Gần
đây, trong hành trình đến Long Hải, nhiều du khách không ngần ngại chọn
Chùa Khỉ làm nơi dừng chân. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, điều hấp dẫn
họ chính là những chú khỉ ngộ nghĩnh, được nuôi trong môi trường tự
nhiên trên ngọn núi Kỳ Vân phía sau chùa.
Từ thị xã Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) đi về
hướng biển Long Hải khoảng 25 km, dọc theo con đường quanh co uốn lượn,
bên là biển rộng mênh mông, bên là ngọn núi Kỳ Vân cao vời vợi quanh
năm lộng gió, du khách sẽ thấy một ngôi chùa nằm nép mình yên bình dưới
những ngọn núi đá đồ sộ. Đó là Phủ Thạch Hầu.Một vị sư ở đây cho biết:
“Tên gọi đúng của chùa là Thiền viện Chơn Nguyên nhưng vì nuôi rất nhiều
khỉ nên người ta quen gọi là Chùa Khỉ”. Loài vật tinh khôn này vốn sống
hoang dã trên núi, sau đó được các sư cho ăn, đến khi quen hơi, chúng
tìm xuống chân núi mỗi ngày. Lúc đầu chỉ vài ba chục, giờ số khỉ đã lên
đến gần 200 con.
Du khách đến đây thường mang theo chuối
và các loại trái cây, cho khỉ ăn rồi mới tham quan cảnh đẹp. Theo Hòa
thượng Thích Thông Luận, khỉ ở chùa là khỉ đuôi dài, là loài khỉ rất
thông minh và cũng bị săn bắt nhiều nhất trong họ nhà khỉ.
Những năm gần đây, nhà chùa phát hiện
đàn khỉ ngày càng ít đi. Thấy lạ, thầy chùa lên núi kiểm tra thì phát
hiện rất nhiều bẫy khỉ đã được cài đặt. Nhiều loại bẫy rất hiện đại, có
thể đánh bắt cùng lúc cả chục con. Nhiều khu vực bị giăng bẫy như ma
trận, chằng chịt, khỉ khó mà trốn thoát nếu đã lọt vào. Ngoài việc dùng
bẫy, người ta còn dùng cả thuốc mê để đánh bắt với số lượng lớn. Theo
người dân địa phương, nhiều con khỉ bị dính bẫy, tự cắn đứt chân để
thoát về chùa. Bầy khỉ ở đây cũng rất “đoàn kết”, thường một thành viên
trong đàn bị dính bẫy là ngay lập tức, cả đàn hú nhau vây quanh bảo vệ,
thậm chí chúng liều mình để bảo vệ cho các thành viên khác.
Không chỉ có khỉ, cảnh quan của chùa
cũng rất đẹp. Lần bên phải chùa lên núi Kỳ Vân, nổi bật giữa muôn ngàn
cây lá xanh tốt, những tuyệt tác từ đá do thiên nhiên kiến tạo sẽ làm
cho du khách ngạc nhiên đến thú vị. Một “rắn ngậm ngọc” biểu tượng cho
sự phồn thịnh; một tảng đá lớn hình dáng như tượng đầu Phật gợi sự an
lành; một tảng khác giống như một con voi khổng lồ quỳ phục; một cây bồ
đề trăm tuổi, gốc và rễ len lỏi trong từng hốc đá gợi nhớ dáng cây Kơnia
Tây Nguyên..., tất cả làm nên nét độc đáo của ngôi chùa mà không nơi
nào có được.
Thiên nhiên kết hợp với tôn giáo, luôn
có sức cuốn hút đặc biệt với bất cứ ai. Sau những ồn ả đời thường. Một
cuối tuần thư giãn rất đơn giản này. Có lẽ tạo cho ta một sinh khí, một
sự tươi tắn hiếm hoi mà không cần phải cầu kỳ quá đáng...
Cứ mỗi độ xuân về, con đường từ thị trấn Long Hải đến chùa Khỉ (cách khu căn cứ Minh Đạm, Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 2,5 km) tràn ngập hoa anh đào trắng hồng rực rỡ. Đây là một điểm điểm du lịch dã ngoại hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và nước ngoài.
Khánh Chi (TTVN)
Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên tọa lạc dưới chân núi Kỳ Vân, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thuở nguyên sơ, chùa là một am nhỏ. Năm 1987, hòa thượng Thích Thông Luận đã về sửa chữa và tu hành ở đây.
Thiền viện cũng là nơi cư ngụ của bầy khỉ đuôi dài gần 200 con, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có đàn khỉ thiên nhiên nhiều nhất”. Vì vậy, Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên thường được người dân địa phương gọi là chùa Khỉ. Hàng ngày, đàn khỉ thường xuống núi ăn và vui đùa trong khuôn viên.
Nằm ở thế “tọa sơn hướng thủy”, chùa gây ấn tượng bởi sự thanh tịnh của chốn thiền môn giữa núi rừng. Chùa có kiến trúc đơn sơ, thờ đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen.
Được xây cách đây 9 năm, khu Chánh điện xây dựng khang trang mang kiến trúc gần giống với Thiền viện Trúc lâm Đà Lạt.
Tháp chuông, tháp trống và hai ngọn đèn dầu cỡ lớn được đặt hai bên sân chùa.
Phía sau Chánh điện là những kiệt tác bằng đá khổng lồ được thiên nhiên ban tặng. Mỗi khối đá nặng hàng chục tấn với hình thù kỳ lạ.
Chữ Phật được khắc lên cụm những hòn đá lớn nhất trong khuôn viên chùa.
Thơ của thiền sư Chân Nguyên khắc trên khối đá hình voi. Thiền sư Chân Nguyên (1647 - 1726) có pháp danh là Tuệ Đăng. Ông là người có công khôi phục lại thiền phái Trúc Lâm đời Trần tại miền Bắc.
Trên sườn núi, nhiều am nhỏ đơn sơ được xây dựng, dành cho các vị sư tu tập.
Ngôi chùa với kiến trúc đơn sơ, có đàn khỉ hoang dã lớn nhất VN
Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên (Bà Rịa - Vũng Tàu) được biết đến là nơi giữ kỷ lục về đàn khỉ thiên nhiên nhiều nhất Việt Nam.
Theo Nguyễn Khoa (VnExpress)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét