Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Tục thờ hòn đá nghĩa

Đời Hùng vương thứ 12, ở làng Nưa thuộc bộ Vũ Ninh (nay thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang) có người đàn bà ăn ở hiền lành phúc đức, có tài chữa bệnh làm phúc cho mọi người.
Hai con trai bà đi đánh giặc bị tử trận. Một hôm cầu vồng ngũ sắc bỗng nhiên phủ kín người bà rồi tan biến. Từ đó bà mang thai, đủ tháng đủ ngày sinh ra 5 cậu con trai kháu khỉnh. Bà cạn sữa, phải cho con vào quang gánh đi khắp xóm xin sữa nuôi con. Để gánh cho cân, bà phải xin một cái cối đá giã cua, để thêm vào bên quang có hai đứa con.

Khi 5 anh em lớn lên thì đất nước có giặc ngoại xâm. Cả bọn họ đều muốn tòng chinh nhưng lòng vương bận vì mẹ già. Bà mẹ bảo: cái cối này đã nằm chung quang gánh với các con, các con cứ đi đánh giặc, mẹ ở nhà đã có nó. Đánh giặc tan, năm anh em về thăm mẹ nhưng người mẹ già đã qua đời. Trên nấm mộ của người mẹ làng Nưa là cái cối giã cua trung thành. Từ đó, người dân Bách Việt lấy đá làm bia mộ để tưởng nhớ người đã khuất. Phong tục ấy còn lưu giữ đến ngày nay. Hiện nay tại làng Y Na vẫn còn đền thờ bà mẹ làng Nưa và 5 người con hiếu thảo, anh hùng. Hòn đá cũng được thờ phụng trong đền.
(Theo Từ điển Lễ tục Việt Nam,
NXB Văn hóa Thông tin, 1996)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét