Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - Người nhạc sĩ đa tài.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

.Những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sáng tác:

Súng Đàn
Vui Ra Đi
Anh
Ave maria (Nhạc: F. Schuber & lời Việt: Nguyễn Văn Đông)
Bài ca hạnh phúc
Bóng nhỏ giáo đường
Xin chúa thấu lòng con
Hiến dâng
Ngày mai anh về
Chiều mưa biên giới
Phiên gác đêm xuân
Mấy Dặm Sơn Khê
Anh Trước Tôi Sau
Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp
Lời giã biệt
Lá thư người lính chiến
Hải ngoại thương ca
Về mái nhà xưa
Nhớ một chiều xuân
Vô Thường
Tình Cố Hương
Tình Đầu Xót Xa
Khúc Xuân Ca
Kỷ Niệm Vẫn Xanh
Truông Mây
Bài Ca Hạnh Phúc
Bông Hồng Cài Áo
Trái Tim Việt Nam
Núi và Gió
Sắc hoa màu nhớ (với bút danh Vì Dân)
Cung thương ngày cũ (với nhạc sĩ Mạnh Phát).
.Những nhạc phẩm tình cảm được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sáng tác với bút danh Phượng Linh:
Khi đã yêu
Thầm kín
Đom đóm
Niềm đau dĩ vãng
Cay đắng tình đời
Thương về mùa đông biên giới
Cô nữ sinh Gia Long
Dạ sầu
Chiếc bóng công viên
Thương muộn
Xin đừng trách anh
Mây chiều (với Mây Tần)
Đoàn chim cánh sắt (với nhạc sĩ Ngọc Sơn).

Trong hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được lan truyền trên mạng, ông có nói đến hoàn cảnh nào ông sáng tác các nhạc phẩm nổi tiếng. Chẳng hạn các bản như Súng đàn, Vui ra đi, Phiên gác đêm xuân, Chiều mưa biên giới, Mấy dặm Sơn Khê, Sắc hoa màu nhớ, Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp, Xin đừng trách anh, Lá thư người lính chiến, Anh trước tôi sau, Lời giã biệt… được ông sáng tác trong chiến khu Đồng Tháp Mười khi đó ông mới 24 tuổi.

Ông còn tâm sự về việc sáng lập các hãng dĩa nhạc như sau: ông cùng với người bạn tên Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp có tiếng ở Sài Gòn thời bấy giờ, đứng ra thành lập hãng dĩa Continental, Sơn Ca, Premier. Ông Huỳnh Văn Tứ làm Giám đốc sản xuất, còn nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phụ trách Giám đốc nghệ thuật. Chính các hãng dĩa này đã tiên phong trong việc thực hiện từng album cho các ca sĩ như Phương Dung với Sơn Ca 5, Giao Linh với Sơn Ca 6, Khánh Ly với Sơn Ca 7, Sơn Ca với Sơn Ca 8, Lệ Thu với Sơn Ca 9 và Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long với Sơn Ca 10.

Ngoài ra, ông còn đi tiên phong trong việc đưa tân nhạc vào cổ nhạc thường đưọc gọi là Tân cổ giao duyên. Vậy Tân cổ giao duyên là gì? Theo một tờ nhạc được xuất bản trước 75 của nhà xuất bản Đồng Nai, phần cổ nhạc Việt Nam có định nghĩa: Tân cổ giao duyên là bài ca sáu câu vọng cổ được cắt bớt ra hai hoặc ba câu để xen vào đó một đoạn ca tân nhạc. Ông dùng bút danh Phượng Linh để sáng tác phần nhạc đệm và bài ca tân nhạc lồng trong các vở tuồng cải lương.

Còn bút danh Đông Phương Tử là soạn các bài tân cổ giao duyên và đạo diễn thâu thanh các vở tuồng cải lương. Các bài tân cổ ông sáng tác với bút danh Đông Phương Tử như: Khi đã yêu, Mùa sao sáng, Thương về mùa đông biên giới. Ông đã thực hiện hàng trăm chương trình ca nhạc Tân cổ giao duyên và đạo diễn cho một số vở tuồng cải lương nổi tiếng thuộc loại kinh điển của Miền Nam trước 75 như Nửa Đời Hương Phấn, Bóng Chim Tâm Cá, Sân Khấu Về Khuya, Tiếng Hạc Trong Trăng, Mắt Em Là Bể Oan Cừu, San Hậu.v.v.

(Nguồn: Dòng nhạc miền Nam)
Hình: Bìa nhạc tờ bài tân cổ Khi đã yêu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét