Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Ngày giáp Tết, chết thèm với mắm chưng nơi cuối đất...

Chưa thể gọi là thưởng thức ẩm thực Cà Mau trọn vẹn nếu chưa thử qua món mắm chưng của vùng ngọt hóa U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời…

Cà Mau, xứ sở của những món ẩm thực đồng quê khá nổi tiếng: Tôm, cua của rừng đước; cá lóc nướng trui, cá rô kho tộ của rừng tràm… nhưng sẽ là thiếu sót, chưa thể gọi là thưởng thức ẩm thực Cà Mau trọn vẹn nếu chưa thử qua món mắm chưng của vùng ngọt hóa U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời…
Ngày giáp Tết, chết thèm với mắm chưng nơi cuối đất... - Ảnh 1.
Trong các bữa tiệc quê ở Cà Mau, thực đơn thường không thể thiếu món mắm chưng.
Mắm vốn dĩ là món đặc trưng của vùng quê Nam Bộ nói chung, Cà Mau nói riêng, nên không quá ngạc nhiên khi mắm lóc Thới Bình, U Minh, mắm sặt U Minh, Trần Văn Thời có tiếng đến mức không chỉ được xem là món ăn thường nhật của người dân thôn quê, mà nó đã trở thành một thương hiệu của ẩm thực Cà Mau.
Ngày giáp Tết, chết thèm với mắm chưng nơi cuối đất... - Ảnh 2.
Mắm sặt U Minh chưng hột vịt.
Mắm chưng ngon là sự kết hợp giữa người làm mắm cộng với tài chế biến của "đầu bếp". Có hai loại: Mắm chưng thịt ba rọi và nắm chưng hột vịt. Nếu chưng với thịt thì nên chọn mắm cá lóc đồng, còn chưng hột vịt thì nên chọn mắm cá sặt, bởi loại mắm này có mùi thơm rất đặc biệt.
Ngày giáp Tết, chết thèm với mắm chưng nơi cuối đất... - Ảnh 3.
Mắm chưng ăn kèm với thịt ba rọi - món ngon khó cưỡng trong ẩm thực Cà Mau.
Mắm chưng cá lóc đồng, ngoài nguyên liệu chính là mắm, cần chuẩn bị thêm thịt ba rọi, củ hành tím, hành lá, gừng, tiêu xay, ớt.
Thịt heo luộc vừa chín để riêng; mắm cá lóc nguyên con chưng cách thủy với tóp mỡ, ớt nguyên trái, gia vị, khoảng 30 phút. Mắm chín thì cho tiêu xay, gừng, hành lá và hành tím nguyên củ vào, để ra dĩa, thịt ba rọi xắt lát trang trí xung quanh.
Ngày giáp Tết, chết thèm với mắm chưng nơi cuối đất... - Ảnh 4.
Mắm lóc chưng.

Ngày giáp Tết, chết thèm với mắm chưng nơi cuối đất... - Ảnh 5.
Mắm lóc "Thới Bình thôn" nức tiếng khắp vùng.
Mắm chưng hột vịt nếu là cá lóc thì tách bỏ xương, còn cá sặt thì để nguyên con bằm thật mịn, trộn chung với thịt bằm, hột vịt, cho thêm củ hành, hành lá, đường, tiêu, ớt. Để món mắm chưng thơm ngon và bắt mắt hơn, sau khi hấp gần chín, đổ thêm lớp lòng đỏ trứng lên mặt cùng vài lát ớt.
Món mắm chưng Cà Mau sẽ ngon hơn khi ăn với cơm trắng, kèm gừng non, ngò om, khóm, chuối chát, khế, cà…

Theo HUỲNH LÂM (Báo ảnh Đất Mũi)

Đặc sản “pắc vẹn” lạ mà ngon tuyệt cú mèo của người Thái vào mùa

VHO- Thời điểm này, người dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An đang nhộn nhịp ra đồng hái rau pắc vẹn về ăn và đem bán ở các chợ. Loại rau này được xem là đặc sản của người Thái.
Pắc vẹn (còn gọi rau bợ hay rau dại) là loại cây mọc dại sinh sôi rất nhanh và nhiều trên đồng ruộng khi mùa gặt vừa xong. Những ngày này, trên các cánh đồng, người dân các xã như: Mường Nọc, Châu Kim, Tiền Phong (Quế Phong) thường đổ xô ra đồng hái rau về ăn và có nhiều người đi bán để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Diệp Phương
Dụng cụ mang theo là những chiếc giỏ. Ảnh: Diệp Phương
Người dân thường ra đồng hái rau vào những buổi sáng hoặc lúc xế chiều để về chế biến món ăn, nhiều người hái rau để bán sẽ đi hái cả ngày. Ảnh: Diệp Phương
Theo người dân địa phương, pắc vẹn được bán theo từng bó tại nhiều chợ lớn, nhỏ trên địa bàn huyện Quế Phong với giá 5000 – 7000 đồng/bó. Ảnh: Diệp Phương
Pắc vẹn có thể nấu canh hoặc ăn sống, song người dân địa phương thích ăn sống kèm với chẹo măng chua (gia vị đặc trưng của người Thái). Vị ngọt mát của rau và chua nồng của chẹo măng chua tạo nên một hương vị rất lạ miệng, hấp dẫn. Ảnh: Diệp Phương
Theo Dân Việt

Những món chè truyền thống ba miền khẳng định dấu ấn văn hóa ẩm thực Việt Nam

VHO- Dù vào mùa hè nóng nực hay mùa mưa giá lạnh, những món chè ngọt luôn được lòng thực khách. Danh sách các loại chè truyền thống Việt Nam khá dài và hấp dẫn. Từ chè con ong, chè cốm, chè sen miền Bắc. Đến chè long nhãn hạt sen, chè đậu ván, chè đậu trắng cốt dừa, chè bắp. Tiến vào Nam với các món chè quen thuộc như chè bà ba, chè chuối, đậu xanh phổ tai, chè khoai mì, chè bưởi…
Những món chè thanh tao miền Bắc
Chè ngọt miền Bắc có một đặc điểm là đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Hương thơm tự nhiên có trong chè chính là mùi thơm nguyên thủy của các nguyên liệu. Khâu nấu nướng cũng vô củng tỉ mỉ, những loại hạt như cốm, đậu được cẩn thận thả vào nồi để chúng không chìm xuống đáy.
1. Chè con ong căng tròn, vàng bóng từng hạt
Chè con ong còn gọi là bánh xôi nếp dẻo, kết hợp vị ngọt của đường và mùi thơm the mát của gừng thường được dùng để uống trà trong ngày Tết. Nếp được nấu thành xôi từng hạt căng tròn, trộn cùng đường vàng và nước gừng đã nấu kẹo. Thành phẩm vừa dẻo vừa ngọt thơm sẽ khiến lòng bạn bồi hồi ngay.
2. Chè cốm nhẹ nhàng hương vị Hà Nội
Khi Hà Nội vào thu, hương cốm nhẹ nhàng khắp đất trời. Người ta thường dùng cốm để chế biến ra rất nhiều món ăn như chả cốm, bánh cốm, xôi cốm…và đặc biệt là chè cốm. Chỉ bằng cốm xanh, đường và bột năng đã tạo nên một món ăn đậm chất Hà Thành. Có nơi biến tấu thêm một chút nước cốt dừa mằn mặn, beo béo để chan ăn kèm.
3. Chè sen đường phèn thanh mát
Cũng đơn giản như món chè cốm, chè sen có được hương vị ngạo ngào nhưng thanh mát của đường phèn. Những hạt sen thơm bùi sẽ làm bạn chỉ muốn ăn hoài, ăn mãi. Đôi khi người ta sẽ cho thêm đậu xanh đã cà vỏ vào nấu chung để tạo cho món ăn có thêm mùi vị thơm ngon khó cưỡng.
4. Chè trôi nước vừa trắng lại vừa tròn
Một cái tên khác của chè trôi nước là bánh chay, thường được dùng như một món ăn dâng lên ông bà tổ tiên tỏ lòng thành kính. Đây là một tình hoa mang dậm dấu ấn của đất nước có nền nông nghiệp truyền thông. Những viên chè tròn ủm ẩn giấu bên trong là đậu xanh thơm bùi, ăn kèm với nước đường gừng, rắc thêm chút vừng rang.
Những món chè mảnh đất ngũ vị miền Trung
Người ta thường chuyền tai nhau rằng, miền Trung là một mảnh đất ngủ vị mặn – ngọt – chua - cay- đắng đậm chất Huế. Món chè Miền Trung không chỉ là món ăn tráng miệng mà còn được dùng làm món cúng trang trọng trong những dịp lễ Tết. Chè là món không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của con người Miền Trung.
1. Chè long nhãn hạt sen, một món ăn cung đình
Món chè kết hợp giữa nhãn “vương giả chi quả” cùng sen “vương giả chi hoa” là một món ăn cung đình, quyền quý từ tên gọi đến món ăn. Ngày nay, vảo những ngày hè nóng nực, một chén chè long nhãn hạt sen sẽ giúp bạn giải nhiệt, ngủ ngon. Đây cũng là một món ăn được người dân miền Bắc yêu thích và nấu nhiều.
2. Chè đậu ván nức tiếng cố đô
Món che đậu ván là một món chè tuy đơn giản nhưng lại nổi tiếng của cố đô Huế. Đậu ván được ngâm mềm và nấu với nước đường, khuấy thêm bột năng cho thật sệt. Chè đậu ván đúng chuẩn là khi những hạt đậu ván ngã vàng, chín vừa không quá nát, giữ được vị bùi nhưng lại sần sật khi ăn.
3. Chè bắp dân dã
Chè bắp, một món ăn dân dã nhưng lại không hề tầm thường. Bắp nấu chè phải là bắp được tuyển chọn, không quá già cũng không quá non. Khi những hạ bắp còn ngậm sữa vàng ươm căng mọng. Bắp được bào mỏng và nấu cùng nước đường, thêm bột năng sền sệt. Mùi bắp thơm phải biết cùng ít nước cốt dừa tươi béo ăn kèm xua tan hết mệt mỏi.
4. Chè đậu trắng nước cốt dừa ngon khó tả
Những hạt đậu trắng béo bở được kết hợp một cách khéo léo với hạt nếp trằng ngần dẻo thơm đã tạo nên một món ăn vô cùng đặc biệt. Chè đậu trắng và nếp được nấu khá đặc, múc ra chén, rưới thêm ít nước cốt dừa nữa thì ăn no căng bụng mất thôi.
Những món chè hai mùa mưa nắng miền Nam
Vào đến miền Nam hai mùa mưa nắng, những món chè cũng có sự thay đổi. Người miền Nam có thói quen sử dụng những thực phẩm theo mùa để nấu chè. Khi thì những chén chè khoai mì, chè chuối bột bang nóng hổi. Lúc thì những ly chè đậu xanh phổ tai, chè bà ba, chè bưởi ăn kem đá bào nhuyễn thanh mát.
1. Chè bà ba đặc trưng Nam Bộ
Tương truyền rằng sở dĩ có tên là chè bà ba là vì món chè này được chế biến lại từ chè bột khoai đường cát của bà Ba bán chè nổi tiếng ở chợ Bình Tây. Cũng có người bào rằng người ta gọi món chè này là chè bà ba là bởi món chè này ngon độc đáo, giống như người con gái đẹp miền Tây mặc chiếc áo bà ba mộc mạc. Chè thơm béo được nấu từ khoai lang, đậu xanh, phổ tai, khoai mì, nước cốt dừa.
2. Chè chuối bột báng nổi tiếng miền Tây
Được chế biến từ chuối, loại trái cây rẻ vô cùng phổ biến, kết hợp cùng nước cốt dừa và bột báng. Chuối có vị ngọt nên thông thường phần nước cốt dừa cho vào chè sẽ có vị hơi mặn để trung hòa lại, tạo cho món ăn vừa vặn hơn.
3. Đậu xanh phổ tai rủng rỉnh trên những xe chè
Trên những xe chè dọc thường, chúng ta dễ dàng bắt gặp những túi chè, ly chè dậu canh phổ tai xanh mát. Đây là món chè thích hợp giữa những ngày nóng bức oi ả của Sài Gòn. Cách nấu và nguyên liệu đơn giản nhưng đã làm ra một món chè mà chỉ nghĩ đến ai cũng đều muốn ăn.
4. Chè khoai mì mài mài nhuyễn mịn
Từ bé, món chè này đã quen thuộc với rất nhiều người. Khoai mì được mài nhuyễn cùng nước cốt dừa, vo thành từng viên nhỏ tròn rồi nấu với nước đường sệt sệt. Cho một viên chè cho vào miệng kèm ít nước cốt dừa nấu đặc. Mùi thơm béo hào cùng cảm giác dai dẻo, ôi ăn bao chừng cho đã đây.
5. Chè bưởi dai giòn sần sật
Chè bưởi là món giải nhiệt mùa hè mà ai cũng thích. Vỏ bưởi được tận dụng, sơ chế cho hết đắng, cho vào nồi chè nấu cùng đậu xanh và nước cốt dừa. Những sợi bưởi còn thơm nhẹ, vừa dai vừa giòn. Cắn một sợi như tan cả mùa hè nóng bức. Ngày nay, chè bưởi là một món ăn quen thuộc được bày bán ở nhiều nơi và được rất nhiều người yêu mến.
Theo VCCA

5 món ngon Hà Tĩnh

Về phố cổ, qua cầu Cẩm Nam là đến xóm bánh chuối với hàng chục quán nằm chung trên con đường nhựa mới mở. Phía sau, vùng đất bãi bồi làng Xuyên Trung bên sông Thu Bồn, nơi cư …
Ram bánh mướt
Món ram cuốn là đặc sản của nhiều tỉnh dọc miền Trung, có nhiều loại nhân khác nhau, hầu hết gồm thịt, miến, mộc nhĩ, cà rốt… Người Hà Tĩnh lại ăn ram cùng bánh mướt, một loại hơi giống bánh cuốn ở ngoài Bắc. Bên ngoài mát, dẻo vị gạo, bên trong giòn tan béo ngậy với ram chiên, ăn cùng rau sống chấm với nước mắm tỏi ớt. Ram bánh mướt là món ăn dân dã, được bán từ trong ngõ đến các đường lớn, cổng trường học ở Hà Tĩnh.
Bánh bèo
Đến Hà Tĩnh gọi món bánh bèo, khi chủ quán mang đồ ăn ra bạn sẽ bất ngờ, bởi bánh ở đây khá giống với bánh bột lọc Huế, Đà Nẵng, thay vì bánh bèo chén thường thấy. Bánh bèo ở Hà Tĩnh được làm từ bột lọc, nhân là tôm bóc vỏ, thêm chút thịt nạc xào lên cùng với hành khô. Vị bánh bèo ngọt giòn dai, trộn lẫn với vị bùi của tôm, của thịt và vị cay nồng của nước mắm ớt. Bạn có thể ghé ăn ở gần trường tiểu học Bắc Hà.
Bún thịt nướng
Ai đến thị xã Hồng Lĩnh đều nên thử món bún thịt nướng thơm ngon này. Thịt nướng không quá nạc hoặc quá mỡ, thường là thịt nạc vai. Điều đặc biệt của món này còn là một loại gia vị, dân địa phương gọi là chẹo - chế biến từ nước tương, trộn với lạc rang giã nhỏ, thêm ớt tỏi đường. Nước chấm sánh quện và không đặc, khi ăn mùi của chẹo làm đậm đà thêm vị thịt và nét thanh mát của bún. Thực khách trộn bún lẫn với nước tương và ăn kèm thịt. Bún thịt nướng ở Hà Tĩnh bán cả ngày nên khách có thể thoải mái lựa chọn thời điểm đi ăn. Suất một người có giá khoảng 30.000 đồng. Những phố ở thị xã Hồng Lĩnh có nhiều quán bún thịt nướng để du khách lựa chọn là Trần Phú, Phan Anh, Nguyễn Ái Quốc..
Bánh canh
Ở Hà Tĩnh, bánh canh hay còn gọi là cháo canh, sợi làm bằng bột mì nên có độ dẻo và dai. Sau khi nhào bột, sợi được xắt ra dài chừng 10 cm, màu trắng đục. Nước dùng của bánh canh cũng được nấu cầu kỳ, sao cho vừa có vị ngọt của xương thịt, lại có vị cay của hành tím đã lột vỏ, vị béo ngậy của thịt tôm, cua và độ mặn vừa phải.
Súp lươn
Súp lươn là đặc sản của vùng đất Nghệ Tĩnh. Người Hà Tĩnh ăn súp lươn với bánh mướt hoặc bánh mì. Lươn được xào khéo léo để miếng lươn không quá khô hay mềm, thấm vị cay nồng của hành, ớt. Bát súp lươn đầy thịt, với đủ loại gia vị: nghệ, tiêu, hành tăm, ớt, giữ được vị ngọt từ xương lươn, ăn nóng. Súp lươn được bán chủ yếu vào buổi sáng, ở đường Phan Đình Phùng, Lý Tự Trọng với giá 30.000 - 40.000 đồng một tô.
Theo VCCI

Độc đáo món vếch của người Êđê ở Đắk Lắk

VHO- Từng là món ăn chỉ dành cho người giàu có khi xưa, ngày nay, món Vếch của người Êđê ở Đắk Lắk đã trở nên quen thuộc trong bữa cơm của người dân.
Đặc biệt, món ăn này đã đạt giải nhất tại Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam năm 2018 và đang được đề nghị đưa vào danh sách 100 món ngon, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. Điều gì làm nên sự độc đáo của món ăn này?
doc dao mon vech cua nguoi ede o dak lak hinh 1
Vếch - món ngon của giới thượng lưu Ê đê thời xưaCác nguyên liệu chủ yếu để nấu món vếch bò 
Vếch theo tiếng Êđê thực chất là phần đầu ruột non của động vật ăn cỏ. Trong đoạn ruột ấy có chứa cả dịch tiêu hóa và phần cỏ vừa đi qua khỏi phần dạ dày của con vật. Đối với người Ê đê, vếch của các loài động vật ăn cỏ như: thỏ, dê, nai, hoẵng săn bắt được trong rừng hay trâu, bò chăn thả trong rừng thường được ưa chuộng nhất bởi chúng chỉ ăn cỏ và lá cây rừng nên ruột rất sạch.
Ông Y Thim Byă, ở buôn Ea Bông, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, người am hiểu về văn hóa Ê đê cho biết, người Êđê sống theo cộng đồng, dòng tộc. Mỗi khi có lễ hội quan trọng hay dịp đặc biệt, những gia đình, dòng tộc giàu có thường mổ thịt trâu, bò để cúng các thần và thiết đãi buôn làng. Khi đó, họ thường lấy vếch để chế biến món ăn dành riêng cho những người có vai vế trong gia đình hoặc những người quan trọng trong lễ cúng.
Cách nấu vếch cũng lắm công phu. Công đoạn giết bò, mổ lấy vếch được tiến hành thật nhanh để không gây xáo trộn các thành phần bên trong nội tạng.
doc dao mon vech cua nguoi ede o dak lak hinh 2
Món vếch bò có thể ăn với cơm hoặc ăn kèm với các loại rau
Người có kinh nghiệm nhất sẽ chọn một đoạn ruột non liền kề với bao tử bò, dùng lạt buộc chặt hai đầu rồi mới cắt ra để riêng. Đoạn ruột này được chần qua nước sôi, bóp lấy phần dịch tiêu hóa bên trong pha với nước, lọc, lắng rồi cô đặc, tẩm ướp gia vị. Những phần nội tạng khác cùng với da, đuôi, thịt bạc nhạc, mép bò... được luộc sơ, cắt miếng rồi nấu cùng loại gia vị đặc biệt vừa chế biến từ vếch và nhiều gia vị khác như ớt, củ nén, sả, riềng, tiêu rừng, hạt cây rừng để làm đậm đà thêm hương vị món ăn...
Còn theo ông Y Bhiâo Mlô, ở buôn Tring 2, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, mỗi khi trong buôn có đám ma, nếu gia đình có điều kiện mổ trâu, bò để làm đám, thì phần vếch sẽ được lấy để nấu cùng với môn nước hoặc cà đắng để mời bà con.
Khi đó, môn nước hoặc cà đắng sẽ được cắt nhỏ, nấu trong chiếc nồi đồng lớn (người Êđê gọi là “gọ bung”), bỏ thêm gia vị, ớt xanh, củ nén, lá ngò gai, thân lõi chuối non, đu đủ xanh để cả vỏ… bình thường môn nước rất ngứa và cà có vị đắng, nhưng khi nấu chung với vếch thì vị đắng, cảm giác ngứa sẽ mất hoàn toàn, thay vào đó, nồi canh sẽ có vị thơm thơm, béo ngậy, các loại gia vị quyện vào nhau tạo nên một hương vị bùi bùi rất khó tả đọng lại ở đầu lưỡi.
doc dao mon vech cua nguoi ede o dak lak hinh 3
Món vếch được chế biến đặc
Món ngon đạt giải nhất tại Liên hoan ẩm thực “Đất phương Nam”
Ngày nay, món vếch vẫn là một trong những món ăn quen thuộc của người Êđê, dù có đôi chút cải biến cho phù hợp với điều kiện của từng gia đình. Nhạc sĩ Y Phôn Ksơr, ở thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, gia đình ông, cũng như nhiều gia đình người Êđê khác ở Đắk Lắk, mỗi lần mổ bò thường chọn lấy phần vêch, buộc lạt hai đầu rồi gác trên giàn bếp cho khô hẳn.
Mỗi khi dùng, họ lại cắt lấy một đoạn vêch này đem nấu với cà đắng, với măng le hay nấu canh môn rừng. Vếch giống như một thứ gia vị tạo hương vị đặc biệt cho mọi món ăn chứ không riêng gì những món nấu từ nội tạng bò và được sử dụng thường xuyên trong bữa cơm hằng ngày.

doc dao mon vech cua nguoi ede o dak lak hinh 4

Một cách chế biến khác của món vếch, với ớt giã, ngò gai và nấu xâm xấp nước.
Điểm đặc biệt khi nấu món vếch là dù nấu với nguyên liệu gì thì người Êđê cũng không dùng dầu ăn hay xào qua dầu. Tất cả các nguyên liệu được chuẩn bị sẽ được bỏ hết vào nồi, châm thêm ít nước rồi đặt lên bếp nấu liu riu và nêm nếm theo hương vị yêu thích của gia chủ, có thể nấu cho đến khi nước cạn để có nồi vếch đặc hay để nước xâm xấp tùy theo sở thích.
Theo nhạc sĩ Y Phôn Ksơr, để món vếch này càng thêm ngon miệng, phần vêch bò nên được ướp trước từ tối cho gia vị lên men, khi nấu chỉ nửa tiếng là xong. Những món ăn nấu cùng vếch sẽ có vị hơi đắng, ngọt hậu, hòa quyện cùng mùi thơm của cỏ, của dịch vị trong ruột bò rất đặc trưng.
Món vếch đạt yêu cầu sẽ tổng hòa các vị đắng, cay, thơm, bùi, béo, dùng kèm thân chuối xắt mỏng, đọt cóc chua, lá sung, lá ổ qua non..., bất cứ ai từng được thưởng thức đều nhớ mãi.
Cũng chính bởi hương vị đặc biệt này, nên khi được ông Lê Hoàng Cơ, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư - Du lịch Đam San (Damsan Tourist) hỏi để đi dự Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam lần thứ 8, tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Y Phôn Ksơr đã say sưa kể về món vếch, thậm chí còn mời khách về tận nhà, tự tay vào bếp nấu món vếch bò để đãi khách./.
theo H Xíu/VOV-Tây Nguyên

Gỏi lá, măng nướng xào "vênh" bò ngon nức tiếng ở Tây Nguyên

VHO- Nếu một lần đến vùng đất Tây Nguyên, bạn nhất định nên thử món gỏi lá hay măng nướng "vênh" bò đặc sản của người dân cùng đất nắng gió này.
Heo rẫy nướng
goi la, mang nuong xao "venh" bo ngon nuc tieng o tay nguyen hinh anh 1
Hai món heo nướng cao nguyên và heo nướng muối ớt đều có mùi đặc trưng bởi các loại gia vị tẩm ướp cơ bản: củ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt. Món nướng cao nguyên thì chặt nhỏ xiên tre, món nướng muối ớt thì nướng nguyên con dùng dao xẻo tại bàn. Bí quyết heo nướng để lâu vẫn óng ả giòn thơm là dùng sô-đa đánh tan mạch nha và nước cốt chanh, phết nhiều lớp lên da, quay đều trên bếp than hồng.
Thịt nai Đắk – Lắk
Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Các nhà hàng đặc sản thịt nai tươi ở Buôn Ma Thuột – TP trung tâm của tỉnh Đắk Lắk đã đưa thịt nai vào hầu hết thực đơn bữa thường, bữa tiệc… bằng các món nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.
Gỏi lá
goi la, mang nuong xao "venh" bo ngon nuc tieng o tay nguyen hinh anh 2
Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có như lá lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, mơ, cải cay, ổi, đinh lăng, sung, lá lốt, trâm, mã đề, diếp cá, chó đẻ răng cưa, quế, húng, thuyền đất… Mỗi loại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau. Lấy các loại lá này cuốn thành hình phễu để gắp vào đó các loại thức ăn. Các món ăn kèm với lá như thịt heo ba chỉ, tôm rang, da heo thái mỏng trộn cùng bột gạo nếp rang. Nước chấm được làm từ bỗng rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt.
Gà nướng Bản Đôn
Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Con gà thường được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Bếp than to nên một lần có thể nướng quay nhiều con, cứ vài phút xoay trở một lần cho đến khi gà chín chuyển sang màu vàng, tươm mỡ bóng nhẫy. Thoạt nhìn cũng đủ cồn cào dạ dày. Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.
Cá lăng
Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng. Cá lăng dùng để làm chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo, món nào cũng thơm cũng ngon.
Canh cà đắng
goi la, mang nuong xao "venh" bo ngon nuc tieng o tay nguyen hinh anh 3
Người dân tộc Tây Nguyên – Đắk Lắk, Đắk Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau nhức. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu như nhà của người Ê Đê nào cũng có trồng cà đắng. Cây có gai, có trái quanh năm, có loại ít và loại nhiều gai; càng nhiều gai cà càng đắng, đắng như khổ qua. Canh cà đắng thường giằm nhiều ớt cay và “đắng cay” này để thưởng thức chứ không… than vãn. Cầu kỳ hơn, da heo cắt cỡ chừng hai đốt ngón tay nấu thêm trong nồi canh cà đắng, tăng vị béo béo, dai dai mà ngon đáng kể.
Măng nướng xào “vêch” bò
Bạn đã nghe đến măng xào, măng luộc, măng chua, măng khô và những món được chế biến từ chúng. Nhưng chắc ít ai biết đến món măng thui hay măng nướng. Đây là một món ăn đặc sản ở xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk. Măng đã được nướng chín nên chỉ xào sơ qua cho nóng là có thể cho vêch (lòng phèo) bò vào chung. Trong khi xào phải đảo đều tay và liên tục để vêch không bị khô và dính vào đáy chảo. Mùi thơm của vêch bò, củ nén, của măng nướng như mời gọi. Nhìn nồi măng nghi ngút khói mà nước miếng cứ chảy ra. Người không quen ăn cay có thể chảy cả nước mắt, nhưng nồi cơm gạo rẫy mới thơm thơm, hết bay lúc nào không biết.
Theo Dân Việt