Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Lễ bốc mộ của người Pa Kô

An Sơn 

(Dân Việt) Người Pa Kô định cư chủ yếu ở huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên- Huế và huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh nhiều phong tục tập quán bị mai một thì người Pa Kô vẫn giữ được lễ hội Ariêuping (còn được gọi là lễ bốc mộ, lễ cải táng).


   
Người Pa Kô có tập tục khi một người chết đi họ đem chôn nhưng chỉ chôn tạm thời. Khoảng 5-7 năm sau, có khi 10 năm, tùy theo hoàn cảnh kinh tế, người chết được tổ chức lễ di dời đến nơi khác và lễ này gọi là Ariêuping.
Lễ hội thường kéo dài trong 3 ngày đêm để cất bốc, quy tập mồ mả về ngôi nhà chung của dòng họ. Đây là dịp để người Pa Kô thể hiện sự quan tâm, tình cảm của con cháu với ông bà tổ tiên, nên dù đang sống ở xa, nhưng họ hàng con cháu trong làng cũng phải trở về dự lễ. Đây cũng là dịp thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các làng Pa Kô với nhau, bởi khi một làng nào đó tổ chức thì các già làng, người của các làng khác cũng được mời dự một cách trang trọng.
le boc mo cua nguoi pa ko hinh anh 1Lễ Ariêuping bắt đầu bằng việc đào mộ những người đã chết để lấy hài cốt bỏ vào tiểu.
le boc mo cua nguoi pa ko hinh anh 2Những tiểu chứa hài cốt được làm lễ trước khi dời đến chỗ khác. 
le boc mo cua nguoi pa ko hinh anh 3Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, người làng tổ chức cúng tế và mở tiệc rượu đón khách. 
le boc mo cua nguoi pa ko hinh anh 4Xong lễ, hài cốt người thân được đưa đến những nhà mồ vừa được xây dựng. 
le boc mo cua nguoi pa ko hinh anh 5 Nơi yên nghỉ vĩnh hằng của người đã khuất.

Đặc sắc lễ hội của dồng bào Pa Cô


Ariêu Ping – một lễ hội văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Pa Cô được tổ chức tại thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nhằm tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất.

lehoiviet1

Lễ hội Ariêu Ping hay còn gọi là lễ cải táng và phong thần là lễ hội truyền thống mang nét văn hóa tâm linh đặc sắc và là lễ hội lớn nhất của đồng bào Pa Cô. Lễ hội được tổ chức nhằm tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất của đồng bào dân tộc Pa Cô, khơi dậy những nét đẹp văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào từ xa xưa, cũng là dịp để tụ hợp con cháu trong dòng họ.

Đây còn được coi là dịp để đồng bào giải quyết các vấn đề vướng mắc cả về phong tục tập quán lẫn đời sống đã tồn tại trong cộng đồng; phân định lại ranh giới đất đai; phân công trách nhiệm của từng làng về quan hệ giao tiếp, ứng xử và đối phó, xử lý các tình huống có thể xảy ra trong đời sống hàng ngày….

Già làng Côn Hy, người đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành lễ hội Ariêu Ping của làng A Liêng cho biết: lễ hội Ariêu Ping được tổ chức với sự tham gia của chín thôn trong xã; đồng thời có sự góp mặt chung vui vào các hoạt động văn nghệ, thể thao của bảy xã khác. Lễ hội Ariêu Ping là tổ chức cất bốc, cải táng quy tập về một khu vực đối với những ngôi mộ của tất cả các dòng họ trong làng mà trước đó an táng rải rác các nơi để tiện thăm viếng, chăm sóc, hương khói.

Lễ hội thường kéo dài trong ba ngày, ba đêm. Đầu tiên, đồng bào làm chung một ngôi nhà ở trung tâm để mời các già làng, trưởng bản lân cận, những vị khách quý đến tham dự lễ đến ở trong suốt thời gian lễ hội.

Lễ chính của Ariêu Ping bắt đầu khi các Rờ Gióc (dịch nghĩa là những vị khách không mời) trong những bộ quần áo sặc sỡ, chơi các loại nhạc cụ truyền thống của người Pa Cô, nhảy múa từ đầu bản hướng về phía trung tâm.

Điệu nhạc vui nhộn dẫn dụ họ đến trước những cây nêu lớn, chính giữa là những con trâu, dê được buộc vào cây nêu để tế thần, họ tiếp tục quây thành một vòng tròn nhảy múa. Chốc chốc người đi đầu cầm tù và lại hô lên tiếng gì đó và những người còn lại đồng thanh hô theo. Theo tục lệ của người Pa Cô, các Rờ Gióc càng nhiều thì lễ Ariêu Ping càng thành công nên tuy là “khách không mời” nhưng họ rất được nể trọng, đi đến đâu cũng có rượu thịt tiếp đãi.

Trong khi mọi người đang reo hò đón khách thì ở phía sau Ân Trạp (nhà viếng) tiếng trống chiêng vẫn bập bùng. Đây là nơi để tro cốt của những người đã khuất. Đêm trước đó, những người được giao trọng trách sẽ vào rừng ma để cất bốc số tro cốt này và để trong các hộp gỗ nhỏ rồi mang về đặt vào đây.

Điều cấm kị nhất trong không gian chật hẹp và nghi ngút khói hương này là không được dừng tiếng trống, tiếng chiêng nên các trai bản cứ phải đánh thâu đêm suốt sáng …

Một ngôi nhà mồ được dựng lên, là nơi đặt các hài cốt được bốc từ các nơi khác nhau về. Các nghi lễ thờ cúng diễn ra theo phong tục của đồng bào Pa Cô trong thời gian lễ hội. Sau đó, các hài cốt này được đưa về an táng tại một khu vực nhất định, lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế. Mọi người tham gia lễ hội đều nhảy múa xung quanh nhà mồ cho đến khi lễ hội kết thúc. Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống cũng được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Ariêu Ping, trong đó có lễ hội đâm trâu.
lehoiviet3

Theo già làng Côn Hy, lễ hội Ariêu Ping có từ lâu đời, là một lễ hội tổng thể cả đời sống và tâm linh. Người Pa Cô quan niệm xung quanh đời sống hiện tại còn có thần nên đồng bào sống đều tôn trọng các lễ nghi. Sự liên kết cộng đồng, làng bản thể hiện qua sinh hoạt phong tục, tập quán, lễ nghi là sợi dây ràng buộc và gắn chặt các thành viên trong làng thành một khối đoàn kết.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tà Rụt, ông Hồ Văn Ngơn cho biết lễ hội Ariêu Ping không được ấn định niên hạn tổ chức mà căn cứ theo tình hình điều kiện đời sống kinh tế của các hộ gia đình trong làng để tổ chức với quy mô phù hợp.

A Liêng trước đây là một vùng đất hoang vu, bị rừng già che khuất trong chiến tranh, chỉ đến khi đất nước thống nhất dân bản mới quần tụ về sinh sống. Mọi thứ đều khốn khó trăm bề nhưng với ý niệm về đời sống tâm linh huyết thống, năm 1975, bản A Liêng tổ chức lễ Ariêu Ping đầu tiên với sự hỗ trợ của 9 bản làng lân cận. Sau hơn 10 năm (1986), để giải quyết những thiếu sót về luật tục hôn nhân, tập quán sống, Ariêu Ping lại được tổ chức với quy mô lớn hơn với sự tham gia của 12 bản khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét