Thông tin từ tờ An ninh Thế giới, năm 2013, trong một hội thảo về thận được tổ chức Mỹ, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Osaka, Nhật Bản và Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, Mỹ đã đưa ra một báo cáo khiến nhiều người giật mình.
Báo cáo gây chấn động này cảnh báo những người yêu thích sử dụng nước ngọt như một loại đồ uống thường xuyên rằng mỗi ngày uống 2 lon nước ngọt sẽ dẫn đến suy thận.
Vì sao nước ngọt lại gây ra suy thận? Các nhà nghiên cứu cho rằng nước ngọt sẽ làm tăng lượng muối trong máu, đồng thời tăng protein trong nước tiểu (protein niệu) dẫn đến suy thận.
Tiến sĩ Ryhei Yamamoto, người tham gia cuộc nghiên cứu, phát biểu: "Trong nước ngọt đóng lon, các nhà sản xuất dùng đường fructose - hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt.
Tuy nhiên, fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II, một protein điều chỉnh sự cân bằng muối”.
Khi muối được tái hấp thu vào thận dưới sự tác động của nước ngọt sẽ khiến cơ thể bị mắc những căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp...
Thêm một khuyến cáo nữa của Hội Tim mạch Mỹ, trong một lon nước ngọt có dung tích 350ml thường chứa 7 muỗng cà phê đường
Trong khi đó, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5 muỗng cà phê đường/ngày (với phụ nữ) hoặc 9 muỗng cà phê đường/ngày (với nam giới), trẻ em chỉ nên tiêu thụ không quá 3 muỗng cà phê đường/ngày.
Như thế, lượng đường trong một lon nước ngọt là quá nhiều trong khi bạn còn cần phải tiêu thụ glucose từ những thực phẩm khác nữa.
Những nguy cơ khác của nước ngọt đối với sức khỏe:
- Nguy cơ gây bệnh tiểu đường: Uống từ một đến hai đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%.
- Nguy cơ gây bệnh ung thư: Chất tạo màu trong nước ngọt có chứa 2 chất ô nhiễm gây ra ung thư ở động vật – 2-methylimidazole và 4-methylimidazole.
- Nguy cơ gây nghiện: Đường kích thích sự phóng thích dopamine, chất dẫn truyền nội tiết thần kinh trong não, làm cho chúng ta cảm thấy tươi khỏe và hưng phấn. Tuy nhiên, đường cũng có cơ chế gây nghiện như cocain khiến cho người tiêu dùng rất khó từ bỏ đường.
- Gây hại cho răng: Các axit photphoric có trong nước ngọt có thể cản trở sự hấp thụ canxi và dẫn đến chứng loãng xương và gây hại cho răng. Ngoài ra axit citric có mặt trong cả nước ngọt thường và nước ngọt ăn kiêng đều gây ra mòn răng.
- Nguy cơ gây bệnh tim: Những người tiêu thụ 17-21% calo từ đường có 38% nhiều khả năng chết vì bệnh tim hơn so với những người chỉ tiêu thụ 8%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét