Bài, ảnh: Minh Khuyên
(Dân Việt) Vãi hột xong thì dùng một ngón tay chấm móng xuống đất, cạnh hột và … búng. Lực búng sao cho hột vừa văng vô vòng là được. Búng không vô hoặc ra ngoài đều bị “tử”. Đơn giản vậy thôi mà thời chơi búng hột ô môi đã trở thành kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ tôi.
Ở miền quê, me, ô môi là những thứ trái cây quen thuộc. Me gần như có quanh năm, bởi không có me tươi thì đã có me chín được muối để ăn dần. Ô môi thì cứ ra giêng đến hè là trái cứng như cây dần khô và chín. Ô môi là thứ ăn chơi được người lớn lẫn trẻ con đều ưa thích. Và hột ô môi chính là thứ săn lùng của lũ trẻ chúng tôi để vui thú với trò chơi búng hột ô môi!
Khi ăn me, ăn ô môi, người ta thường nhả bỏ hột. Các em thường hay tranh thủ lượm lấy để làm đồ chơi. Hột me, hột ô môi đem rửa sạch rồi trút vô lon cất trữ. Để rồi những buổi chiều tà hay những buổi trưa thanh vắng, năm bảy đứa trong xóm lại ý ới rủ nhau ra gốc cây sau vườn nhà, hay bờ đất trống, cứ chỗ nào có … bóng mát là chơi được.
Hình thức thưởng phạt của trò chơi này là em thắng thường được lấy luôn hột đã búng đem về cất để sau này chơi tiếp. Trò chơi tập luyện sự khéo léo, tỉ mỉ và sự kiên trì cho lũ trẻ. Ở nơi miền quê, chỉ có niềm vui vui nho nhỏ từ trò chơi búng hột ô môi như vậy. Thế mà, mai này dù cách xa muôn phương, vạn nẻo, ký ức những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ vẫn ùa về với những ai đã từng sinh ra và lớn lên từ miền quê ấy.
Khi ăn me, ăn ô môi, người ta thường nhả bỏ hột. Các em thường hay tranh thủ lượm lấy để làm đồ chơi. Hột me, hột ô môi đem rửa sạch rồi trút vô lon cất trữ. Để rồi những buổi chiều tà hay những buổi trưa thanh vắng, năm bảy đứa trong xóm lại ý ới rủ nhau ra gốc cây sau vườn nhà, hay bờ đất trống, cứ chỗ nào có … bóng mát là chơi được.
Trẻ em miền quê thường thích thú với trò búng hột.
Để chơi búng hột, mỗi em chuẩn bị chục hột me, hột ô môi, rồi dùng miếng gạch bể vẽ một hình vuông trên mặt đất, mỗi cạnh cỡ gang tay. Các em sình bao coi ai được búng trước. Sau đó, từng em vốc hột vô tay và vãi xuống. Vãi sao cho khéo, hột quá xa vòng thì khó búng, vãi gần hột cán mức hoặc lọt vô vòng vuông đã vẽ thì “tử”, nghĩa là sẽ hết quyền đi mà phải nhường lại cho người kế tiếp. Vãi hột xong thì dùng một ngón tay chấm móng xuống đất, cạnh hột và … búng. Lực búng sao cho hột vừa văng vô vòng là được. Búng không vô hoặc ra ngoài đều bị “tử”. Khi “tử” thì được hốt hột đã búng vô vòng để giữ. Cứ thế cho đến khi hết hột, các em sẽ đếm lại xem em nào búng được nhiều hột hơn sẽ thắng.
Hột ô môi.
Cũng có một cách chơi khác, không cần vẽ vòng mà các em cùng quy ước bỏ chung vô mỗi em một số lượng hột nhất định. Rồi u ba bảy bế hoặc sình bao xem ai được quyền búng trước. Đến lượt đi của mình, em đó sẽ gom hết lượng hột để vào lòng bàn tay rồi hất lên không. Hột rớt xuống, người chơi sẽ được tự chọn miễn sao mỗi lần búng hột này phải chạm được một hột khác (có khi các em quy ước chỉ chạm được một hột khác thôi, chạm nhiều hơn cũng không được). Khi ấy, hột búng chạm được sẽ được người chơi lấy ra, tạm coi như phần mình giành được. Trò chơi cứ tiếp diễn, nếu búng hụt hoặc trúng nhiều hơn một hột khác sẽ “tử”, đến lượt bạn chơi tiếp theo, … Cuối cùng, đếm lại số hột mà mỗi em có được, ai nhiều hơn sẽ thắng!Hình thức thưởng phạt của trò chơi này là em thắng thường được lấy luôn hột đã búng đem về cất để sau này chơi tiếp. Trò chơi tập luyện sự khéo léo, tỉ mỉ và sự kiên trì cho lũ trẻ. Ở nơi miền quê, chỉ có niềm vui vui nho nhỏ từ trò chơi búng hột ô môi như vậy. Thế mà, mai này dù cách xa muôn phương, vạn nẻo, ký ức những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ vẫn ùa về với những ai đã từng sinh ra và lớn lên từ miền quê ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét