Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Lê Lai cứu chúa: Giả trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây địch



B.T sưu tầm, SGK Sử 7 


Lê Lai cứu chúa: Giả trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây địch
Hình minh họa

Kể từ khi quân Minh xâm lược Đại Việt, vô số cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị đàn áp tàn bạo. Năm 1418, từ miền Lam Sơn chướng khí, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.



Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tải sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa. 
Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi:
"Ông thường nói với mọi người: ‘Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở, chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác".
Lê Lai cứu chúa: Giả trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây địch - Ảnh 1.
Hội thề Lũng Nhai
Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là con Nguyễn Phi Khanh. Cả hai cha con đều đỗ đại khoa và làm quan thời Hồ. Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực. Quân Minh tìm đủ mọi cách để dụ dỗ ông nhưng đều thất bại. Từ thành Đông Quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản Bình Ngô sách (Kế sách đánh quân Ngô).
Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề:
"Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng Lê Lai..., Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú. 19 người tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển có khác nhau mong có tình như cùng chung một họ... chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thê son sắt... Kính xin có lời thề." 
(Lam Sơn thực lục)
Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7 - 2 - 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn

Trong gian khổ đã có rất nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai. Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.
Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Lê Lai người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc - Thanh Hoá). Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu.
Lê Lai cứu chúa: Giả trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây địch - Ảnh 3.
Bản khắc cổ nhất của Bình Ngô đại cao
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Bình Ngô đại cáo có đoạn:
"Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi Khôi Huyện quân không một đội".
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Cuối năm 1424, do bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.


Liên tiếp đánh bại quân Minh ở nhiều mặt trận, khởi nghĩa Lam Sơn tiến quân ra Bắc



Liên tiếp đánh bại quân Minh ở nhiều mặt trận, khởi nghĩa Lam Sơn tiến quân ra Bắc

Sau giai đoạn đầu nhiều khó khăn, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn mới. Trên đà thắng, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, tiến quân ra Bắc cuối năm 1426.

Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.
Nguyễn Chích là một nông dân nghèo ở Thanh Hoá, đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ở nam Thanh Hoá và hoạt động ở vùng bắc Nghệ An. Năm 1420, Nguyên Chích đem quân gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
Liên tiếp đánh bại quân Minh ở nhiều mặt trận, khởi nghĩa Lam Sơn tiến quân ra Bắc - Ảnh 1.
Tượng đài Lê Lợi (Thanh Hóa)
Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp nhận. Nghĩa quân theo đường núi tiến vào miền Tây Nghệ An. Ngày 12/10/1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hoá) và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh quân giặc ở Khả Lưu (tả ngạn sông Lam thuộc Anh Sơn, Nghệ An). Bằng kế nghi binh, nghĩa quân đánh bại quân Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ Ải. 
Được nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thú. Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hoá. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hoá được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1485)
Tháng 8/1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân... được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hoá (Thừa Thiên Huế). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
Như vậy, trong vòng 10 tháng (từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425), nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
Liên tiếp đánh bại quân Minh ở nhiều mặt trận, khởi nghĩa Lam Sơn tiến quân ra Bắc - Ảnh 2.
Lược đồ đường tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn
Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm ba đạo.
Đạo thứ nhất tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang. Đạo thứ hai có nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang. Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.

Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt.Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn dịch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên - Nam Định) bán rượu, thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quăng xuống kênh chảy ra sông Đáy; hoặc cô gái người làng Đào Dặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. 
Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.
Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.


Khởi nghĩa Lam Sơn đi đến hồi kết, hơn 10 vạn quân Minh bị diệt sạch



Khởi nghĩa Lam Sơn đi đến hồi kết, hơn 10 vạn quân Minh bị diệt sạch

Sau quyết chiến ở Chi Lăng – Xương Giang, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, chấm dứt 25 năm nhà Minh đô hộ. Lê Lợi lên ngôi, nhà Lê được thành lập.

Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10/1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, nâng số lượng quân Minh ở đây lên tới 10 vạn.
Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
Khởi nghĩa Lam Sơn đi đến hồi kết, hơn 10 vạn quân Minh bị diệt sạch - Ảnh 1.
Lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động
Sáng 7/11/1426, Vương Thông cho xuất quân tiến về hướng Cao Bộ.
Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của chúng, dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt. Kết quả, trên 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan; Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận.
Bình Ngô đại cáo có đoạn:
"Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm".
Sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng, vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.
Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10/1427)
Đầu tháng 10/1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8/10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Khi quân Liễu Thăng tiến đến ải Chi Lăng (Lạng Sơn), nghĩa quân Lam Sơn do tướng Trần Lựu chỉ huy được lệnh vừa đánh vừa lui, nhử địch vào trận địa phục kích ở ải Chỉ Lăng. Liễu Thăng thúc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, lập tức bị quân ta phóng lao đâm chết, quân Minh hoảng hốt, rối loạn. 
Nghĩa quân mai phục, do tướng Lê Sát, Lưu Nhàn Chú chỉ huy, thừa cơ đổ ra đánh, tiêu diệt trên 1 vạn tên giặc.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu điệt đến 3 vạn tên, Tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
"Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
…Đánh một trận, sạch không kinh ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông
…Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường,
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước...".
Khởi nghĩa Lam Sơn đi đến hồi kết, hơn 10 vạn quân Minh bị diệt sạch - Ảnh 2.
Lược đồ trận Chi Lăng – Xương Giang
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10/12/1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3/1/1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Đất nước được giải phóng hoàn toàn, Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo. Đây là một áng anh hùng ca tổng kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang.
Bình Ngô đại cáo không những nêu bật ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: "Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới", mà còn toát lên niềm tự hào dân tộc sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo sáng ngời "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo" của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa đó.

Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ,già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân v.v...).Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. 
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ


Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục quốc hiệu Đại Việt



Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục quốc hiệu Đại Việt
Hình minh họa

Sau những năm tháng vất vả, gian truân đánh đuối quân Minh, Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế. 



Tổ chức bộ máy chính quyền
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựmg bộ máy nhà nước mới.
Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. 
Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc vua có các quan đại thần, ở triều đình có sáu bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.
Sau bộ thời vua Lê Thánh Tông là : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Các cơ quan chuyên môn có Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).
Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục quốc hiệu Đại Việt - Ảnh 1.
Ở địa phương, thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo.
Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên.
Đô ti phụ trách quân sự, an ninh. Hình ti phụ trách việc thanh tra quan lại, xử án, pháp luật. Thừa ti phụ trách vấn đề hành chính, hộ tịch, thuế khóa.
Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.
13 đạo thừa tuyên là : Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam và một phủ Trung Đô (Thăng Long).
Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục quốc hiệu Đại Việt - Ảnh 2.
Tổ chức quân đội
Quân đội thời Lê sơ được tổ chức thêm chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân, khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương, bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di".
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Luật pháp
Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xây dựng. Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.
Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, bảo vệ quyền lời của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Vừa hết chiến tranh, Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính về quê làm ruộng


Vừa hết chiến tranh, Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính về quê làm ruộng

Động thái này là để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, 10 vạn người được chia nhau luân phiên sản xuất.  


Kinh tế
Hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, nước ta đã lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. 
Con lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền, cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.
Để khai phá vùng đất bồi ven biển, nhà Lê đắp nhiều con đê ngăn nước mặn có kè đá chắc chắn. Di tích những đoạn đê đó đến nay vẫn còn, nhân dân thường gọi là "đê Hồng Đức". Ở Thanh Hóa, nhiều sông đào được khai từ thế kỉ XV, đến nay còn mang tên "sông nhà Lê".
Vừa hết chiến tranh, Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính về quê làm ruộng - Ảnh 1.
Tiền đồng thời Lê sơ (Nguồn ảnh: tienvietnam.vn)
Công thương nghiệp
Các ngành, nghề thủ công truyền thống có các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v... ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng bấy giờ có làng Hợp Lễ, Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội) làm đồ gốm; làng Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng; làng Vân Chàng (Nam Định) rèn sắt v.v...
Các phường thủ công ở kinh thành Thăng Long như: phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lụa, phường Yên Thái làm giấy, phường Hàng Đào nhuộm diều v.v...
Các công xưởng do nhà nước quản lý, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng...; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.
Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.
"Trong dân gian, hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùmg với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ của chợ cũ để tránh tình trạng giành tranh khách hàng của nhau".
(Điều lệ họp chơ - Đại Việt sử kí toàn thư)
Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
Vừa hết chiến tranh, Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính về quê làm ruộng - Ảnh 2.
Đồ gốm thời Lê sơ (Nguồn ảnh: luxurydaily.vn)
Xã hội
Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế đi phục dịch cho nhà nước (đi lính, đi phu...) hoặc phải cấy cày ruộng thừa của địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng.
Nông dân là giai cấp bị bóc lột, nghèo khó trong xã hội.
Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.

Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy, số lượng nô tì giảm dần.Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người.
Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nên độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

Văn hóa giáo dục phát triển, nhà Lê Sơ có đến 20 trạng nguyên, 989 tiến sĩ

B.T sưu tầm, SGK Sử 7 

Văn hóa giáo dục phát triển, nhà Lê Sơ có đến 20 trạng nguyên, 989 tiến sĩ

Tình hình văn hóa giáo dục thời Lê Sơ, đặc biệt trong giai đoạn vua Lê Thánh Tông có nhiều khởi sắc.

Tình hình giáo dục và khoa cử
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi, đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ nhữmg kẻ phạm tội, làm nghề ca hát
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức đẻ làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Nho giáo chiếm độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Người nào đỗ kì thi Hương (ở các đạo, lộ) gọi là hương cống, đỗ kì thi Hội (ở kinh dô) được dự kì thi Ðình để phân hạng các tiến sĩ. Những người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đặt ở Văn Miếu - Quốc tử giám, gọi là bia tiến sĩ.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Văn hóa giáo dục phát triển, nhà Lê Sơ có đến 20 trạng nguyên, 989 tiến sĩ - Ảnh 1.
Bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Nguồn ảnh: khoahoc.tv)
Văn học, khoa học, nghệ thuật
Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn, thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng.
Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca.., Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v. v...
Vän thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
Sử học có các tác phẩm Ðại Việt sử kí (10 quyển), Ðại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Son thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế...
Ðịa lí học có Hồng Ðức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đô.
Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
Văn hóa giáo dục phát triển, nhà Lê Sơ có đến 20 trạng nguyên, 989 tiến sĩ - Ảnh 2.
Tượng voi chầu bằng đá ở Lam Kinh, Thanh Hóa
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).

Ðiêu khắc thời Lê sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.Hiện nay còn một số dấu vết của Lam Kinh ở Thanh Hoa như nền cột, bậc thềm., một số con vật bằng đá. Cung điện Lam Kinh xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314m, rộng 254m, có tường thành bao bọc dày 1m. Trong bia đá nổi lên bia lên bia Vĩnh Lăng (viết về vua Lê Thái Tổ) cao 2m79, rộng 1m2, dựng trên một con rùa bằng đá dài 3m46 rộng. 1m94.

Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh và những danh nhân văn hóa thời Lê Sơ

B.T sưu tầm, SGK Sử 7

Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh và những danh nhân văn hóa thời Lê Sơ
HÌnh minh họa

Kháng chiến chống quân Minh kết thúc, giang sơn Đại Việt thuộc về nhà Hậu Lê. Thời kỳ này xuất hiện nhiều danh nhân văn hóa kiệt xuất với các tác phẩm có giá trị lớn với dân tộc. 


Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...
Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương đân. Ông thường suy nghĩ và mong muốn "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày", "nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu".
Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh và những danh nhân văn hóa thời Lê Sơ - Ảnh 1.
Nguyễn Trãi
Vua Lê Thánh Tông từng nhận xét Nguyễn Trãi như sau:
"Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lôi Giang. Trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng." (Lê Thánh Tông - Con người và sự nghiệp)
Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (25/8/1442), con thứ tư của Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. Năm 1445, ông được phong là Bình Nguyên Vương; năm 1460, được lên ngôi vua khi 18 tuổi.

Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cứu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, Cổ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, Sử quán tu soạn. Ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
Lương Thế Vinh (1442 - ?)
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng. Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học). Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường"

Lê Uy Mục ăn chơi sa đọa, triều đình chia rẽ, nhà Lê suy yếu trầm trọng

B.T sưu tầm, SGK Sử 7

Lê Uy Mục ăn chơi sa đọa, triều đình chia rẽ, nhà Lê suy yếu trầm trọng

Bước sang thế kỷ XVI, triều đình Lê sơ bắt đầu suy yếu. Các phong trào khởi nghĩa của nông dân nổi lên khắp nơi, báo hiệu một thời kỳ đất nước bất ổn kéo dài.

Triều đình nhà Lê
Thời Lê sơ (thế kỉ XV) là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém, Lê Uy Mục ở ngôi từ năm 1505 đến năm 1509, đêm nào cũng cùng cung phi vui đùa uống rượu quá độ, khi rượu say thì giết cung phi...
Nội bộ triều Lê "chia bè kéo cánh", tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê. Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI
Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như có rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Năm 1512, đại hạn, trong nước đói to. Năm 1517, dân chết đói, thây nằm chồng chất lên nhau. Nhiều huyện thuộc hai trấn Hải Dương và Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), nạn đói càng dữ dội hơn. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Lê Uy Mục ăn chơi sa đọa, triều đình chia rẽ, nhà Lê suy yếu trầm trọng - Ảnh 1.
Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVI

Nghĩa quân có đến hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm (Hà Nội) uy hiếp kinh thành Thăng Long. Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá. Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo...Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước: khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội). 
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triểu (Quảng Ninh). Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét