(Báo Quảng Ngãi)- Vào những ngày sóc vọng, tôi thường đi vãn cảnh chùa ở Quảng Ngãi. Tôi đã từng đi đến nhiều ngôi chùa, nhưng để lại ấn tượng nhất trong tôi là chùa Khánh Vân.
Đây là một ngôi chùa cổ mang nhiều giá trị văn hóa tâm linh và cũng là chứng nhân ghi dấu chặng đường lịch sử oai hùng của quê hương Quảng Ngãi, vì đây còn là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là "Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh".
Chùa Khánh Vân. |
Chùa tọa lạc trên sườn núi Khánh Vân, thuộc xóm Khánh Vân, thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện, cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 10 cây số. Theo thầy Thông Pháp - Trụ trì chùa Khánh Vân, chùa có từ năm 1792 do Hòa thượng Khánh Vân, một người thuộc họ Huỳnh ở Mộ Đức khai sơn lập chùa.
Chùa lúc đó chỉ là một cái am nhỏ bên sườn núi, có tên là Linh Sơn Tự, nhưng người dân quen gọi là chùa ông Khánh Vân. Dần dần về sau từ ông biến mất còn lại là chùa Khánh Vân. Năm 1892, hòa thượng Diệu Quang đệ lục Tổ đình Thiên Ấn đến tiếp quản và trùng hưng.
Chùa được thiết kế theo kiểu kiến trúc nhà rường, gồm ba gian hai chái. Trải qua hai cuộc kháng chiến, chùa bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại một phần của dinh Bà. Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với nhân dân đã từng bước xây lại chùa. Hiện nay, chùa Khánh Vân đã xây xong Điện Quan Thế Âm, tháp chuông, nhà khách, nhà ăn.
Đến chùa Khánh Vân có hai con đường chính. Từ trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi xuôi theo bờ bắc sông Trà đến chợ Châu Sa rẽ hướng Thành cổ Châu Sa chạy theo cánh đồng lúa xanh mơn mởn của xã Tịnh Châu, Tịnh Thiện đến cầu Tân An rẽ phải về hướng đông khoảng vài trăm mét là đến chùa; hoặc từ chợ Châu Sa đi thẳng xuống cầu Sắt - Tịnh Thiện rẽ trái đến chợ Tịnh Thiện tiếp tục rẽ trái theo hướng tây khoảng hơn cây số là đến chùa.
Không giống như bao ngôi chùa khác ở Quảng Ngãi thường nghi ngút khói hương và tấp nập du khách đi vãn chùa, chùa Khánh Vân nằm trầm mặc trên sườn núi, chỉ có những ngày sóc vọng mới có nhiều người lên vãn cảnh, cúng dường.
Chùa Khánh Vân chỉ có duy nhất một thầy trụ trì, nhưng chùa lúc nào cũng xanh - sạch - đẹp. Đến đây, khách được ngồi ở ghế đá bên khóm trúc, dưới giàn phong lan, cạnh tháp chuông vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa được thưởng thức chén trà ướp sen do chính tay thầy Thông Pháp ướp, chắc chắn sẽ không bao giờ quên...
Chùa được thiết kế theo kiểu kiến trúc nhà rường, gồm ba gian hai chái. Trải qua hai cuộc kháng chiến, chùa bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại một phần của dinh Bà. Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với nhân dân đã từng bước xây lại chùa. Hiện nay, chùa Khánh Vân đã xây xong Điện Quan Thế Âm, tháp chuông, nhà khách, nhà ăn.
Đến chùa Khánh Vân có hai con đường chính. Từ trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi xuôi theo bờ bắc sông Trà đến chợ Châu Sa rẽ hướng Thành cổ Châu Sa chạy theo cánh đồng lúa xanh mơn mởn của xã Tịnh Châu, Tịnh Thiện đến cầu Tân An rẽ phải về hướng đông khoảng vài trăm mét là đến chùa; hoặc từ chợ Châu Sa đi thẳng xuống cầu Sắt - Tịnh Thiện rẽ trái đến chợ Tịnh Thiện tiếp tục rẽ trái theo hướng tây khoảng hơn cây số là đến chùa.
Không giống như bao ngôi chùa khác ở Quảng Ngãi thường nghi ngút khói hương và tấp nập du khách đi vãn chùa, chùa Khánh Vân nằm trầm mặc trên sườn núi, chỉ có những ngày sóc vọng mới có nhiều người lên vãn cảnh, cúng dường.
Chùa Khánh Vân chỉ có duy nhất một thầy trụ trì, nhưng chùa lúc nào cũng xanh - sạch - đẹp. Đến đây, khách được ngồi ở ghế đá bên khóm trúc, dưới giàn phong lan, cạnh tháp chuông vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa được thưởng thức chén trà ướp sen do chính tay thầy Thông Pháp ướp, chắc chắn sẽ không bao giờ quên...
Sau khi ngồi nghỉ chân ở ghế đá, du khách vào chùa thắp hương khẩn phật, rồi theo bậc thang lên dần đến đỉnh Khánh Vân mới thấy hết vẻ đẹp huyền ảo của núi và chùa. Những bậc thang phía trên có nhiều tảng đá được bàn tay thiên nhiên sắp đặt rất đẹp mắt.
Càng ngồi lâu bên những tảng đá, ta càng cảm nhận được không khí trong lành, không gian yên ắng, khoáng đãng khiến lòng thanh tịnh như được gột rửa hết bụi trần.
Bài, ảnh: PHẠM VĂN HOANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét