Bài, ảnh: Minh Khuyên
(Dân Việt) Thịt cá chạch béo, kho lên có mùi thơm lựng. Những ai đã từng được thưởng thức món các chạch đất kho nghệ này chắc rằng sẽ ấn tượng về món ăn dân dã, dễ làm nhưng không kém phần hấp dẫn và yêu mến thêm vùng đất mênh mang sông nước của đồng bằng Cửu Long giang.
Loài cá chạch đất này hay tụ quần trong những vùng nước tĩnh, sống dưới lớp đất phù sa dày hai, ba tấc. Mùa nước nổi cá chạch sống trên đồng ruộng; nước giựt cạn thì rút xuống các lung, bàu, ao, vũng hoặc theo kinh rạch ra sông ngòi khắp vùng Tây Nam bộ.
Người bình dân chia cá chạch ra làm hai loại để gọi tên chúng: Cá chạch cơm hay còn gọi là cá chạch đất, cá chạch bùn; cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Người ta bắt cá chạch bằng cách cào, thụt hay đặt nò, vó, …
Mùa nước nổt cá chạch lên động rộng mênh mông để sinh sôi, phát triển. Nhưng khi con cá chạch mang trứng, thịt dai nên ăn rất ngọt, ngon. Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà còn là kho thuốc quý. Theo dân gian, thịt cá có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống lão hóa, cường lực cho các đấng mày râu, thanh nhiệt, cần thiết cho người già.
Cá được cho vào chiếc nồi đất, đổ nước dừa tươi kho liu riu. Để lửa đều đều chờ cá chín. Trước khi kho cá, người ta dùng củ nghệ đào ngoài vườn vô gọt, rửa sạch rồi đâm nhuyễn, vắt lấy nước rồi chế vô nồi cá khi nước chớm sôi. Múc ca kho ra dĩa, cắt lá nghệ non thành sợi nhuyễn, rắc đều lên trên cùng với ít lát ớt sừng trâu chín đỏ. Khi ăn có thể vắt vào một miếng chanh cho dịu.
Thịt cá chạch béo, kho lên có mùi thơm lựng. Những ai đã từng được thưởng thức món các chạch đất kho nghệ chắc rằng sẽ ấn tượng về món ăn dân dã, dễ làm nhưng không kém phần hấp dẫn và yêu mến thêm vùng đất mênh mang sông nước của đồng bằng Cửu Long giang.
Người bình dân chia cá chạch ra làm hai loại để gọi tên chúng: Cá chạch cơm hay còn gọi là cá chạch đất, cá chạch bùn; cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Người ta bắt cá chạch bằng cách cào, thụt hay đặt nò, vó, …
Mùa nước nổt cá chạch lên động rộng mênh mông để sinh sôi, phát triển. Nhưng khi con cá chạch mang trứng, thịt dai nên ăn rất ngọt, ngon. Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà còn là kho thuốc quý. Theo dân gian, thịt cá có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống lão hóa, cường lực cho các đấng mày râu, thanh nhiệt, cần thiết cho người già.
Cá chạch đất.
Loài cá chạch có đặc điểm là mình rất nhiều nhớt. Do đó, khi làm sạch, người ta phải dùng tro bếp chà xát, vuốt cho sạch nhớt. Ở nhà quê, người ta thường dùng lá sả để chà nhớt cá, vừa mau sạch vừa giảm mùi tanh, để trong rổ thưa cho ráo nước, rồi ướp muối, đường, bột ngọt và ớt bằm nhuyễn trộn đều cho ngấm.Cá được cho vào chiếc nồi đất, đổ nước dừa tươi kho liu riu. Để lửa đều đều chờ cá chín. Trước khi kho cá, người ta dùng củ nghệ đào ngoài vườn vô gọt, rửa sạch rồi đâm nhuyễn, vắt lấy nước rồi chế vô nồi cá khi nước chớm sôi. Múc ca kho ra dĩa, cắt lá nghệ non thành sợi nhuyễn, rắc đều lên trên cùng với ít lát ớt sừng trâu chín đỏ. Khi ăn có thể vắt vào một miếng chanh cho dịu.
Cá chạch đất kho nghệ.
Món cá chạch đất kho nghệ ăn kèm với dĩa rau luộc hay chén dưa bông điển điển, với cơm gạo mới thật tuyệt vời. Còn đem chạch kho nghệ chấm lá hẹ nước, rau chốc, rau mác lại là mồi nhậu ưa thích của các lão nông miệt đất này!Thịt cá chạch béo, kho lên có mùi thơm lựng. Những ai đã từng được thưởng thức món các chạch đất kho nghệ chắc rằng sẽ ấn tượng về món ăn dân dã, dễ làm nhưng không kém phần hấp dẫn và yêu mến thêm vùng đất mênh mang sông nước của đồng bằng Cửu Long giang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét