Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Lũng Vân – Xứ sở huyền thoại

Ai đã từng khám phá  dải núi trùng điệp tít tắp của vùng đất Tây Bắc có lẽ sẽ rất ấn tượng với Lũng Vân – nơi vốn được ví như nóc nhà của đất Mường Bi.
Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40km, Lũng Vân (huyện Tân Lạc) là một trong bốn cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất ở xứ Mường Hòa Bình. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng nét văn hóa đặc trưng, Lũng Vân đang là điểm đến của không ít người đam mê xê dịch. Được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”, bởi đó là vùng đất sinh sống cao nhất của người dân tộc Mường, đồng thời cũng là nơi chứa đựng rất nhiều câu chuyện đã đi vào huyền thoại.
Lũng Vân gồm những ngọn núi cao hùng vĩ điệp trùng thấp thoáng trong mây, với những con đường nhỏ nhưng dốc cao và vô cùng hiểm trở…Chính vì những điều kiện thiên nhiên và địa hình đó, nơi đây đã từng là điểm đến của một số nhóm phượt và off-road muốn trốn tránh sự ồn ào thành thị để tìm cho mình những giây phút trải nghiệm trong một không gian thiên nhiên tĩnh lặng.
Nằm ở độ cao 1200m so với mặt nước biển, nơi đây quanh năm mây mù bao phủ nên còn có tên gọi Thung Mây. Thung lũng được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình vào khoảng 20 - 23,3ºC. Cái tên Lũng Vân hẳn còn xa lạ với nhiều người. Một phần bởi nó nằm sâu bên trục đường Hòa Bình - Mộc Châu, đường tới Lũng Vân lại vô cùng hiểm trở với những đèo dốc liên tiếp dài 13km. Bởi thế, cũng dễ hiểu khi ít người biết về Lũng Vân.
Theo truyền thuyết được ghi lại trong áng mo “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường thì đã lâu lắm rồi, chẳng ai còn nhớ được, giữa chốn núi non hiểm trở đã xảy ra một cơn đại Hồng thuỷ. Nó bất thần đổ ập xuống trong một đêm mưa gió bão bùng. Dòng nước cuộn xiết đã cuốn trôi hết nhà cửa, trâu bò, con người và cả núi rừng. Giữa cuộc tan tác ấy, có đôi vợ chồng bấu víu được trên chiếc bè. Cứ thế, chiếc bè chìm nổi trong sóng dữ hết ngày này sang này khác cho đến khi vướng vào một cây cổ thụ khổng lồ có tên là Bi, rễ cây ăn xuyên qua “chín sông, mười núi” bền chắc đến nỗi cơn đại Hồng thuỷ kia không thể làm bật gốc. Khi cơn Hồng thuỷ rút đi, đôi vợ chồng nọ cũng không biết quê xứ của mình ở đâu để trở về. Bởi sau cơn Hồng thuỷ, mặt đất như trở lại thời hỗn mang, mọi thứ đều tan tác hoặc bị cuốn trôi. Không biết đi đâu, họ ở lại dựng nhà dưới gốc cây Bi, sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc sườn đồi thành ruộng bậc thang, làm Cọn lấy nước, thuần phục muông thú thành vật nuôi, lập bản, lập mường. Nhớ ơn cây thần cứu mạng, họ đã lấy tên cây đặt tên cho mường. Đó là vùng Mường Bi ngày nay - một mường lớn và trù phú nhất trong 4 mường Bi - Vang - Thàng - Động của xứ Mường Hoà Bình. Cái tên Lũng Vân, có lẽ được bắt nguồn từ điểm đặc trưng của một thung lũng với bốn bề là núi cao dựng, nối nhau trùng điệp quanh năm chờn vờn mây phủ. Xưa, Lũng Vân còn có tên là Mường Chậm. Theo những người dân thì chữ Chậm ở đây không phải là sự nhanh, chậm theo nghĩa thông thường. Nhưng trong tiếng Mường nó cũng chẳng thể hiện ý nghĩa gì. Nguồn gốc xa xưa của địa danh này cũng chẳng mấy ai rõ. Chỉ biết rằng truyền thuyết tạo nên xứ Mường trong mây này là một câu chuyện buồn của một cuộc trốn chạy quan Lang của một gia đình nghèo còn được ghi trong trí nhớ của một lớp người xưa cũ như một câu truyện truyền thuyết đời nối đời.
Tương truyền thì trong xứ Mường Hoà Bình, Mường Chậm là xứ mường trẻ nhất, nằm ở địa thế sâu, xa nhất. Nó là kết quả cuộc trốn chạy của một nhà dân thường. Vì phạm tội với nhà Lang nên phải bồng bế nhau bỏ mường đi tìm đất mới. Thuở ấy, nhà lang xứ Mường Bống ở đất Lạc Sơn cho đắp một con đập dẫn nước về các thửa ruộng bậc thang lẩn khuất giữa các khe nách núi. Từ khi có con đập, lũ trẻ thường rủ nhau tắm và chui luồn như những con rái cá trong cái cống dẫn nước bắc ngang qua chân núi. Một nhà dân thuộc họ Bùi vô tình đan cái ngõ hầu (đó) chặn một đầu bên kia miệng cống. Mải nô đùa, luồn lách 9 đứa trẻ bị giắt vào ngõ hầu và chết trong đó. Nhà lang phạt vạ, bắt nhà họ Bùi đan đủ 9 cái ngõ hầu, mỗi năm nộp lúa, ngô... quy ra vàng bạc đầy 9 cái ngõ hầu để nộp vạ cho mường... Không chịu được sự bất công, sau một mùa lúa mới, trong một đêm tối trời, nhà họ Bùi đã gùi chín gùi lúa mới bồng bế nhau bỏ mường, trốn khỏi nhà lang. Họ đi miết cho tới khi lạc vào một vùng hoang vu cây cối rậm rạp. Nghe tiếng Cuốc kêu, biết là vùng này có nước, họ mới dừng chân ở lại.... Mường Chậm được hình thành như thế. Con Cuốc chỉ đường cho người trốn vạ nhà lang được nhà họ Bùi nhớ ơn, không bao giờ ăn thịt. Cuộc sống bình yên trên vùng đất mới của dòng họ Bùi bắt đầu như vậy. Một năm sau, người vợ của nhà họ Bùi đi xúc cá, được một quả trứng. Bỏ đi đâu bà cũng bắt đúng quả trứng ấy. Lấy làm lạ, bà mang về cho gà ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Con rắn hiền lành chẳng bao giờ làm hại ai cả.. Lớn lên, con rắn bò về cái lằn nước nơi trước kia người vợ nhà họ Bùi vớt được quả trứng. Trước khi đi, rắn bảo: “Con trả ơn nuôi dưỡng của bố mẹ bằng cách mở rộng đất cho bố cày”. Một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đùng, nước ngập cả mường, kéo đổ cây, cuốn cả nhà... Đúng lúc ấy, con rắn hiện lên bảo với ông lão họ Bùi: “con sẽ đi dập dòng nước dữ cứu mường. Lúc con đi, bố phải nhắm mắt đọc câu thần chú “con tôi làm được” và không được mở mắt nhìn. Nếu không con sẽ chết ngay!”. Nói rồi, con rắn lao vào dòng nước dữ trong đêm giông gió. Người cha nghe theo, nhắm mắt đọc câu thần chú. Nhưng rồi cuối cùng vì sự tò mò, ông mở mắt ra và nhìn thấy một con giao long khổng lồ đang hút từng đụn nước vào bụng, vừa hút, vừa lấy thân mình khoét núi cho nước thoát đi...
Cùng với những huyện thoại, cùng với cảnh đẹp mà không ít người đã phải thốt lên đầy kinh ngạc khi đặt chân lên vùng đất này là một cuộc sống thanh bình như ở chốn tu tiên. Cuộc sống trong thung lũng này cứ lung linh huyền ảo như trong một câu truyện cổ tích có thật. Còn đối với những người dân thì “đây thực sự là một xứ thần tiên. Ở đây ai cũng được ân hưởng tuổi giời . Cả xã có hơn 400 nóc nhà với hơn 2.000 nhân khẩu thì có rất nhiều cụ già thọ hơn trăm tuổi mà vẫn minh mẫn, khỏe mạnh.
Bất chấp dòng chảy thời gian, văn hóa Mường ở Lũng Vân được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ những mái nhà sàn dốc hình con rùa với đức tin con rùa tượng trưng cho sự vững chãi đến những bộ váy của người phụ nữ Mường. Những chiếc váy truyền thống đa phần là màu đen, đầu váy trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật. Ngày nay, để phù hợp với lao động, váy có ngắn hơn song những đường nét tinh tế trong trang trí vẫn được lưu giữ. Lễ hội văn hóa xứ Mường Bi là một trong những sinh hoạt văn hóa cộng đồng được đông đảo người dân và du khách quan tâm. Mỗi lễ hội là một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội Mường cổ, tiêu biểu như Nạ Mụ, Nhóm lửa, Xuống đồng, Rửa lá lúa, đặc biệt là hai lễ hội lớn: Khai hạ, Cơm mới. Bên cạnh đó, người dân Lũng Vân với sự chân chất vốn có từ trong nếp ăn ở tới lối suy nghĩ hay niềm tin thờ tự cũng tạo ra sức hấp dẫn không kém với du khách. Cảnh sác thiên nhiên thanh bình và con người hiền hòa nơi đây cách xa những ồn ã, khói bụi của thành thị, dễ khiến du khách mở lòng và tạm gác mọi toan lo thường nhật.
Với những tiềm năng sẵn có, Lũng Vân hiện đang là một điểm thu hút khách du lịch. Đến Lũng Vân đẹp nhất vào thời điểm sau tết đến tháng Tư hàng năm, đó là lúc có nhiều mây bao phủ nhất. Mây bắt đầu từ chiều tối và đến sáng sớm hôm sau tan dần, đến giữa trưa thì trời quang hẳn. Đến Lũng Vân, du khách có thể tham quan, nghỉ đêm tại nhà sàn của người Mường, cùng làm những công việc hàng ngày với người dân hay tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Ở Lũng Vân có một chợ duy nhất, nằm ngay trung tâm xã, họp mỗi tuần một lần vào ngày thứ 3, du khách có thể đến đây để tìm hiểu những màu sắc văn hóa của dân tộc Mường. Những du khách thích khám phá sẽ không quên dành thời gian tắm suối, leo núi cô Tiên…
Bảo Anh (TTVN)

Lũng Vân, nóc nhà xứ Mường


Ruộng bậc thang ở đây không cao và dốc như trên vùng Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai…) sự “tinh sạch” trên từng thửa ruộng cứ như nó thường xuyên được “quét dọn” (tinh sạch tới mức tôi cũng không nỡ vứt vỏ của chiếc bánh vừa ăn, đành cho vào túi đem về Hà Nội

 Đường đến Lũng mây, nóc nhà xứ Mường của chúng tôi bắt đầu từ 7h sáng. Sau khi thoát khỏi Hà Nội với những dòng người và xe đông đúc, với những khói và bụi, tôi mới hỏi “Rốt cuộc chỗ đó thế nào? “Cứ đi rồi sẽ biết ngay thôi!”. Không vào trung tâm của Thành phố Hoà Bình, chúng tôi chạy theo con đường mới mở ven Thành phố, tiếp tục ra Quốc lộ 6. 
Chỉ lên núi Ông Tượng, anh bạn hỏi tôi có muốn lên thăm tượng Bác không? Tôi hỏi anh lên chưa, anh bảo lên rồi, “Vậy anh có biết ý nghĩa của những bậc thang dẫn lên tượng đài Bác không?” “Không, bậc thang cũng có ý nghĩa nữa sao?”. “Tất nhiên! mỗi bậc đá và chiếu nghỉ đều có ý nghĩa liên quan đến cuộc đời hoạt động và tượng đài Bác”. Hồi đấy, sau đợt tình nguyện tại Lạc Sơn (Hoà Bình), chúng tôi được đưa đến viếng tượng đài Bác và tham quan công trình thuỷ điện Sông Đà. Từ dưới chân núi, những bậc thềm đầu tiên, tượng trưng cho tuổi thơ của Bác, và từ những bậc thềm này, chúng ta nhìn lên vẫn chỉ là đỉnh núi cao, chưa hề thấy bóng Bác. Sau chiếu nghỉ thứ nhất, là những bậc thang, chiếu nghỉ tiếp theo, tượng trưng cho từng giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác, cũng theo đó chúng ta sẽ dần thấy hình ảnh Bác trọn vẹn hơn.
Lũng Vân, nóc nhà xứ Mường | Cao Bằng,Hà Giang,Lao Cai,Lũng Vân,xứ Mường
Kết thúc câu chuyện về Bác cũng là lúc chúng tôi rời Quốc lộ 6 đi Lũng Vân. Nhìn xa phía trước là chập trùng những ngọn núi hùng vĩ thấp thoáng ẩn hiện trong biển mây - Cao và xa vời, khó lòng tin được, rồi đây chúng tôi sẽ lại được đứng trên đỉnh cao kia mà nhìn xuống. Thời tiết khá xấu, mây mù bao phủ khiến cho quang cảnh núi rừng càng thêm âm u, anh bạn tôi lên tiếng “Sáng qua báo là không mưa, nhưng tới tối thì báo là có mưa nhỏ”, tôi cười “Thế thì lát nữa trời sẽ nắng”. Từ sau cái ngày Hà Nội ngập lụt tôi không còn quan tâm nhiều tới mục dự báo thời tiết nữa. Đường lên thung Mây còn xa lắm, nhưng cảnh sắc nơi đây đã quá sức tưởng tượng của chúng tôi rồi. Dốc Mun, con dốc nổi tiếng với Cổng Trời và những vòng cua ngoằn ngèo như muốn thử thách sức người. Từ đây, con đường cũng trở nên khó khăn hơn, những sườn dốc đứng cheo leo mà có lúc không kìm nén được tôi đã hét lên vì sợ. Ngày còn là sinh viên thực tập, khi đi qua những đoạn đường đèo dốc quanh co, tôi cảm thấy nó thật đẹp, ví như những viền đăng ten trắng trên nền chiếc áo màu xanh đầy thơ mộng. Giờ đây, cũng trên những con đèo, dốc cua như thế này, tôi lại nghĩ tới những bàn tay khối óc đã đổ bao tâm huyết, mồ hôi và công sức; và nghĩ tới những người dân tộc thiểu số, những bản làng sống cheo leo trên đỉnh núi đã và sẽ sống ra sao trước và sau khi có con đường? 
Tấm biển chỉ dẫn: Lũng Mây 3.5km, Ngổ Luông 11km - vùng đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, khiến lòng tham trong tôi lại nổi lên, giá như thân mình có thể chia làm hai nửa. Nhưng cảm giác sắp được đặt chân lên nóc nhà của xứ Mường Bi, cũng là bản làng cao nhất của toàn xứ Mường Hoà Bình, đã kéo chúng tôi đi (đa số dân ở Hòa Bình là người Thái và người Mường). Không biết bao lần chúng tôi phải dừng lại bởi những thung lũng hiện ra sau mỗi khúc cua, ruộng bậc thang, dẫu không vào mùa lúa chín, vẫn đẹp đến say đắm lòng người, ở đó có những người dân tộc Mường đang cần mẫn lao động vun trồng một vụ mùa bội thu. Nhưng có lẽ, chưa nơi nào chúng tôi lại dừng lâu như ở thung lũng của những người dân xóm Lự.
Một bức tranh với khung cảnh yên bình, trong lành mà hết sức sinh động. Xa xa phía triền núi, là những nếp nhà sàn cheo leo lúc ẩn lúc hiện trong mây. Ruộng bậc thang ở đây không cao và dốc như trên vùng Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai…), sự “tinh sạch” trên từng thửa ruộng cứ như nó thường xuyên được “quét dọn” (tinh sạch tới mức tôi cũng không nỡ vứt vỏ của chiếc bánh vừa ăn, đành cho vào túi đem về Hà Nội); những người phụ nữ Mường đang lao động, từng nhát cuốc bổ xuống thật đều đặn. Thấy chúng tôi chụp ảnh, họ thì thầm điều gì đó với nhau rồi cười vang. Tôi nhờ anh bạn, giọng khoẻ, nói vọng xuống, “Cho xin chụp mấy tấm ảnh nhé!”. Tôi cứ lo là họ không hiểu được tiếng Kinh, nhưng thật không ngờ, họ lại nói rất sõi “Chụp không đẹp đâu”, “Khi nào thì có lúa chín?” “Còn lâu lắm” “Sao lại có chỗ đã cấy lúa rồi mà có chỗ chưa cấy?” “Chỗ nào có nước cấy trước, còn thì phải chờ đến tháng năm có nước, tháng sáu mới cấy được” “Thế đàn ông đâu mà để toàn phụ nữ đi làm vậy?” “Phụ nữ thì lo việc đồng áng, đàn ông làm việc khác” “Không có trâu bò hay sao mà lại dùng cuốc thế kia?” “Có ít lắm, cuốc đất rồi để đấy chờ nước” “Một năm làm được mấy vụ lúa?” “Có nơi được hai vụ, nhưng nơi không có nước chỉ làm một vụ thôi” “Có đủ ăn không?” “Không đủ ăn đâu” “Thế thì sống ra sao?” “Phải vào rừng, phải trồng thêm ngô, thêm sắn”. Tiếng cười nói dường như thưa dần, rồi họ lại cần mẫn với từng nhát cuốc của mình. “Làm việc nhé, chúng tôi đi đây”, anh bạn tôi chào sau khi chụp thêm vài tấm ảnh, họ ngẩng đầu nhìn chúng tôi rồi vẫy tay chào lại. Cuộc hành trình tiếp tục. 
Lũng Vân, nóc nhà xứ Mường | Cao Bằng,Hà Giang,Lao Cai,Lũng Vân,xứ Mường
CÂU CHUYỆN Ở THUNG LŨNG MÂY
Vậy là chúng tôi đang đứng trên Lũng Vân - nóc nhà của xứ Mường Bi ở độ cao gần 1000m so với mặt nước biển, cách biệt với các khu vực phụ cận bởi những ngọn đèo có độ cao gần 1300m. Trong “Tứ đại đất Mường” - bốn cái nôi văn minh lớn và cổ xưa nhất của xứ Mường, người xưa căn cứ theo diện tích vùng, dân số, sự sung túc, gái đẹp, rượu cần ngon, quyền lực của nhà Lang, trâu bò nhiều và những chiếc chiêng có tiếng vang xa nhất mà phân theo thứ tự: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động.
Ở đây tôi đã được nghe một truyền thuyết như thế này: Có vùng núi non, nơi những bản làng đang sinh sống yên bình. Một cơn hồng thuỷ ập đến bất thần trong đêm cuốn trôi hết tất thảy nhà cửa, bản làng, người dân, trâu bò và nhấn chìm cả rừng núi. Có đôi vợ chồng nhà nọ bám được một chiếc bè luồng, chiếc bè chìm nổi giữa sóng dữ hết ngày này sang ngày khác, thế nhưng họ vẫn bám chặt lấy nhau không rời. Rồi chiếc bè vướng vào cây Bi - một cây cổ thụ khổng lồ, rễ cây ăn xuyên qua chín sông mười núi nên vẫn vững vàng trong cơn hồng thuỷ. Cơn hồng thuỷ rút cũng là lúc tất cả trở nên hoang xơ. Không còn đường về, họ dựng lều ở ngay dưới gốc cây Bi để ở và sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc thung lũng thành ruộng bậc thang, làm cọn (guồng) để lấy nước, thuần phục thú rừng thành vật nuôi, lập nên mường bản. Nhớ ơn cây cứu mạng, họ lấy tên cây đặt cho tên mường, hình thành nên vùng Mường Bi ngày nay, một vùng núi rừng rộng lớn bao gồm nhiều xã thuộc huyện Tân Lạc. Và Lũng Vân là nơi sinh sống cao nhất của Mường Bi.
Lũng Vân, nóc nhà xứ Mường | Cao Bằng,Hà Giang,Lao Cai,Lũng Vân,xứ Mường
Trưa ở Lũng Vân, mặt trời bắt đầu ló rạng, nắng đã tràn xuống thắp sáng khắp thung lũng, những thửa ruộng lúa mướt xanh vẫn còn đọng sương, nắng chiếu xuống cả những ngôi nhà ven sườn núi vẫn nằm im lìm như những chú mèo còn ngái ngủ. Thốt vui khi nhìn thấy vạt cải hoa vàng nho nhỏ trước vài nếp nhà, bạn tôi xuống xe bấm máy lia lịa. Cả thung lũng mây hoàn toàn yên tĩnh, không một bóng người, chỉ có những nếp nhà đứng đó, điều duy nhất báo hiệu chủ nhà đi vắng là vài ba cây luồng vừa bằng cổ tay được dùng làm then cài chắn ngay trước cổng. Cảm giác hoang mang và thích thú cứ đan xen vào nhau. Hoang mang bởi ở đây vắng lặng quá, vắng lặng nhưng không hoang lạnh, cứ như những nếp nhà ấy riêng dành cho ai đó lỡ độ đường thì ghé vào dừng chân; thích thú bởi phong cảnh quả là đẹp, đẹp như ở xứ sở “Bồng lai tiên cảnh” vậy.
Thú vị nhất là những làn mây mỏng tang cứ là là bay ngang mình. Cứ thế, tôi chạy đi chạy lại, hết nơi này đến nơi khác, cho đến khi được gọi đi tiếp. Những thửa ruộng bậc thang đây rồi, ngay sát bước chân tôi. Gặp một phụ nữ Mường gùi củi nặng, tôi ngỏ ý làm quen và xin chụp ảnh, nhưng không thấy phản ứng gì, cứ lầm lũi mà đi. Có thể bà không hiểu được tiếng Kinh hoặc do lạ, do nặng cũng không biết nữa. Sau đó, chúng tôi gặp tổ điều tra dân số, được biết trên thung lũng cao ngút ngàn này có tới 12 thôn xóm với gần 2000 khẩu, một anh trong đội cười “Đấy là số liệu cũ, còn số liệu mới thì giờ chúng tôi mới bắt đầu điều tra đây!”. “Đời sống của người dân có khá không anh?” “Trên đây cũng vừa ra khỏi dự án 135 của Chính phủ, nhưng đời sống vẫn còn vất vả khó khăn về vật chất lắm”, rồi anh lại tiếp “Được cái đời sống tinh thần thoải mái, khí hậu trong lành, đây là một trong những nơi có tỉ lệ người sống thọ rất cao” “sao em thấy ở đây toàn phụ nữ ra đồng vậy?” “bây giờ bình đẳng rồi, phụ nữ chuyên việc đồng áng, còn đàn ông thì lên núi lên rừng” “công việc điều tra có vất vả không anh?” “vất chứ, thôn xóm đều ở rải rác trên các sườn núi, đi lại xa xôi mà có khi không gặp ai ở nhà”.
Thật tiếc vì chỉ có kế hoạch đi trong ngày nên không có nhiều thời gian tác nghiệp, đành chia tay mà lòng đầy luyến tiếc. Theo như dự định, chúng tôi sẽ về bằng đường khác để thoả chí khám phá của anh bạn tôi. Con đường dưới chân núi (gọi là chân núi, chứ thực tế đó là những thung lũng cao vào loại bậc trung) này không những dài hơn mà còn gập gềnh khó khăn hơn rất nhiều.
Theo Depplus.vn

Thung lũng mây ở Hòa Bình

Nằm ở độ cao 1.200 m so với mặt nước biển, Lũng Vân quanh năm phủ mây mù, lại được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên nên còn được biết đến với tên gọi Thung Mây.
Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 40 km, Lũng Vân, huyện Tân Lạc nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng nét văn hóa Mường đặc trưng. Nơi đây còn được coi là “nóc nhà xứ Mường Bi”, một trong bốn cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất ở xứ Mường Hòa Bình (Bi, Vang, Thàng, Động).
Cõi tiên bồng
Mặc dù nằm sâu bên trong trục đường Hòa Bình - Mộc Châu, đường đi lối lại vô cùng hiểm trở với đèo cao dốc ngược liên tiếp dài 13 km, nhưng Lũng Vân có sức lôi cuốn kỳ lạ với những làn mây huyền ảo như xứ sở thần tiên.
tin-tuc-du-lich-3484-1387881636.jpg
Mây giăng ở Lũng Vân. Ảnh: tintucdulich.
Là nơi cao nhất trong thung lũng Tân Lạc với độ cao 1200 m so với mặt nước biển, Lũng Vân quanh năm mây mù bao phủ. Những làn mây mỏng tang cứ bay là là như chờn vờn người lữ khách. Không khí mát mẻ do được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên lại càng khiến lớp mây mờ thêm hư ảo.
Buổi sáng ở Lũng Vân gió mát và nắng nhẹ, những áng mây trắng chờn vờn trên khắp các đỉnh núi, bản làng... Trưa đến, mặt trời ló rạng, nắng xuyên thẳng lớp mây mù dày đặc tràn xuống thung lũng. Những giọt sương giá ngày đông đọng trên màu lá xanh mướt của những thửa ruộng bậc thang sáng lấp lánh như ngọc bích. Màu trắng của mây, màu vàng của nắng hòa vào làm một tạo nên bức tranh thơ tuyệt diệu giữa miền sơn cước.
ngoisao-5098-1387881636.jpg
Trập trùng núi, trập trùng mây trắng. Ảnh: ngoisao.
Với những người muốn trốn tránh xa sự ồn ào, khói bụi nơi thành thị thì Lũng Vân là nơi lý tưởng với không gian thiên nhiên tĩnh lặng, yên bình. Những nếp nhà nằm im lìm dưới mây, dưới nắng như chú mèo lười ngái ngủ. Thấp thoáng trong mây những bụi cải vàng trước cửa đung đưa theo gió, nụ đào chúm chím bên hiên nhà chờ nắng tới tung xòe 5 cánh. Bởi vậy tuy thưa thớt bóng người nhưng Lũng Vân lại không hề gợi cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
Cuộc sống trăm năm
Ở chốn được ví như bồng lai tiên cảnh này, cuộc sống của người dân như trong một câu truyện cổ tích có thật. Không phải là sự giàu sang phú quý, không phải là gấm vóc lụa là, mà là "tuổi giời" được hưởng. Cả Lũng Vân có hơn 400 nóc nhà thì đã có tới hàng chục cụ ông, cụ bà sống qua một thế kỷ mà vẫn minh mẫn, khỏe mạnh.
Có người cho rằng người dân ở đây sống thọ là nhờ nước suối 3 dòng hợp lại mà dân làng bao đời múc về sinh hoạt. Người khác thì đinh ninh do bản tính đôn hậu không thích toan tính, bon chen, lại lao động chăm chỉ nên người dân ít bệnh tật, đau ốm.
sotaydulich-3856-1387881636.jpg
Lũng Vân cũng được biết đến là nơi sinh sống của nhiều người trăm tuổi. Ảnh: sotaydulich.
Nhưng dù là do đâu thì cũng không thể phủ nhận được một phần nhờ không khí trong lành, thanh tịnh ở Lũng Vân. Phải đến đây người ta mới cảm nhận thấy cuộc sống thuần khiết, nguyên sơ nơi "nóc nhà xứ Mường Bi". Dưới làn mây bạc giăng phủ khắp nơi, mỗi người đều yên bình trong những nếp nhà sàn với những hạt lúa, bắp ngô, con ốc đá, lá rau rừng. 
Đến Lũng Vân, bạn có thể tắm suối, leo núi cô Tiên, rồi nghỉ đêm tại nhà sàn của người Mường hoặc hòa mình vào phiên chợ vùng cao họp thứ ba mỗi tuần.
Vy An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét