Dân Việt - Ở trung tâm Q.5, TP.HCM, nằm lọt thỏm giữa một vùng đô thị thương mại sầm uất có một ngôi chùa nhỏ mang tên chùa Minh Hương nổi tiếng linh thiêng.
Đó là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa và cả người Việt tìm đến để cầu nguyện mỗi ngày.
Ngôi chùa không quá bề thế, nhưng không gian tâm linh uy nghiêm, thoát tục, cộng với những câu chuyện linh thiêng thường xuyên xảy ra, khiến chùa lúc nào cũng như khoác lên mình chiếc áo bí ẩn và đầy lôi cuốn.
Chùa
Minh Hương còn được gọi là chùa Ông hay chùa Quan Đế Thánh quân, tức
theo tục thờ Quan Vân Trường thuở trước đã in vào lối sống của người Hoa
và cả người Việt hiện nay. Dù không thuộc loại nhất nhì về quy mô,
nhưng theo khẳng định của nhiều người thì sự linh thiêng của chùa đã nức
tiếng xa gần.
Nhiệm mầu kỳ lạ
Chùa Minh Hương nằm ở số 184 Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP.HCM, gọn ghẽ và khiêm nhường giữa những tòa nhà thương mại sầm uất. Trước cổng chùa có vài quầy bán nhang đèn vàng mã của người Hoa lẫn người Việt, tất cả tuyệt nhiên trật tự và yên tĩnh, không có sự xô bồ náo nhiệt như quang cảnh ở nhiều cổng chùa khác. Hỏi ra mới biết không phải vì khách đến ít, mà vì sự tôn nghiêm trật tự đã thành lề lối xưa nay, cũng không có sự tách biệt, xa lạ giữa các chức vị, nhân viên nhà chùa, vốn đã có và thành thông lệ đáng buồn ở nhiều nơi. Nhà chùa lập một bãi giữ xe miễn phí trước cổng, khách đến, dù bất cứ ai cũng được hướng dẫn tận tình.
Đến chùa vào một buổi chiều mưa nặng hạt, nhưng tôi thấy khách đến vẫn rất đông, già trẻ lớn bé, trong ngoài nườm nượp, người quỳ lạy, người thắp nhang khấn nguyện. Nhiều người cặm cụi trên những chiếc bàn, viết những lời khấn nguyện vào tờ giấy đỏ trước khi mang đi đốt, như gửi lời cầu nguyện đến đấng linh thiêng. “Cháu cầu gì? Đến đây khấn nguyện là đúng địa chỉ rồi đó.
Chùa này thiêng nổi tiếng thành phố” - bà Hoa tuổi ngoài 60, dáng người mảnh khảnh cười rạng rỡ, nói với phóng viên. Thấy khách có vẻ lớ ngớ, bà đon đả cười nói rồi dẫn tôi vào cổng chùa, đi sâu vào bên trong tham quan, như một hướng dẫn viên thực thụ. Bà cho biết, người đến chùa cầu khấn nhiều thứ, từ sức khỏe-tình duyên, đến con cái-tiền tài... “Chỉ cần thành tâm gửi mong muốn đến quan Ông, sẽ được chứng giám” - bà khẳng định.
Bà đưa ra nhiều phân tích thú vị khác, rằng chùa ở thành phố này phân ra nhiều loại, có những ngôi chùa nổi tiếng và chỉ chuyên về một lĩnh vực cầu khấn nào đó, như chùa cầu con, chùa cầu duyên, chùa cầu tài... Riêng chùa Ông này nổi tiếng thiêng ở tất cả các lĩnh vực, nhưng cũng được người ta tự quy định với nhau là nơi cầu an và cầu tài. Mỗi dịp lễ tết, chùa nêm chặt hàng ngàn người.
Có lẽ vì thế mà lượng khách đến đây, rất nhiều người thuộc giới kinh doanh làm ăn hoặc đang có những trắc trở về sức khỏe. “Chuyện gì không biết chớ chuyện nhiều người cầu tài ở đây đã được chứng giám rồi đó. Có người làm ăn thành đạt, mỗi năm còn vào lễ thay áo cho quan Ông và cúng vàng thật nữa” - bà Hoa kể. Hồi trước có nhiều người nghèo khổ đến khấn nguyện được Ông chứng giám, rất nhiều trong số họ tháng nào cũng quay lại lễ tạ.
Vì vậy, chùa ngày càng nổi tiếng về việc cầu tài. Thấy bà Hoa rành rẽ mọi chuyện về chùa Ông này, hỏi ra mới biết bà ở gần chùa, ngày nào cũng vào chùa, lâu dần đã thành một thói quen. “Dì đã luống tuổi, gia đình con cái thành đạt cả rồi. Vào đây chỉ xin cho tâm tĩnh, sống lâu với con cháu thôi. Không mưu cầu điều gì khác. Dì biết quan Ông sẽ thấu tỏ, phù hộ cho mình, chỉ cần sống tốt đẹp, không tham lam là được” - bà nói.
Đi một vòng đại sảnh ngôi chùa uy nghiêm, tôi ấn tượng với một người đàn ông ngồi trên chiếc bàn nhỏ, hí hoáy viết những dòng chữ lên các tấm giấy màu đỏ bằng chữ Hán. Được hỏi thì ông nói rằng đó là những ý nguyện, tâm tư mà gia đình ông gửi đến quan Ông. “Chuyện người khác chú không biết đúng sai.
Nhưng chuyện nhà chú thì chắc chắn đã được Ông phù hộ” - người đàn ông tên A Tiểu, năm nay ngoài lục tuần tâm sự. Gia đình ông buôn bán ở chợ Bình Tây, hai vợ chồng lấy nhau nhiều năm nhưng chưa có con. Đến năm 1982, vợ ông mang thai con gái đầu lòng, chưa kịp vui mừng thì khi thai được một tháng tuổi, vợ ông bỗng nhiên bị á khẩu. Gia đình lo lắng chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi.
Ông đưa vợ đến nhiều bệnh viện khám, nhưng không thể biết nguyên nhân. Ông chạy chữa bằng thuốc bắc, bùa ngải ở khắp nơi nhưng bệnh tình bà không thuyên giảm, thậm chí còn nặng thêm. Lúc đó, có người mách bảo ông nên đến chùa này thắp nhang khấn nguyện. Thật kỳ lạ, chỉ hai ngày sau bà hết bệnh, nói chuyện bình thường. Nửa tháng sau, bà hạ sinh cháu gái khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Ông bà sau này có thêm một người con trai khỏe mạnh, bà không tái phát căn bệnh kỳ lạ đó nữa. Mấy chục năm qua, tháng nào ông cũng vào chùa một lần để khấn nguyện, cũng là để đáp tạ ơn thiêng phù trợ.
Ông A Tiểu người thấp đậm, kiệm lời nhưng rất thật thà, chuyện linh thiêng ở chùa Ông, ông biết rất nhiều. Có nhiều người ông quen biết mắc bệnh nan y, bị bệnh viện trả về, nhưng vào chùa khấn nguyện một thời gian thì thuyên giảm một cách kỳ diệu. “Chú tin có thần linh phò trợ, chỉ cần con người sống tốt đẹp, đừng tham lam, sẽ được chứng giám. Đến chùa khấn nguyện cũng là đã cảm thụ được những điều tốt đẹp rồi” - ông nói.
Huyền bí và linh thiêng
Theo sự giới thiệu của nhiều người, tôi được gặp bà Điệp, “chủ nhân” ngôi chùa đặc biệt này. Chùa được lập cách đây hàng trăm năm. Bà cùng nhiều anh em khác thuộc thế hệ thứ tư đang trông giữ chùa. Bà cho biết, đời ông sơ cách đây nhiều năm từ Trung Quốc sang buôn bán, lấy vợ người Việt. Sau đó, ông xây ngôi chùa này cho cộng đồng người Hoa, nên còn có tên gọi khác là Hội quán An Hòa. Dần dà, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa, mà cả người Việt cũng đến rất đông.
Hỏi
về sự linh thiêng của chùa Ông, bà Điệp lắc đầu cười rất hiền. “Nói cầu
gì được nấy thì có phần hơi quá, không có nơi nào kỳ lạ như vậy cả. Có
thành quả hay không còn tùy thuộc vào đức độ của mỗi người nữa” - bà
nói. Chùa thờ Quan Công, nên người đến phải biết trung, hiếu, tiết,
nghĩa là lẽ sống ở đời. Chuyện nhiều người đến chùa cầu nguyện rồi trúng
số bà không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận. Bà kể: Năm nay 61
tuổi, bà theo mẹ về ở trong chùa này từ năm 1968. Hồi trước, ở tất cả
các chùa Ông đều có tục xin xăm.
Trước đây, người đến chùa khấn viếng đều xin cho mình một quẻ xăm. Bà chứng kiến nhiều người bệnh nặng, chữa hoài không khỏi. Sau khi xin xăm, được quan Ông chỉ cho đúng hướng đi, tìm đúng người điều trị nên tai qua nạn khỏi. Thậm chí có người quyết định bán nhà, đến xin xăm, được ông cho quẻ không được bán. Người này quay lại kể với bà, nhờ giữ lại được căn nhà đó mà gia đình làm ăn phát đạt. Trong nhà không ai bệnh tật, cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
Tôi tò mò hỏi việc chăm sóc hương đèn cho một vị thánh linh thiêng như vậy có khó không? Bà nói rằng, gia đình bà ở sau lưng chùa đã chăm sóc trông coi chùa truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi ngày, họ thay nhau thắp nhang cầu nguyện đều đặn để quan Ông chứng giám lòng thành. “Công việc không quá vất vả, có điều phải lưu ý giữ gìn đồ đạc bên trong không để ai mạo phạm, vì phạm tới quan Ông là mắc tội rất lớn” - bà Điệp kể.
Năm trước, kẻ trộm đột nhập vào chùa từ trên mái, cạy lấy đi nhiều tượng, bình bằng sành sứ cổ quý hiếm. Trộm đột nhập nhiều lần, nhà chùa lại không có người sức vóc trông coi nên gần như chịu trận. Dù đã báo công an nhưng không tìm ra bọn trộm. Bà cùng anh em quỳ lạy, khấn vái mong quan Ông chứng giám xá tội. Kỳ lạ thay, ngay tối hôm sau, bọn trộm đột nhập nhưng không lấy được bất kỳ thứ gì. Không những thế, chúng còn để lại dấu vết rất rõ ràng, Công an lần theo điều tra, bắt được băng trộm khét tiếng ở Q.4, chuyên đột nhập đình chùa miếu mạo ăn trộm cổ vật. Đồ đạc được trả lại, nhà chùa đặt lại đúng vị trí. Từ lâu, không còn kẻ trộm nào dám bén mảng đến chùa Ông nữa.
Ngoài những câu chuyện linh thiêng, chùa Ông còn là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp. Từ cổng đến mái vòm đều có hoa văn dày đặt, những bức tượng tả cảnh sinh hoạt chốn thần tiên. Cuối hai mái vòm cong vút lại có tượng ông Tơ bà Nguyệt vươn tay. Bên dưới những tượng ấy, có bóng vài nam thanh nữ tú, hình như họ tìm đến cầu duyên. Chánh điện chùa là bức tượng Quan Thánh Đế mặt đỏ râu dài, áo bào uy nghi. Tả hữu quan Ông có tượng thờ 5 bà Ngũ Hành và ông Bổn (Địa).
Theo những người Hoa đến viếng, ngoài Quan Công, ông Bổn Địa là người coi sóc một vùng đất đai rộng lớn, ban phát lộc tài cho nhân gian. Tượng Bồ tát nằm ở bên trái khuôn viên chùa, cao vút và uy nghiêm trong nhang khói nghi ngút. Ấn tượng hơn là tượng ngựa Xích Thố đặt một bên đại sảnh. Ông Mã - theo cách gọi của nhà chùa - màu đen, có cơ bắp và mũi to, đầu được trang trí nhiều vật phẩm rất đẹp mắt. Người đến chùa, sau khi khấn lạy quan Ông và các chư vị thần linh, không quên thắp nhang trước tượng ông Mã, như nghi lễ bắt buộc trong tín ngưỡng chùa Ông.
Chùa Minh Hương nghe đâu do nhánh người Hoa Minh Hương nguyên quán ở 7 phủ thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến, Chiết Giang (Trung Quốc) sinh sống tại vùng Chợ Lớn, là những người Hoa lấy vợ người Việt, xây dựng từ năm 1902. Với lối kiến trúc chủ yếu bằng gốm và gỗ, trên đỉnh là mô hình phù điêu thu nhỏ bằng gốm sứ và phù điêu nghệ thuật cổng tam quan, những hoa văn khu chính điện, liễn xưa có giá trị. Bên trong còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ như: tượng thờ bằng gỗ lim có niên đại trên 300 năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng kích thương, có 3 tủ thờ hiện vật trưng bày trang trí bằng đồng và các bộ bàn, ghế, giường, đồ gỗ xưa đời nhà Thanh, Trung Quốc.
Chùa có rất nhiều chỗ dát đồng, ánh lên một thứ ánh sáng vàng lung linh. Từ sảnh điện đến khuôn viên có treo hàng trăm cây nhang lớn hình chóp nón màu đỏ rất đẹp và thơm nức. Mỗi cây nhang phải mất một tuần mới cháy hết. Những cây nhang màu đỏ chụp xuống đầu người loang loáng ánh sáng vàng rực, cho người ta một cảm giác huyền diệu, tĩnh tâm đến lạ thường. Chùa Ông đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố nhiều năm trước. Nhưng có lẽ không gian huyền diệu và những câu chuyện linh thiêng mới chính là những điều làm nó trở nên nổi tiếng đến vậy.
Ngôi chùa không quá bề thế, nhưng không gian tâm linh uy nghiêm, thoát tục, cộng với những câu chuyện linh thiêng thường xuyên xảy ra, khiến chùa lúc nào cũng như khoác lên mình chiếc áo bí ẩn và đầy lôi cuốn.
Khấn nguyện ở chánh điện thờ Quan Thánh Đế
Nhiệm mầu kỳ lạ
Chùa Minh Hương nằm ở số 184 Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP.HCM, gọn ghẽ và khiêm nhường giữa những tòa nhà thương mại sầm uất. Trước cổng chùa có vài quầy bán nhang đèn vàng mã của người Hoa lẫn người Việt, tất cả tuyệt nhiên trật tự và yên tĩnh, không có sự xô bồ náo nhiệt như quang cảnh ở nhiều cổng chùa khác. Hỏi ra mới biết không phải vì khách đến ít, mà vì sự tôn nghiêm trật tự đã thành lề lối xưa nay, cũng không có sự tách biệt, xa lạ giữa các chức vị, nhân viên nhà chùa, vốn đã có và thành thông lệ đáng buồn ở nhiều nơi. Nhà chùa lập một bãi giữ xe miễn phí trước cổng, khách đến, dù bất cứ ai cũng được hướng dẫn tận tình.
Đến chùa vào một buổi chiều mưa nặng hạt, nhưng tôi thấy khách đến vẫn rất đông, già trẻ lớn bé, trong ngoài nườm nượp, người quỳ lạy, người thắp nhang khấn nguyện. Nhiều người cặm cụi trên những chiếc bàn, viết những lời khấn nguyện vào tờ giấy đỏ trước khi mang đi đốt, như gửi lời cầu nguyện đến đấng linh thiêng. “Cháu cầu gì? Đến đây khấn nguyện là đúng địa chỉ rồi đó.
Chùa này thiêng nổi tiếng thành phố” - bà Hoa tuổi ngoài 60, dáng người mảnh khảnh cười rạng rỡ, nói với phóng viên. Thấy khách có vẻ lớ ngớ, bà đon đả cười nói rồi dẫn tôi vào cổng chùa, đi sâu vào bên trong tham quan, như một hướng dẫn viên thực thụ. Bà cho biết, người đến chùa cầu khấn nhiều thứ, từ sức khỏe-tình duyên, đến con cái-tiền tài... “Chỉ cần thành tâm gửi mong muốn đến quan Ông, sẽ được chứng giám” - bà khẳng định.
Bà đưa ra nhiều phân tích thú vị khác, rằng chùa ở thành phố này phân ra nhiều loại, có những ngôi chùa nổi tiếng và chỉ chuyên về một lĩnh vực cầu khấn nào đó, như chùa cầu con, chùa cầu duyên, chùa cầu tài... Riêng chùa Ông này nổi tiếng thiêng ở tất cả các lĩnh vực, nhưng cũng được người ta tự quy định với nhau là nơi cầu an và cầu tài. Mỗi dịp lễ tết, chùa nêm chặt hàng ngàn người.
Có lẽ vì thế mà lượng khách đến đây, rất nhiều người thuộc giới kinh doanh làm ăn hoặc đang có những trắc trở về sức khỏe. “Chuyện gì không biết chớ chuyện nhiều người cầu tài ở đây đã được chứng giám rồi đó. Có người làm ăn thành đạt, mỗi năm còn vào lễ thay áo cho quan Ông và cúng vàng thật nữa” - bà Hoa kể. Hồi trước có nhiều người nghèo khổ đến khấn nguyện được Ông chứng giám, rất nhiều trong số họ tháng nào cũng quay lại lễ tạ.
Vì vậy, chùa ngày càng nổi tiếng về việc cầu tài. Thấy bà Hoa rành rẽ mọi chuyện về chùa Ông này, hỏi ra mới biết bà ở gần chùa, ngày nào cũng vào chùa, lâu dần đã thành một thói quen. “Dì đã luống tuổi, gia đình con cái thành đạt cả rồi. Vào đây chỉ xin cho tâm tĩnh, sống lâu với con cháu thôi. Không mưu cầu điều gì khác. Dì biết quan Ông sẽ thấu tỏ, phù hộ cho mình, chỉ cần sống tốt đẹp, không tham lam là được” - bà nói.
Đi một vòng đại sảnh ngôi chùa uy nghiêm, tôi ấn tượng với một người đàn ông ngồi trên chiếc bàn nhỏ, hí hoáy viết những dòng chữ lên các tấm giấy màu đỏ bằng chữ Hán. Được hỏi thì ông nói rằng đó là những ý nguyện, tâm tư mà gia đình ông gửi đến quan Ông. “Chuyện người khác chú không biết đúng sai.
Nhưng chuyện nhà chú thì chắc chắn đã được Ông phù hộ” - người đàn ông tên A Tiểu, năm nay ngoài lục tuần tâm sự. Gia đình ông buôn bán ở chợ Bình Tây, hai vợ chồng lấy nhau nhiều năm nhưng chưa có con. Đến năm 1982, vợ ông mang thai con gái đầu lòng, chưa kịp vui mừng thì khi thai được một tháng tuổi, vợ ông bỗng nhiên bị á khẩu. Gia đình lo lắng chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi.
Ông đưa vợ đến nhiều bệnh viện khám, nhưng không thể biết nguyên nhân. Ông chạy chữa bằng thuốc bắc, bùa ngải ở khắp nơi nhưng bệnh tình bà không thuyên giảm, thậm chí còn nặng thêm. Lúc đó, có người mách bảo ông nên đến chùa này thắp nhang khấn nguyện. Thật kỳ lạ, chỉ hai ngày sau bà hết bệnh, nói chuyện bình thường. Nửa tháng sau, bà hạ sinh cháu gái khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Ông bà sau này có thêm một người con trai khỏe mạnh, bà không tái phát căn bệnh kỳ lạ đó nữa. Mấy chục năm qua, tháng nào ông cũng vào chùa một lần để khấn nguyện, cũng là để đáp tạ ơn thiêng phù trợ.
Ông A Tiểu người thấp đậm, kiệm lời nhưng rất thật thà, chuyện linh thiêng ở chùa Ông, ông biết rất nhiều. Có nhiều người ông quen biết mắc bệnh nan y, bị bệnh viện trả về, nhưng vào chùa khấn nguyện một thời gian thì thuyên giảm một cách kỳ diệu. “Chú tin có thần linh phò trợ, chỉ cần con người sống tốt đẹp, đừng tham lam, sẽ được chứng giám. Đến chùa khấn nguyện cũng là đã cảm thụ được những điều tốt đẹp rồi” - ông nói.
Huyền bí và linh thiêng
Theo sự giới thiệu của nhiều người, tôi được gặp bà Điệp, “chủ nhân” ngôi chùa đặc biệt này. Chùa được lập cách đây hàng trăm năm. Bà cùng nhiều anh em khác thuộc thế hệ thứ tư đang trông giữ chùa. Bà cho biết, đời ông sơ cách đây nhiều năm từ Trung Quốc sang buôn bán, lấy vợ người Việt. Sau đó, ông xây ngôi chùa này cho cộng đồng người Hoa, nên còn có tên gọi khác là Hội quán An Hòa. Dần dà, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa, mà cả người Việt cũng đến rất đông.
Chùa Ông (chùa Minh Hương)
Trước đây, người đến chùa khấn viếng đều xin cho mình một quẻ xăm. Bà chứng kiến nhiều người bệnh nặng, chữa hoài không khỏi. Sau khi xin xăm, được quan Ông chỉ cho đúng hướng đi, tìm đúng người điều trị nên tai qua nạn khỏi. Thậm chí có người quyết định bán nhà, đến xin xăm, được ông cho quẻ không được bán. Người này quay lại kể với bà, nhờ giữ lại được căn nhà đó mà gia đình làm ăn phát đạt. Trong nhà không ai bệnh tật, cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
Tôi tò mò hỏi việc chăm sóc hương đèn cho một vị thánh linh thiêng như vậy có khó không? Bà nói rằng, gia đình bà ở sau lưng chùa đã chăm sóc trông coi chùa truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi ngày, họ thay nhau thắp nhang cầu nguyện đều đặn để quan Ông chứng giám lòng thành. “Công việc không quá vất vả, có điều phải lưu ý giữ gìn đồ đạc bên trong không để ai mạo phạm, vì phạm tới quan Ông là mắc tội rất lớn” - bà Điệp kể.
Năm trước, kẻ trộm đột nhập vào chùa từ trên mái, cạy lấy đi nhiều tượng, bình bằng sành sứ cổ quý hiếm. Trộm đột nhập nhiều lần, nhà chùa lại không có người sức vóc trông coi nên gần như chịu trận. Dù đã báo công an nhưng không tìm ra bọn trộm. Bà cùng anh em quỳ lạy, khấn vái mong quan Ông chứng giám xá tội. Kỳ lạ thay, ngay tối hôm sau, bọn trộm đột nhập nhưng không lấy được bất kỳ thứ gì. Không những thế, chúng còn để lại dấu vết rất rõ ràng, Công an lần theo điều tra, bắt được băng trộm khét tiếng ở Q.4, chuyên đột nhập đình chùa miếu mạo ăn trộm cổ vật. Đồ đạc được trả lại, nhà chùa đặt lại đúng vị trí. Từ lâu, không còn kẻ trộm nào dám bén mảng đến chùa Ông nữa.
Ngoài những câu chuyện linh thiêng, chùa Ông còn là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp. Từ cổng đến mái vòm đều có hoa văn dày đặt, những bức tượng tả cảnh sinh hoạt chốn thần tiên. Cuối hai mái vòm cong vút lại có tượng ông Tơ bà Nguyệt vươn tay. Bên dưới những tượng ấy, có bóng vài nam thanh nữ tú, hình như họ tìm đến cầu duyên. Chánh điện chùa là bức tượng Quan Thánh Đế mặt đỏ râu dài, áo bào uy nghi. Tả hữu quan Ông có tượng thờ 5 bà Ngũ Hành và ông Bổn (Địa).
Theo những người Hoa đến viếng, ngoài Quan Công, ông Bổn Địa là người coi sóc một vùng đất đai rộng lớn, ban phát lộc tài cho nhân gian. Tượng Bồ tát nằm ở bên trái khuôn viên chùa, cao vút và uy nghiêm trong nhang khói nghi ngút. Ấn tượng hơn là tượng ngựa Xích Thố đặt một bên đại sảnh. Ông Mã - theo cách gọi của nhà chùa - màu đen, có cơ bắp và mũi to, đầu được trang trí nhiều vật phẩm rất đẹp mắt. Người đến chùa, sau khi khấn lạy quan Ông và các chư vị thần linh, không quên thắp nhang trước tượng ông Mã, như nghi lễ bắt buộc trong tín ngưỡng chùa Ông.
Chùa Minh Hương nghe đâu do nhánh người Hoa Minh Hương nguyên quán ở 7 phủ thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến, Chiết Giang (Trung Quốc) sinh sống tại vùng Chợ Lớn, là những người Hoa lấy vợ người Việt, xây dựng từ năm 1902. Với lối kiến trúc chủ yếu bằng gốm và gỗ, trên đỉnh là mô hình phù điêu thu nhỏ bằng gốm sứ và phù điêu nghệ thuật cổng tam quan, những hoa văn khu chính điện, liễn xưa có giá trị. Bên trong còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ như: tượng thờ bằng gỗ lim có niên đại trên 300 năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng kích thương, có 3 tủ thờ hiện vật trưng bày trang trí bằng đồng và các bộ bàn, ghế, giường, đồ gỗ xưa đời nhà Thanh, Trung Quốc.
Chùa có rất nhiều chỗ dát đồng, ánh lên một thứ ánh sáng vàng lung linh. Từ sảnh điện đến khuôn viên có treo hàng trăm cây nhang lớn hình chóp nón màu đỏ rất đẹp và thơm nức. Mỗi cây nhang phải mất một tuần mới cháy hết. Những cây nhang màu đỏ chụp xuống đầu người loang loáng ánh sáng vàng rực, cho người ta một cảm giác huyền diệu, tĩnh tâm đến lạ thường. Chùa Ông đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố nhiều năm trước. Nhưng có lẽ không gian huyền diệu và những câu chuyện linh thiêng mới chính là những điều làm nó trở nên nổi tiếng đến vậy.
Quan Vũ, (162 - 219) còn được gọi là Quan Công, tự là Vân Trường,
Trường Sinh, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở
Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục
Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu
trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam
Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung
và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi. Là một
trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở
khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam
quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các
dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh... với những chiến
tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong
các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Tục thờ
Quan Công có nguồn gốc ở Trung Quốc, ông được dân gian phong thánh biểu
trưng cho trung, hiếu, tiết, nghĩa. Hàng năm lễ cúng Quan Đế được tổ
chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, là lễ cúng quan trọng nhất ở miếu. Ông
cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây
thanh long yển nguyệt và hoặc cỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hong
Kong. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 40kg. Ở TP.HCM có rất nhiều đình miếu thờ Quan Thánh Đế do các bang hội người Hoa lập nên. Từ xưa, người ta quen gọi những nơi như vậy là chùa Ông. Tại Q.5, ngoài chùa Minh Hương, còn có Hội quán Nghĩa An, một chùa Ông nổi tiếng khác. Chính điện có gian thờ Quan Thánh Đế Quân trang trí bao lam lưỡng long tranh châu. Tượng Quan Đế cao 3m, mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng - hạc, mai - điểu, mẫu đơn - trĩ, Bát tiên giao chiến thủy quái... Đứng hầu hai bên trước bệ thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 2m, đặt trong tủ kính. Ngôi chùa này cũng là một địa chỉ du lịch độc đáo. Chùa tọa lạc tại số 676 Nguyễn Trãi có lịch sử hơn 200 năm do do người Triều Châu và người Hẹ ở Triều Châu sang Việt Nam sinh sống thành lập. |
Kiên Giang (Dòng Đời)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét