Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Tiệm bò bít tết rưới rượu nho trong căn nhà 200 tuổi ở Sa Đéc

Không thực đơn, không thương hiệu nhưng tiệm ăn của bà Liên vẫn luôn đông khách nhờ cách chế biến đặc biệt
Khu phố cổ nằm sát sông trên đường Trần Hưng Đạo là nơi hội tụ nhiều hàng quán lâu năm của thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Ngoài hủ tiếu bà Sẩm 7.000 đồng và quán phở bò 50 năm, du khách còn có thể khám phá một tiệm ăn Tây với món bít tết rưới rượu nho độc đáo đã tồn tại gần 25 năm.
Ảnh: Phong Vinh.
Theo chủ quán, căn nhà hiện tại là nơi sinh sống của gia đình xây cách đây 200 năm, đã qua vài lần sửa chữa. Ảnh: Phong Vinh.
Tiệm bít tết không thương hiệu mà chỉ hiện diện bảng ghi tên các món chính bằng tiếng Pháp "Pâté - Bifteck - Oeuf plat". Tiệm ăn mở cửa từ năm 1993, hiện nay do hai thế hệ đứng bán là bà giáo nghỉ hưu Quỳnh Liên (72 tuổi) và con trai bà là anh Trung (30 tuổi).
Như trên biển hiệu, bít tết là món đặc sắc của tiệm. Mỗi phần ăn là một chảo gang đầy đủ thịt bò, pate, trứng ốp la ăn kèm bánh mì. Tiệm ăn không có thực đơn, chỉ có một bảng gồm 6 loại giá tiền cho thực khách lựa chọn. "Về cơ bản, thành phần cũng chỉ nhiêu đó, giá cao thấp thì mình thêm bớt nguyên liệu trong chảo thôi", anh Trung là người trực tiếp nấu cho biết.
Do tuổi cao, hiện bà Liên chỉ phụ tiếp khách. Các công đoạn nấu nướng đều do anh Trung và một số thành viên trong gia đình phụ trách. "Nhiều khách tò mò đến ăn vì họ nhìn thấy một ly rượu cạnh chảo bít tết", bà Liên kể. Đây cũng chính là điểm độc đáo của tiệm, hiếm thấy ở bất kỳ hàng quán nào.
Video Player is loading.
Hiện tại 0:08
/
Thời lượng 0:32
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Khi thưởng thức, bạn sẽ chế thêm một ly rượu nho có màu đỏ do chính gia đình chủ quán ủ.
Khi bưng chảo bít tết mới ra lò, anh Trung hướng dẫn thực khách phải ngay lập tức rưới đều ly rượu nho lên. Rượu vừa đến chảo, phần nước thịt và dầu trong chảo cháy xèo xèo. Rượu nho khi quyện cùng nước thịt sẽ tỏa mùi thơm dịu nhẹ.
Công đoạn này chỉ thực hiện được trong vòng chưa đầy 30 giây khi chảo gang đang còn nóng sôi. "Chất chát trong rượu làm tan phần dầu béo gây ngấy trong chảo, đồng thời làm mềm thịt bò và khiến nước thịt cô đặc lại, ngọt hơn", bà Liên cho biết.
Ảnh: Tâm Linh.
Bếp đặt sâu bên trong nhà. Ảnh: Tâm Linh.
Thông thường khi ăn bít tết uống kèm rượu vang là đúng chuẩn. Còn tiệm bà Liên không dùng vang mà tự ủ rượu nho, đỡ chát hơn để phù hợp dùng ăn trực tiếp cùng thịt. Thực khách có thể để lại một nửa ly rượu để uống.
Không gian quán nhỏ nằm ngay mặt tiền đường. Gian nhà bên trong hơi tối. Phía trước chỉ có một bàn để khách ngồi. Khách để xe ở phía trước cửa quán. Địa chỉ này phục vụ bữa sáng và bữa tối.
Ảnh: Phong Vinh.
Giá của mỗi suất ăn tùy theo lựa chọn của khách, thấp nhất là 30.000 đồng. Khách muốn thêm chả mất 5.000 đồng. Ảnh: Phong Vinh.
Phong Vinh - Tâm Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét