Emdep.vn - So với các tỉnh Tây Nguyên khác, Kon Tum ít được chú ý hơn trong mắt các tín đồ du lịch nhưng không có nghĩa nơi này không có gì thú vị đâu.
So với các tỉnh Tây Nguyên khác, Kon Tum ít được chú ý hơn trong mắt các tín đồ du lịch nhưng không có nghĩa nơi này không có gì thú vị đâu.
Trong dịp đầu năm này, vì không tìm được xe đi Đà Lạt, nhỡ có tìm được cũng không có phòng bởi hiện tại Đà Lạt đang rất “cháy hàng”, mình buộc lòng phải đổi kế hoạch đi nơi khác. Thế là hành trình đến với Kon Tum bắt đầu như thế.
Vé xe đi Kon Tum rẻ nhất là 230.000 - 270.000 - 290.000 đồng. Sở dĩ có các khoảng này là do tùy vào thời điểm bạn đi có phải mùa cao điểm hay không. Các mức giá này chủ yếu là các hãng xe nhỏ và bạn có thể mua vé trực tiếp ở bến xe Miền Đông, còn nếu đi xe dịch vụ thì có khi chạm mức 450.000 hoặc lên đến 800.000 đồng.
Một điều nên lưu ý là so với các tỉnh Tây Nguyên khác, Kon Tum có nắng gắt hơn, khí hậu lạnh và khô nên rất dễ cháy nắng.
Với Kon Tum, mình nghĩ bạn phải mất ít nhất 2 ngày 3 đêm mới chơi được nhiều nơi, quan trọng là đi tự túc sẽ vui hơn đi tour vì thật sự nơi đây không mạnh về du lịch, các địa điểm chỉ dừng ở việc tham quan chứ không phải dạng khu vui chơi.
Với Kon Tum, phải mất ít nhất 2N3Đ mới chơi được nhiều nơi, quan trọng là đi tự túc sẽ vui hơn đi tour.
Ngủ nghỉ nếu thích sang chảnh cứ qua đêm ở khách sạn Indochine, tầm 500.000 – 800.000 đồng/đêm và nằm ngay trung tâm thành phố luôn. Mình thì chọn nhà nghỉ Dakbla, chỉ 200.000 đồng/đêm nhưng tiện nghi cũng đầy đủ.
Để tiết kiệm thì bạn cứ loanh quanh tìm homestay ở đường Phan Đình Phùng hoặc Bà Triệu sẽ không thiếu phòng đâu. Xe máy thì nên thuê ở khách sạn luôn, vì ở đây không nhiều chỗ cho thuê xe máy, giá cao lắm cũng chỉ 150.000 đồng/ngày, tiền xăng bạn tự trả.
Địa điểm đi chơi thì nổi tiếng nhất chính là nhà thờ gỗ Kon Tum nằm ngay giữa trung tâm thành phố.
Một điều nên lưu ý là so với các tỉnh Tây Nguyên khác, Kon Tum có nắng gắt hơn, khí hậu lạnh và khô nên bạn cần mặc áo dài tay, đi giày bệt, thoa kem chống nắng, có thêm mũ và kính râm càng tốt, vì cảm giác gió mát vậy thôi nhưng rất dễ cháy nắng.
Địa điểm đi chơi thì nổi tiếng nhất chính là nhà thờ gỗ Kon Tum nằm ngay giữa trung tâm thành phố, cứ đến đây thả dáng là bảo đảm có một loạt album “sống ảo” để đời. Đã ghé nhà thờ gỗ thì nên tiện đường vào thăm nhà rông Kon K’lor vì cũng không cách xa mấy, có đi mới biết văn hóa người Ba Na độc đáo như thế nào.
Thăm nhà rông Kon K’lor mới biết văn hóa người Ba Na độc đáo như thế nào.
Nếu như Đăk Lăk nhiều người Ê Đê, Lâm Đồng nhiều người Chu Ru và K’ho thì ở Kon Tum, người Ba Na gần như chiếm đa số. Đi vào các buôn làng gần bờ sông Đăk Bla, bạn sẽ được sống trong không gian văn hóa cồng chiêng với các dãy nhà sàn trải dài, những cột gỗ khắc đầy hoa văn thổ cẩm và các màn múa xoang phục vụ du khách nữa.
Nếu như Đăk Lăk nhiều người Ê Đê, Lâm Đồng nhiều người Chu Ru và K’ho thì ở Kon Tum, người Ba Na gần như chiếm đa số.
Nổi tiếng nhất ở Kon Tum chính là khu vực Măng Đen, cách trung tâm khoảng 50 cây số. Nơi đây được xem là "Đà Lạt thứ hai" vì có nhiều cung đèo dốc và đẹp. Các cung đường ở Măng Đen thường trồng lúa chín vàng rất nên thơ xen lẫn giữa những rặng thông xanh ngắt.
Nổi tiếng nhất ở Kon Tum chính là khu vực Măng Đen, cách trung tâm khoảng 50 cây số, có nhiều cung đèo dốc và đẹp.
Sau một ngày dạo quanh thành phố thì bạn nên vi vu lên Măng Đen để ra cửa khẩu Bờ Y, tham quan khu di tích chiến thắng Đak Tô, đặc biệt không nên bỏ qua thác Ba Sỹ và hồ Đăk Ke. Nếu vẫn còn sức bền, bạn có thể làm thêm chuyến trekking lên đỉnh Ngọc Linh và ghé vườn quốc gia Chư Mom Rây cho thỏa nguyện hành trình.
Có vi vu lên Măng Đen thì không nên bỏ qua thác Ba Sỹ và hồ Đăk Ke.
Ăn uống ở Kon Tum thì đi đâu cũng thấy bán thịt trâu. Thật sự thịt trâu và các loại thịt rừng gần như là đặc sản nơi đây. Ăn vặt thì có gỏi lá nổi tiếng nhất. Đây là món gỏi trộn từ hơn 40 loại lá khác nhau của rừng núi Tây Nguyên mà bạn nhất định phải thử.
Ngoài ra, phở khô, cháo bồ câu và cá tầm nấu măng le cũng là các món ăn đặc sắc bạn nên cho vào thực đơn của mình trong những ngày ở Kon Tum.
Trúc Hồ
Kon Tum một ngày mùa hè
Mùa hè phố núi có nắng rực rỡ, có gió xào xạc, có mưa bất chợt và có những màu hoa đẹp đến ngỡ ngàng: Hoa thanh long trắng muốt, hoa bằng lăng sắc tím dịu dàng, hoa hoàng hậu vàng rực kiêu sa, rạng rỡ tô điểm cho từng góc phố.
Trên cầu Kon Klor
Chùa cổ trên phố
Khác với nhiều thành phố lắm đồi dốc ở Tây Nguyên, Kon Tum nằm trong một thung lũng bằng phẳng, lại có dòng sông Đăk Bla uốn quanh tạo nên vẻ đẹp mềm mại. Mặc dù kiến trúc nhà cửa kiểu hiện đại mọc lên khá nhiều nhưng nét cổ kính của thành phố lâu đời nhất Tây Nguyên vẫn còn thấp thoáng trên mỗi góc phố, con đường. Ngay ở trung tâm thành phố, du khách vẫn có thể bắt gặp hình ảnh của những ngôi nhà mái ngói nhỏ xinh, ẩn sau hàng cây xanh rì. Hơn trăm năm trước, dưới chính sách khai hoang của nhà Nguyễn, những làng Tân Hương, Trung Lương, Lương Khế, Võ Lâm… quy tụ di dân từ QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định đã lập nên phố Kon Tum. Dù địa hình hiểm trở nhưng nhờ thiên nhiên giàu có nên Kon Tum đã thu hút khá đông người Kinh từ vùng duyên hải miền Trung tìm đến làm ăn sinh sống.
Ngoại thành êm đềm
Một khúc sông Đăk Bla
Kon Tum thơ mộng ngay từ lối vào thành phố, nơi cầu treo Kon Klor nối liền hai bờ của dòng Đăk Bla chảy ngược sang Lào. Sông Đăk Bla rất hung dữ và rất nhiều xoáy nước vào mùa lũ. Theo tiếng người dân tộc, Đăk Bla có nghĩa là ăn thịt người. Dòng sông Đăk Bla mùa nắng trơ ra những bãi đá cuội bên lòng sông êm ả, bóng cầu treo uy nghi in dưới dòng nước phẳng lặng. Dưới nắng chiều, từng đoàn xe bò chở đầy ắp những củ khoai mì vừa mới đươc thu hoạch trong ngày, những người nông dân vội vã trở về nhà sau một ngày lao động vất vả và trẻ em đang nô đùa trong làn nước xanh mát, tạo ra một không khí thật êm đềm. Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc Ba Na Kon Klor ở hữu ngạn dòng sông. Vào làng, du khách sẽ nhìn thấy những nếp nhà sàn dựng trên nền đất hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà thường là một thân cây gỗ, đục đẽo thành nhiều bậc khá công phu. Người Ba Na là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết trong đời sống và dùng trâu bò để cày ruộng. Trước đây người Ba Na có truyền thống săn bắn giỏi, nhà nào cũng treo vài cái nỏ bằng gỗ rất chắc.
Nhà thờ của người Ba Na
Nhà rông trong làng Ba Na Kon Klor
Đường phố ở Kon Tum không mấy dài, xe chỉ đi một chốc là từ ngoại thành đã vào đến trung tâm, nơi vẫn còn những ngôi nhà lợp ngói âm dương rêu phong gợi lên trong lòng du khách hình ảnh những năm tháng người xưa bắt đầu lập phố. Nhà thờ Tân Hương xây từ thủa truyền đạo vẫn còn đó. Chùa Tỉnh Hội tuổi đã hơn thế kỷ vẫn vang tiếng chuông và thoang thoảng mùi nhang trầm mỗi chiều. Tất cả làm cho đời sống dưới chân dãy Ngọc Linh hùng vĩ này có một vẻ đẹp thật sâu lắng và êm đềm.
Thanh Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét