Có dịp về chơi quê bạn, tôi mới cảm nghiệm được câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hà Tĩnh nằm gọn trong dải đất miền Trung, cái eo đất nước nơi lắm nắng nhiều mưa, quanh năm hứng nhiều thiên tai, bão lụt...
... Một vùng đất quê hương nhiều gian truân vất vả, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, nhưng được cái rất giàu nhân nghĩa, giàu tình người và lòng mến khách với những đặc điểm ưu việt có tính cách vùng miền địa phương mà khó nơi mô có được.
Với người dân vùng quê xứ Nghệ, họ có một hệ thống ngôn ngữ địa phương vô cùng phong phú. Mới đầu tôi nghe chỉ biết mỉm cười mà không hiểu chi cả …! Cái đầu gối họ kêu là "trùc cúi", cái sân thì gọi là cái "cươi", cái chén gọi là cái “đọi”…
Có chúng tôi về thăm nhà, để chuẩn bị cho bữa cơm, Thầy (bố) của bạn làm thịt con chó khá lớn, khoảng mười mấy ký hơi, rồi cho con đi mời bà con họ hàng và cả xóm đến dùng bữa. Ở quê, trong vườn nhà nào cũng trồng nhiều rau sạch không lo sợ hóa chất như: rau muống, rau cải, rau diếp, rau thơm, lá mơ, riềng, sả ,mướp, bí… cây ăn quả, nào chuối nào roi, ổi cam bưởi ...
Những căn nhà 3, 4 gian, 4, 5 phòng rộng thênh thang tha hồ thoải mái đi lại, phía trên cột kèo là những cái “chạn” lót ván hoặc tấm phên đan bằng tre, để khi lũ dâng cao có chỗ cất đồ đạc, lúa má, đậu lạc, ngô khoai… cũng là “chỗ” mỗi khi lũ kéo về cho cả nhà leo lên đó “tá túc”, cơn lũ này chưa rút hết đã có cơn lũ khác kéo đến, có khi họ phải ở cả hàng tuần hàng tháng mới dọn xuống.
Lòng thuôn xúc với bánh tráng ăn kèm lá mơ.
Không như ở Thành phố nơi tôi sinh sống, hàng xóm láng giềng ở đây sống chan hòa hết sức nghĩa tình, thấy có người lạ mọi người chạy tới ân cần hỏi han, thay nhau bắt chuyện suốt ngày. Người quê nên tấm lòng cũng hết sức thật thà chân quê, giọng nói xứ Nghệ nằng nặng nhưng nghe thật ấm cúng chất chứa bao tình cảm thân thương.
Ở cái xứ này nhà nào cũng đông con cái, nhà nào ít nhất cũng tầm bốn đến năm đứa, một hoặc hai, ba là rất hiếm, còn nữa là gần cả chục, có đôi nhà cá biệt gần cả tá … cả đại gia đình đông con lắm cháu, có khi phải ở chơi cả tháng may chi mới nhớ được hết tên của những người trong một đại gia đình .
Bữa cơm gia đình xen lẫn cả xóm giềng khoảng 4,5 chục người, chẳng bàn chẳng ghế, trải chiếu dưới đất ngồi quây quần thành một vòng tròn lớn, người lớn 1 cỗ, trẻ con 1 mâm. Rau rợ trong vườn, cá vớt dưới ao nấu nồi canh “nhút đậu”, gạo thơm cơm trắng, cộng thêm con cầy mấy món, tất cả đều là “cây nhà lá vườn”, một khung cảnh mà lần đầu tiên trong đời tôi mới được chứng kiến.
Các món ăn nấu theo kiểu thôn quê dân dã, không chút cầu kỳ nhưng lạ miệng và ngon ơi là ngon…Trong đó tôi ấn tượng vô cùng bởi cái món mà dân xứ Nghệ gọi là “lòng thuôn” xúc bánh tráng ăn kèm lá mơ được dùng làm món “khai vị” nhâm nhi với ly rượu gạo cay nhẹ nhưng thấm đẫm nghĩa ân tình.
Mẹ bạn dành riêng cho tôi một đĩa nhỏ “lòng thuôn” để ngay trước mặt, tôi vừa thưởng thức vừa nhẩn nha cảm nhận hương vị độc đáo của món ăn đặc trưng lạ lẫm này, cả nhà cứ giục tôi ăn nhanh để còn ăn món khác, liếc mắt nhìn chung quanh tôi mới biết “lòng thuôn” là món quá ư “đắt khách”, đĩa nào dĩa nấy đã sạch bách từ lúc nào …
Tôi tò mò hỏi chị gái bạn cách thức chế biến món ăn này. Với nụ cười hiền hậu đầy thân thiện, chị hỏi “ Có ngon không em?” Chị nói “ Ở quê chị! Ai cũng thích ăn món này. Làm thịt con chó, món này là món ngon nhất đó em.
Chỉ cần lấy nguyên bộ lòng chó làm sạch sẽ, cắt nhỏ rồi băm nhuyễn gia giảm muối, tiêu, ớt hiểm, mắm tôm, mì chính, chút xíu đường, mấy củ sả, mấy củ riềng băm nhỏ, muốn cho “dậy mùi” thêm chút sa tế, chút ngũ vị hương … trộn đều ướp khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
Sau đó đổ dầu vào chảo chờ dầu nóng phi sả, hành, tỏi băm nhuyễn cho thơm vàng rồi đổ lòng đã băm nhuyễn vào xào chín, cộng thêm mớ bắp chuối bào mỏng, lá rau má, mớ lá mơ, tất cả đều băm nhuyễn vắt kiệt nước.
Khi xào lòng chín, để lửa thật lớn cho các loại rau vào đảo nhanh cho đến khi thật khô nước trong chảo, tiếp tục cho huyết chó vào đảo đều cho huyết chín, nêm nếm cho vừa ăn và nhắc chảo xuống cho một nắm lạc rang giã dập vào trộn đều, là đã có món ăn rất ngon. Chị cho biết món “độc quyền” này chỉ có người dân quê chị mới biết nấu và được người dân nơi đây liệt kê món này vào danh sách món ngon của xứ Nghệ.
Bạn đưa tôi đến thăm ngôi trường THPT trước đây bạn từng theo học, tôi không khỏi ngạc nhiên khi trước mặt tôi toàn dãy 3 tầng khang trang hoành tráng, sân bãi rộng mênh mông ... lúc ấy tôi mới chợt hiểu thì ra xứ Nghệ nghèo nhưng dồn hết tâm sức cho việc học của con em, học sinh xứ Nghệ nổi tiếng hiếu học và tôi cũng “thôi” thắc mắc vì sao con em xứ Nghệ học hành đỗ đạt nức tiếng bao đời!
Đi thăm tất cả những gia đình người thân của bạn, một điều làm tôi chú ý nhất đó là vào bếp nhà nào cũng có “Hũ” cà muối, vài ba lon “nhút ngọn đậu muối” để dành xào hoặc nấu canh ăn quanh năm, là một loại thực phẩm luôn gắn bó với người dân xứ Nghệ mà không nơi mô có được ! nên mới có câu ca dao "Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"
Bạn tôi kể, ở đây thời tiết rất “khắc nghiệt” mùa hè "nắng cháy da cháy thịt", cái nóng cả bốn chục độ là chuyện bình thường chỉ muốn trốn trong nhà cho mát, nhưng người dân xứ Nghệ vẫn đội nón ra đồng chăm lúa, chăm khoai … bao nhiêu em bé cứ phơi mình đi chăn trâu cắt cỏ dưới cái nắng khủng khiếp ấy.
Tôi đến chơi vào mùa Đông cũng bắt đầu nhen nhúm cái "lạnh thấu xương, cắt da cắt thịt", mấy ngày đầu chưa quen khí hậu, buổi sáng thức giấc không buồn dậy, co ro trong chăn níu thêm chút hơi ấm, có dậy cũng sà ngay vào bếp lửa sưởi ấm, thế mà cả nhà đã ra đồng từ lúc nào trên đôi chân trần đi trong bùn để làm đất gieo mạ, các em nhỏ vừa chăn trâu vừa cắt cỏ mặc cho gió rét lùa tím tái môi miệng!
Mỗi bữa sáng ban mai mặc cho giá rét, thức giấc vươn mình thật thoải mái dưới ánh nắng bình minh, nghe tiếng chim ríu rít trên buồng cau hay nơi ngọn tre chung quanh làng. Đứng trước cánh đồng xanh ngát mênh mông, con đường làng xa tít tắp, con đê đầy nước ăm ắp, dòng sông Lam hiền hòa lặng lờ trôi nhưng cũng vô cùng dữ dội mỗi khi lũ về ...
Cuộc sống nơi quê bạn thật êm đềm trầm lặng, không gian rộng rãi thoáng đãng! Tôi cảm thấy trong lòng thật bình yên và dễ chịu, không như nơi Thành phố ồn ào tấp nập, xe cộ người ngợm đông như kiến cỏ, ngột ngạt đến khó thở ...
Với người dân vùng quê xứ Nghệ, họ có một hệ thống ngôn ngữ địa phương vô cùng phong phú. Mới đầu tôi nghe chỉ biết mỉm cười mà không hiểu chi cả …! Cái đầu gối họ kêu là "trùc cúi", cái sân thì gọi là cái "cươi", cái chén gọi là cái “đọi”…
Có chúng tôi về thăm nhà, để chuẩn bị cho bữa cơm, Thầy (bố) của bạn làm thịt con chó khá lớn, khoảng mười mấy ký hơi, rồi cho con đi mời bà con họ hàng và cả xóm đến dùng bữa. Ở quê, trong vườn nhà nào cũng trồng nhiều rau sạch không lo sợ hóa chất như: rau muống, rau cải, rau diếp, rau thơm, lá mơ, riềng, sả ,mướp, bí… cây ăn quả, nào chuối nào roi, ổi cam bưởi ...
Những căn nhà 3, 4 gian, 4, 5 phòng rộng thênh thang tha hồ thoải mái đi lại, phía trên cột kèo là những cái “chạn” lót ván hoặc tấm phên đan bằng tre, để khi lũ dâng cao có chỗ cất đồ đạc, lúa má, đậu lạc, ngô khoai… cũng là “chỗ” mỗi khi lũ kéo về cho cả nhà leo lên đó “tá túc”, cơn lũ này chưa rút hết đã có cơn lũ khác kéo đến, có khi họ phải ở cả hàng tuần hàng tháng mới dọn xuống.
Lòng thuôn xúc với bánh tráng ăn kèm lá mơ.
Không như ở Thành phố nơi tôi sinh sống, hàng xóm láng giềng ở đây sống chan hòa hết sức nghĩa tình, thấy có người lạ mọi người chạy tới ân cần hỏi han, thay nhau bắt chuyện suốt ngày. Người quê nên tấm lòng cũng hết sức thật thà chân quê, giọng nói xứ Nghệ nằng nặng nhưng nghe thật ấm cúng chất chứa bao tình cảm thân thương.
Ở cái xứ này nhà nào cũng đông con cái, nhà nào ít nhất cũng tầm bốn đến năm đứa, một hoặc hai, ba là rất hiếm, còn nữa là gần cả chục, có đôi nhà cá biệt gần cả tá … cả đại gia đình đông con lắm cháu, có khi phải ở chơi cả tháng may chi mới nhớ được hết tên của những người trong một đại gia đình .
Bữa cơm gia đình xen lẫn cả xóm giềng khoảng 4,5 chục người, chẳng bàn chẳng ghế, trải chiếu dưới đất ngồi quây quần thành một vòng tròn lớn, người lớn 1 cỗ, trẻ con 1 mâm. Rau rợ trong vườn, cá vớt dưới ao nấu nồi canh “nhút đậu”, gạo thơm cơm trắng, cộng thêm con cầy mấy món, tất cả đều là “cây nhà lá vườn”, một khung cảnh mà lần đầu tiên trong đời tôi mới được chứng kiến.
Các món ăn nấu theo kiểu thôn quê dân dã, không chút cầu kỳ nhưng lạ miệng và ngon ơi là ngon…Trong đó tôi ấn tượng vô cùng bởi cái món mà dân xứ Nghệ gọi là “lòng thuôn” xúc bánh tráng ăn kèm lá mơ được dùng làm món “khai vị” nhâm nhi với ly rượu gạo cay nhẹ nhưng thấm đẫm nghĩa ân tình.
Mẹ bạn dành riêng cho tôi một đĩa nhỏ “lòng thuôn” để ngay trước mặt, tôi vừa thưởng thức vừa nhẩn nha cảm nhận hương vị độc đáo của món ăn đặc trưng lạ lẫm này, cả nhà cứ giục tôi ăn nhanh để còn ăn món khác, liếc mắt nhìn chung quanh tôi mới biết “lòng thuôn” là món quá ư “đắt khách”, đĩa nào dĩa nấy đã sạch bách từ lúc nào …
Tôi tò mò hỏi chị gái bạn cách thức chế biến món ăn này. Với nụ cười hiền hậu đầy thân thiện, chị hỏi “ Có ngon không em?” Chị nói “ Ở quê chị! Ai cũng thích ăn món này. Làm thịt con chó, món này là món ngon nhất đó em.
Chỉ cần lấy nguyên bộ lòng chó làm sạch sẽ, cắt nhỏ rồi băm nhuyễn gia giảm muối, tiêu, ớt hiểm, mắm tôm, mì chính, chút xíu đường, mấy củ sả, mấy củ riềng băm nhỏ, muốn cho “dậy mùi” thêm chút sa tế, chút ngũ vị hương … trộn đều ướp khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
Sau đó đổ dầu vào chảo chờ dầu nóng phi sả, hành, tỏi băm nhuyễn cho thơm vàng rồi đổ lòng đã băm nhuyễn vào xào chín, cộng thêm mớ bắp chuối bào mỏng, lá rau má, mớ lá mơ, tất cả đều băm nhuyễn vắt kiệt nước.
Khi xào lòng chín, để lửa thật lớn cho các loại rau vào đảo nhanh cho đến khi thật khô nước trong chảo, tiếp tục cho huyết chó vào đảo đều cho huyết chín, nêm nếm cho vừa ăn và nhắc chảo xuống cho một nắm lạc rang giã dập vào trộn đều, là đã có món ăn rất ngon. Chị cho biết món “độc quyền” này chỉ có người dân quê chị mới biết nấu và được người dân nơi đây liệt kê món này vào danh sách món ngon của xứ Nghệ.
Bạn đưa tôi đến thăm ngôi trường THPT trước đây bạn từng theo học, tôi không khỏi ngạc nhiên khi trước mặt tôi toàn dãy 3 tầng khang trang hoành tráng, sân bãi rộng mênh mông ... lúc ấy tôi mới chợt hiểu thì ra xứ Nghệ nghèo nhưng dồn hết tâm sức cho việc học của con em, học sinh xứ Nghệ nổi tiếng hiếu học và tôi cũng “thôi” thắc mắc vì sao con em xứ Nghệ học hành đỗ đạt nức tiếng bao đời!
Đi thăm tất cả những gia đình người thân của bạn, một điều làm tôi chú ý nhất đó là vào bếp nhà nào cũng có “Hũ” cà muối, vài ba lon “nhút ngọn đậu muối” để dành xào hoặc nấu canh ăn quanh năm, là một loại thực phẩm luôn gắn bó với người dân xứ Nghệ mà không nơi mô có được ! nên mới có câu ca dao "Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"
Bạn tôi kể, ở đây thời tiết rất “khắc nghiệt” mùa hè "nắng cháy da cháy thịt", cái nóng cả bốn chục độ là chuyện bình thường chỉ muốn trốn trong nhà cho mát, nhưng người dân xứ Nghệ vẫn đội nón ra đồng chăm lúa, chăm khoai … bao nhiêu em bé cứ phơi mình đi chăn trâu cắt cỏ dưới cái nắng khủng khiếp ấy.
Tôi đến chơi vào mùa Đông cũng bắt đầu nhen nhúm cái "lạnh thấu xương, cắt da cắt thịt", mấy ngày đầu chưa quen khí hậu, buổi sáng thức giấc không buồn dậy, co ro trong chăn níu thêm chút hơi ấm, có dậy cũng sà ngay vào bếp lửa sưởi ấm, thế mà cả nhà đã ra đồng từ lúc nào trên đôi chân trần đi trong bùn để làm đất gieo mạ, các em nhỏ vừa chăn trâu vừa cắt cỏ mặc cho gió rét lùa tím tái môi miệng!
Mỗi bữa sáng ban mai mặc cho giá rét, thức giấc vươn mình thật thoải mái dưới ánh nắng bình minh, nghe tiếng chim ríu rít trên buồng cau hay nơi ngọn tre chung quanh làng. Đứng trước cánh đồng xanh ngát mênh mông, con đường làng xa tít tắp, con đê đầy nước ăm ắp, dòng sông Lam hiền hòa lặng lờ trôi nhưng cũng vô cùng dữ dội mỗi khi lũ về ...
Cuộc sống nơi quê bạn thật êm đềm trầm lặng, không gian rộng rãi thoáng đãng! Tôi cảm thấy trong lòng thật bình yên và dễ chịu, không như nơi Thành phố ồn ào tấp nập, xe cộ người ngợm đông như kiến cỏ, ngột ngạt đến khó thở ...
Lòng chó băm nhỏ xào chín.
Rau má, lá mơ, bắp chuối băm nhỏ.
Lòng xào chín cho rau vào đảo đều.
Đun lửa lớn cho khô hết nước.
Cho huyết chó vào đảo đều.
Nêm nếm vừa ăn nhắc xuống cho đậu phụng rang giã dập trộn đều múc ra dĩa.
Lòng thuôn xúc với bánh tráng ăn kèm lá mơ.
Theo Mỹ Nhân
Thơm ngon bánh gai “xứ Dừa” Anh Sơn
(LV) - Ngược miền Tây Nghệ An thăm rừng Quốc gia Pù Mát (Con Cuông, Nghệ An), chạy dọc quốc lộ 7A qua xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn mọi người dễ dàng bắt gặp những sảo bánh gai đầy ắp, đặc sản của vùng đất này. Nếu ai đã một lần thưởng thức món quà quê bình dị này, chắc hẳn không thể quên được hương vị ngọt bùi của nó.
Món quà quê bình dị
Tôi lớn lên từ những sảo bánh gai của bà, của mẹ. Vị dẻo mệt của nếp, hương lá gai dìu dịu lẫn vị ngọt bùi của đậu xanh, dừa nạo đã ăn sâu vào ký ức của tôi. Tưởng chừng để làm ra một chiếc bánh gai rất dễ nhưng lại mất nhiều thời gian lựa chọn nguyên liệu cầu kỳ. Đầu tiên là lựa nếp. Thứ nếp để làm bánh gai phải là nếp loại một từ trên nương mới gặt, hạt chắc thơm dẻo ngâm ủ và xay bột thật mịn, thật dẻo. Nhân bánh gồm đậu xanh đường cát trắng cùi dừa khô được vắt sẵn từng vắt vừa phải. Đậu xanh chọn những hạt đều chắc xát vỏ đồ chín đánh tơi lẫn với đường cát trắng tinh điểm những miếng cùi dừa khô cắt nhỏ.
Lá gai hái về rửa sạch, luộc chín, giã nát và trộn với dầu ăn, cho vào bột nếp đã được lọc kỹ và làm nên thứ màu nâu đen đặc trưng của bánh gai. Lá để gói bánh thường là lá chuối khô. Tôi thường được mẹ giao nhiệm vụ lau sạch và xé nhỏ lá chuối thành từng mảnh nhỏ. Bố tôi đảm nhận khâu gói bánh. Tôi cũng học theo bố. Cũng lấy lá bánh trải ra cánh cửa gian chính, lấy muỗng múc từng muỗng bột trải trên mặt lá chuối, ở giữa cho nhân đậu xanh đã được trộn lẫn với dừa và bắt đầu gói lại hình tam giác, cho 2 mặt tam giác úp mặt lại với nhau và buộc chặt bằng sợi lạt mềm.
Sau khi hoàn thành công đoạn gói bánh xong, mẹ sẽ xếp bánh vào nồi để hông cách thủy. Khác với các loại bánh khác như bánh chưng, bánh bột lọc là cho vào nước và luộc chín thì bánh gai quê tôi được xếp vào những cái xửng lớn để hông trên bếp củi, mỗi lần hông khoảng tầm một tiếng rưỡi.
Đậm đà hương vị thôn quê
Tôi cầm chiếc bánh mẹ cho áp chặt vào lòng bàn tay, đưa lên mũi hít hà để cảm nhận cái mềm mại, man mát của lá chuối khô, rồi lật dần từng lớp lá. Những mảng thịt bánh đen tuyền đã dần hé lộ. Cắn miếng bánh dẻo mịn ngập tận chân răng, thấm mùi dịu mát của lá gai, gạo nếp, mùi thơm thoảng của dầu chuối, vị ngọt của mật mía; ngọt thanh thanh của nhân đậu; vị béo ngậy của thịt; bùi bùi của dừa ngọt mát dịu như tan ngay trong miệng ăn hoài đến no không ngán. Tôi cứ đùa rằng, nếu cho ăn bánh thay cơm tôi cũng ăn được suốt năm.
Món ăn dân dã này là thức quà cho du khách mọi miền khi tới với vùng đất này. Đến vụ lá gai nhà nào cũng ngày đêm nhộn nhịp xay xay gói gói. Các lò hông bánh đỏ lửa suốt đêm. Tiếng nói cười tâm tình của người miền Tây xứ Nghệ quê tôi chân chất, đầy tình cảm. Chúng tôi lớn lên, được ăn mặc, học hành đầy đủ cũng nhờ vào những mẻ bánh gai như thế này.
Ngày nay, các làng nghề trên cả nước dần mai một đi. Phần vì lợi nhuận từ sản phẩm làng nghề bán ra không được cao. Thế nhưng ở Anh Sơn, quê tôi người dân vẫn trung thành gắn bó với nghề làm bánh gai. Thế hệ chúng tôi tự hào là người con của đất bánh!
Quyền Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét