Một lịch trình chớp nhoáng nhưng vẫn đầy đủ các điểm đến cho bạn với điều kiện hãy thức dậy sớm để bắt đầu một ngày trọn vẹn cùng phố cổ Hội An.
6h:Dạo phố buổi sớm
Đây là thời gian tuyệt vời để khám phá Hội An vắng vẻ. Con phố chính
gồm đường Trần Phú với chùa Cầu phía cuối đường, phố Nguyễn Thái Học và
phố Bạch Đằng có rất nhiều con ngõ nhỏ đi xuyên đáng yêu.
8h30:Thưởng thức cao lầu, mỳ Quảng
Ẩm thực Hội An nổi tiếng nhất phải kể đến Cao lầu, mỳ Quảng, sữa đậu
nành, bánh cuốn, bánh bông hồng trắng. Các món ngon này đều có bán trong
chợ Hội An với mức giá dễ chịu, khoảng 20.000 đồng.
9h: May một chiếc váy, đóng một đôi giày mới
Gần sát chợ Hội An, các cửa hàng quần áo đã bắt đầu mở cửa phục vụ
khách. Đủ các kiểu dáng váy cho bạn chọn với các loại vải vóc. Bạn có
thể may ngay một chiếc váy mới với giá dưới 200.000 đồng hay mua một
chiếc quần Alibaba kiểu cách với giá dưới 100.000 đồng. Sau khi đặt may
váy, hãy ghé qua hàng giày dép, đóng một đôi xăng đan với mức giá
250.000 đồng. Tất cả đều hẹn chiều lấy luôn.
Trong thời gian lang thang mua sắm, bạn có thể ghé thăm một số ngôi nhà
cổ hay Hội quán trên phố. Thời tiết Hội An rất nắng nên nhớ mang theo
mũ và kem chống nắng.
12h: Ăn trưa
Có thể lựa chọn cơm gà bà Minh hay bà Buội trên đường Phan Chu Trinh;
bún cuốn thịt nướng rất ngon được bày bán ngay trên vỉa hè. Tráng miệng
có chè bắp, chè sen, chè đậu xanh hay sữa đậu nành, tào phớ mát lạnh.
Các quán cơm gà thường rất đông khách và bạn sẽ mất thời gian chờ đợi.
Bánh tráng thịt nướng thơm lừng cuối phố.
|
13h30: Nhàn nhã cafe
Giờ nắng đã lên cao rồi, có thể thư thả với một tách trà hay café, một
đĩa bánh bông hồng trong một quán café phong cách bên đường, ngắm dòng
người qua lại. Còn nếu bạn muốn hòa mình với dân địa phương, hãy rẽ vào
một con ngõ nhỏ nào đó trên phố, thế nào cũng có một quán café xinh xinh
trong đó đang chờ bạn.
15h30: Đạp xe tắm biển Cửa Đại
Trời đã bớt nắng và gió mát. Chỉ mất 25.000 đồng thuê xe đạp và 20 phút
đạp xe, bạn đã có mặt tại biển Cửa Đại, thỏa sức vẫy vùng với làn nước
mát lạnh của biển khơi. Nhớ chạy ra phố lấy váy và xăng đan đặt hàng từ
sáng nhé! Vậy là có đồ mới để diện luôn trong ngày.
18h: Thưởng thức hải sản bình dân trên bãi biển
Ngay trên bãi biển có rất nhiều nhà hàng bình dân với giá cả hợp lý.
Các món hải sản tươi có ghẹ, mực trứng, mực một nắng, cá biển, tôm…
Đèn lồng tại Hội An giá rẻ và nhiều dáng đẹp.
|
20h30: Trở lại Hội An, dạo phố trong đêm
Sau 20 phút đạp xe, bạn trở lại với phố Hội. Thành phố đã lên đèn mang
cho Hội An một vóc dáng khác, huyền ảo. Giờ là lúc bạn có thể đi chợ đêm
nằm phía bên kia cầu An Hội, nơi có bán rất nhiều sản phẩm đặc trưng và
các cửa hàng đèn lồng nhiều màu sắc. Giá khoảng 40.000 đồng trở lên cho
một chiếc đèn cỡ nhỏ.
23h:Thưởng trăng, đón gió, nghe nhạc trên sông Hoài.
Thành phố giờ đã khuya lắm, mọi căn nhà đều đã khép cửa, chỉ có ánh đèn
vàng của phố leo lét. Hãy đến cuối con sông Hoài, gần chùa Cầu, lên một
con thuyền nhỏ được làm thành quán café dễ thương, nghe nhạc, uống bia
trong bát sứ và ngắm trăng treo trên sông. Quán sẽ đóng cửa vào lúc 24h.
Quà khuya trên sông Hoài.
|
24h: Dạo phố khuya.
Sau một ngày mệt nhoài với các hoạt động không ngừng, bạn đã có thể thư
thả trở về khách sạn nghỉ đêm. Giờ là khoảnh khắc tĩnh mịch nhất của
Hội An. Nếu đói bụng, bạn có thể ăn một bát cháo đậu xanh hay mì vằn
thắn trong một quán hàng vẫn còn thức và dạo phố trong khuya thanh vắng.
Hội An về đêm se se lạnh, nhớ mang khăn hay một chiếc áo mỏng cho đêm.
Lam Linh
Điểm tham quan hấp dẫn ở phố cổ Hội An
Trong
phạm vi diện tích không quá lớn, Hội An cổ kính làm say lòng du khách
thập phương với rất nhiều điểm tham quan, những công trình kiến trúc đẹp
ghi dấn ấn phồn thịnh của một thời thương cảng. Sau đây là những Điểm tham quan hấp dẫn ở phố cổ Hội An
1. Chùa Cầu
Chùa
Cầu – viên ngọc giữa lòng Hội An, tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều
thăng trầm dưới mái ngói âm dương huyền bí. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ
16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên
đi ngang đây, ông đã đặt cho cầu ba chữ Lai Viễn Kiều. Ở giữa cầu có một
ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng
các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các
phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.
Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
2. Hội quán Phúc Kiến
Tương
truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên
Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương)
vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, hội
quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến
trúc đô thị cổ Hội An.
Vị trí: 46 đường Trần Phú
3. Hội quán Triều Châu
Hội
quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba
tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại
buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá
trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh
xảo, cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm
đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Vị trí: 92B Nguyễn Duy Hiệu
4. Hội quán Quảng Đông
Hội
quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Sự sử dụng
hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí
đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày
Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội
rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.
Vị trí: 176 Trần Phú
5. Nhà thờ tộc Trần
Do
một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào
những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ
truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất
rộng khoảng 1500 m2, nhà thờ cổ tộc Trần ở Hội An là nhà thờ cổ mang
phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình
thể kiến trúc cổ.
Vị trí: Số 21 đường Lê Lợi
6. Bảo tàng Lịch Sử – Văn Hóa
Được
thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu
có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… phản ánh các giai đoạn phát
triển của đô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (thế
kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế
kỷ 15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).
Vị trí: Số 13 Nguyễn Huệ
7. Nhà Cổ Tấn Ký
Ðược
xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng
của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức
năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông
với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa. Nhà được xây dựng bởi những
loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa
phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhỏ nhắn, thanh thoát, ấm cúng, vừa
thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực.
Địa chỉ: Số 101 Nguyễn Thái Học
8. Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Xưởng
quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng
Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ
được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, tạo nên
những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một
vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm
về làm kỷ niệm.
Vị trí: Số 9 Nguyễn Thái Học
Thông tin thêm:
- Có 21 điểm phải mua vé tham quan khi đến Hội An.
- Khách trong nước: 60.000 đồng/vé/3 điểm tham quan; khách nước ngoài: 120.000 đồng/vé/6 công trình văn hóa.
- Chính sách miễn giảm: Đủ 15 khách được miễn một vé và đoàn đủ 8 khách, miễn phí hướng dẫn viên; trẻ em dưới 16 tuổi được tham quan miễn phí.
- Nơi mua vé: Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An. ĐT: 0510.3862715
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét