Nằm giữa chùa Linh Mụ và Văn Thánh, Bến Xuân tọa lạc trên một khu đất rộng gần 5.000m2, nằm ở sát bờ sông Hương, thuộc thôn An Bình (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế).
Sông Hương nhìn từ Bến Xuân. Ảnh: H.V.M
Sông Hương nhìn từ Bến Xuân. Ảnh: H.V.M
 
 
 
 
Chủ nhân của Bến Xuân là đôi vợ chồng Việt kiều: Ông Trương Đình Ngộ và bà Huyền Tôn Nữ Camille (nghệ danh là Camille Huyền) - một phụ nữ Huế đặc trưng dù đã xa quê hương từ thuở mới là thiếu nữ.
Ông Trương Đình Ngộ và bà Huyền Tôn Nữ Camille. Ảnh: H.V.M
Ông Trương Đình Ngộ và bà Huyền Tôn Nữ Camille. Ảnh: H.V.M
Cả hai ông bà vừa trở về Việt Nam sinh sống sau mấy chục năm định cư ở Thụy Sỹ và nhiều nước Châu Âu khác.
Gần 10 năm ròng rã xây dựng (khởi động từ năm 2008), Bến Xuân như  một mô hình tiêu biểu của sự "bảo tồn thích nghi": Bên ngoài là sự cổ kính với những giá trị nguyên gốc truyền thống Huế, bên trong là sự tiện nghi, hiện đại và sang trọng.
Bến Xuân như một cung phủ nhìn từ bờ sông Hương. Ảnh: H.V.M
Bến Xuân như một cung phủ nhìn từ bờ sông Hương. Ảnh: H.V.M
Sân gạch cổ hơn 300 năm tuổi hình một giọt mưa rơi xuống... Ảnh: H.V.M
Sân gạch cổ hơn 300 năm tuổi hình một giọt mưa rơi xuống... Ảnh: H.V.M
Thú vị là với Bến Xuân, chủ nhân đã gần như khắc phục hết được nhược điểm của một ngồi nhà rường hay lớn hơn là cung phủ ở Huế - triều Nguyễn với những khu nhà ở có đầy đủ tiện nghi của đời sống hiện đại, vừa hòa hợp với môi trường thiên nhiên xứ Huế. 
Với những lâu đài trùng điệp mái ngói. Ảnh: H.V.M
Với những lâu đài trùng điệp mái ngói. Ảnh: H.V.M
Trường lang cũng là nơi đón khách ngoài trời. Ảnh: H.V.M
Trường lang cũng là nơi đón khách ngoài trời. Ảnh: H.V.M
Đặc biệt Bến Xuân có đến ba cổng vào, đồng thời là ba tác phẩm “nghệ thuật sắp đặt” của nghệ sĩ Camille Huyền. Đó là Cổng Sen nằm bên bờ sông Hương mang hình ảnh một con thuyền đang trôi trong mây/ trên sông với trên là trời, dưới là nước soi bóng con thuyền, vừa tạo cảnh quan tự nhiên; vừa như là sự thiên – địa – nhân hợp nhất, một qui luật vũ trụ càn - khôn.
Cổng Sen từ phía sông Hương. Ảnh: H.V.M
Cổng Sen từ phía sông Hương. Ảnh: H.V.M
Đối diện là  cổng Thiền Sư – cổng vào trên đường Văn Thánh với dáng Phật ngồi thiền trên ao sen, mô phỏng một tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ điêu khắc trứ danh Điềm Phùng Thị.
Cổng Thiền sư. Ảnh: H.V.M
Cổng Thiền sư. Ảnh: H.V.M
Bên hông là cổng Bút Tháp - cổng thứ ba trong khuôn viên Bến Xuân với điểm nhấn là chữ “om” trong câu thần chú “om mani padme hum” bằng chữ Phạn.
Cổng Bút tháp. Ảnh: H.V.M
Cổng Bút tháp. Ảnh: H.V.M
Khách vào ở bất kỳ cổng nào của Bến Xuân cũng được đón bằng những lối đi lát gạch Bát Tràng có niên đại trên dưới 300 năm dẫn đến “phòng khách” là lầu Nghinh Phong mang bóng dáng kiến trúc thời vua Khải Định và các công trình kiến trúc, họa tiết trang trí mô phỏng kiểu cung phủ, đền đài thời nhà Nguyễn.
Một góc Bến Xuân. Ảnh: H.V.M
Một góc Bến Xuân. Ảnh: H.V.M
Phượng được chạm khảm trong cửa sổ phòng ngủ. Ảnh: H.V.M
Phượng được chạm khảm trong cửa sổ phòng ngủ. Ảnh: H.V.M
Toàn cảnh Bến Xuân là một khu “vườn Huế” rộng mênh mông với hoa quả, cây trái kiểu mùa nào thức nấy. Ngoài ra còn có bến nước, vườn rau, vườn lúa… gợi sự yên bình kiểu thần tiên của những không gian làng quê Việt vốn lâu lắm không còn thấy ở đời thực và quan trọng nhất là tất cả đều rất sạch.
Vườn Huế trong Bến Xuân. Ảnh: H.V.M
Vườn Huế trong Bến Xuân. Ảnh: H.V.M
 
 
 
 
 
 
Bến Xuân còn có một nhà hát cổ điển đúng chuẩn quốc tế bằng kiến trúc truyền thống Huế với sức chứa khoảng 60 chỗ ngồi. Đây là phòng hòa nhạc cổ điển được hoạt động theo mô hình câu lạc bộ, một tháng mở cửa một lần để giới thiệu những album thơ nhạc, những buổi trình tấu hoà nhạc theo chủ đề...
Nhà hát cổ điển trong Bến Xuân. Ảnh: H.V.M
Nhà hát cổ điển trong Bến Xuân. Ảnh: H.V.M
Đây còn là nơi để những văn nghệ sĩ Huế và trong, ngoài nước làm tụ điểm để giới thiệu thơ, sách, hoặc triển lãm tranh... Mô hình này, theo ông Ngộ là "rất phổ biến ở Anh và Thụy Sỹ, nhưng ở mình thì hình như chưa có".
Biểu diễn nghệ thuật trong nhà hát. Ảnh: H.V.M
Biểu diễn nghệ thuật trong nhà hát. Ảnh: H.V.M
Hiện nay Bến Xuân đang là một địa chỉ để giao lưu và quảng bá văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới bằng việc mở cửa đón khách tham quan (chủ yếu là khách nước ngoài đặt trước và khách của chính quyền địa phương) thông qua những bữa ăn và đêm nhạc do chính Camille Huyền đạo diễn và trình diễn.
Ban công khảm hình ngũ quả bằng sứ. Ảnh: H.V.M
Ban công khảm hình ngũ quả bằng sứ. Ảnh: H.V.M
Tượng Phật của Điềm Phùng Thị trong phòng khách. Ảnh: H.V.M
Tượng Phật của Điềm Phùng Thị trong phòng khách. Ảnh: H.V.M
“Chúng tôi làm không phải vì lợi nhuận vì thực tế không có lợi nhuận. Đơn giản chúng tôi muốn làm một điều gì đó cho Huế bằng cách quảng bá văn hóa thông qua Bến Xuân và bản thân mình” – Camille Huyền nói.