Bà con dân tộc Tày quan niệm trên cung Trăng có mẹ Trăng và 12 nàng tiên (con gái của mẹ). Mẹ Trăng cùng 12 nàng tiên là những người luôn chăm lo, bảo vệ mùa màng cho muôn dân.
Dân tộc Tày ở Hà Giang có khoảng trên 160.000 người, chiếm 25% dân số trong tỉnh, đông thứ hai sau dân tộc HMông. Người Tày sinh sống rải rác ở các huyện, thành phố trong tỉnh nhưng tập trung đông nhất là ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê.
(Ảnh minh họa)
Bà con dân tộc Tày quan niệm trên cung Trăng có mẹ Trăng và 12 nàng tiên (con gái của mẹ). Mẹ Trăng cùng 12 nàng tiên là những người luôn chăm lo, bảo vệ mùa màng cho muôn dân.
Từ bao đời nay, với lễ hội dân gian mang đậm màu sắc tâm linh này, đồng bào Tày ở thôn Bản Loan thường duy trì tổ chức với ý nghĩa đón mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui Tết Trung Thu. Mẹ Trăng ban phước lành cho dân bản, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống trong bản luôn bình an và gặp nhiều may mắn.
Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Lễ hội cầu Trăng có hai phần lễ và hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức "cúng thổ công chúa bản" tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.
Ngày lễ này là ngày vui nhất của bà con dân tộc Tày nơi đây. Bà con dân bản từ già, trẻ đều đến tham gia đông đủ, họ dâng các sản vật, khấn mời mẹ Trăng xuống hạ giới nghe những tâm tư, tình cảm của người dân sau một năm siêng năng làm lụng.
Từ bao đời nay, với lễ hội dân gian mang đậm màu sắc tâm linh này, đồng bào Tày ở thôn Bản Loan thường duy trì tổ chức với ý nghĩa đón mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui Tết Trung Thu. Mẹ Trăng ban phước lành cho dân bản, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống trong bản luôn bình an và gặp nhiều may mắn.
Được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu), Lễ hội cầu Trăng có hai phần lễ và hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức "cúng thổ công chúa bản" tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu Trăng vào đêm hôm sau.
Ngày lễ này là ngày vui nhất của bà con dân tộc Tày nơi đây. Bà con dân bản từ già, trẻ đều đến tham gia đông đủ, họ dâng các sản vật, khấn mời mẹ Trăng xuống hạ giới nghe những tâm tư, tình cảm của người dân sau một năm siêng năng làm lụng.
Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trình báo mẹ Trăng và 12 nàng tiên, già làng tiến hành các nghi lễ cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; mời mẹ Trăng và các nàng tiên về ban mùa màng và phước lành cho dân bản.
Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng.
Đêm hôm sau, đúng vào ngày Rằm tháng Tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh giàn cúng khi khai hội đón Trăng.
Nguồn từ www.dulichvietnam.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét