích, hoài sơn, mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
Thuốc bổ thần kinh: thỏ ty tử 1.000g, thân cây ớt làn lá to 1.000g, hà thủ ô đỏ 1.000g, ba kích 500g, lạc tiên 500g, đỗ đen 500g (sao cháy).
Các dược liệu thái nhỏ, nấu với 2 lần nước, rồi cô lại còn 700ml dung dịch. Lọc bỏ bã thêm 300ml sirô để được 1 lít thành phẩm. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.
Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: thỏ ty tử, hà thủ ô, huyết giác, hoài sơn, đỗ đen (sao cháy), mỗi vị 100g, vừng đen 30g, ngải cứu 20g, gạo nếp (rang vàng) 10g.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét