Người Quế Sơn (tỉnh Quảng
Nam) cảm thấy tự hào khi nhắc đến các làng nghề đến nay đã
hơn 400 năm tuổi, “vang bóng một thời” của xứ Đàng Trong. Nhưng rồi chiến tranh,
những làng nghề ly tán, phương tiện sản xuất không còn. Sau ngày giải
phóng (năm 1975) đến nay, các làng nghề đã được hồi sinh, tuy
nhiên mức độ sản xuất không nhiều, người theo nghề cũng ít dần.
Những làng nghề thủ công,
truyền thống nổi tiếng, như: làng gốm Quế An, làng rèn Quế Châu, làng nón
Quế Minh, làng phở sắn Đông Phú… (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Nam
), từ
lâu đã trở thành sản phẩm quen thuộc của cả vùng và một số tỉnh
thành lân cận.
Gốm Quế AnLàng gốm xã Quế An, vốn là dòng gốm Chăm, những công cụ sản
xuất gốm từ bàn xoay cho đến cách sản xuất, ra thành phẩm đều mang nặng
linh hồn Việt-Chăm. Cách đây 15 năm có gần 100 hộ với hàng trăm lao động
và hàng chục nghệ nhân sản xuất gốm.
Bà Phạm
Thị Mỳ 80 tuổi, nghệ nhân làng gốm tâm sự: “Tôi vào nghề đến nay đã 65
năm. Khi còn nhỏ, tôi đã được bà nội nói rằng, nghề gốm ở Quế An có từ rất
lâu rồi. Bà tôi là người cũng biết làm gốm từ bé”.
Tuy nhiên,
hiện nay làng chỉ còn 2 hộ sản xuất, trong đó một hộ chỉ làm khi nông
nhàn, hộ còn lại là gia đình anh Giang Ngọc Sanh (44 tuổi, thôn Thắng Tây)
sản xuất quanh năm nhưng cũng ở mức cầm chừng. Mẹ anh- bà Phạm Thị Mỳ, là
nghệ nhân duy nhất còn miệt mài với nghề.
Rèn Quế ChâuRời làng gốm, tôi đến làng rèn xã Quế Châu trong mưa phùn se lạnh.
Không biết làng còn bao nhiêu hộ sản xuất, nhưng lâu lắm tôi lại mới được
tận mắt thấy lò rèn đỏ lửa.
Nghề rèn
ở đây hoàn toàn thủ công, sản xuất ra những dụng vụ bằng sắt như ngày xưa:
cày, cuốc, dao, rựa… phục vụ cho bà con ở vùng quê trung du.
Cách đây hơn 10 năm, làng
rèn xã Quế Châu có khoảng 50 hộ với 150 lao động, bây giờ còn 15 hộ. Những
người thợ rèn có tay nghề cao đã già yếu, dù có yêu nghề đến mấy thì cũng
không thể cầm cự được làng nghề. Lớp trẻ ở đây thì không theo với nghề
này, chỉ biết nướng sắt, thu nhập thấp, nên họ tìm nghề khác, hoặc lưu lạc
vào miền
Nam
sinh
sống.
Anh
Hà Cảnh 40 tuổi, thôn 2B cho biết: “Nghề này do bố tôi truyền lại. Những
dụng cụ sản xuất ra đều được tiêu thụ tại các chợ quê. Bây giờ sức tiêu
thụ không như những năm trước. Nhưng nhờ yêu nghề, lúc nào bà con cần cung
cấp dụng cụ gì thì mình sản xuất ngay!”
Nón lá Quế
Minh
Làng nghề nón lá Quế Minh là một trong số làng nghề Quế Sơn làm ăn thịnh vượng nhất ở vùng trung du này.
Làng nghề nón lá Quế Minh là một trong số làng nghề Quế Sơn làm ăn thịnh vượng nhất ở vùng trung du này.
Làng hiện có 300 người đang sản xuất, mỗi ngày tại đây cung cấp
cho thị trường khoảng gần 2000 chiếc nón với doanh thu gần 15 triệu đồng.
Bà Võ Thị Xuân có thâm niên hơn 30 năm trong nghề làm nón lá cho biết:
“Làng này đất đai bạc màu, sản xuất nông nghiệp thất bát, may nhờ có nghề
nón lá này phụ thêm, nên cuộc sống tại đây tạm ổn định”.
Phở sắn Đông Phú Cùng với làng nón lá Quế Minh, làng nghề phở sắn Đông Phú
cũng lênh đênh một thời. Trong những năm gần đây, cùng với cải tiến được
thiết bị, nguồn nguyên liệu sắn tốt, 40 hộ của làng nghề đã tìm được đầu ra.
Mỗi ngày tại đây cung cấp cho thị trường 4 tấn phở sắn khô có doanh thu
gần 50 triệu đồng.
Cũng
nhờ làm nghề phở sắn, có những hộ ngoài giải quyết đời sống, còn chu cấp
cho con vào đại học. Gia đình ông Dương Ngọc Sinh là một điển hình của
nhiều gia đình trong số đó. Trước đây gia đình ông Sinh cũng nghèo lắm,
nhờ phát triển nghề truyền thống mà 2 con trai ông đã tốt nghiệp
đại học, hiện nay là những kỹ sư giỏi đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh.
Ông
Lê Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn tâm sự: “Đất Quế Sơn
có nhiều người tài sinh ra từ những làng nghề. Mà muốn tài giỏi thì phải cần
cù chịu khó, nhờ đó mà nhiều hộ còn duy trì nghề cho đến hôm nay”. Bên
cạnh đó, huyện cũng đang có hướng đầu tư, hỗ trợ cho các làng nghề, để họ
sống với nghề mà tiền nhân để lại.
Quế Sơn,
một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi nhiều địa danh đẹp như Suối Tiên, Đèo
Le, Cấm Dơi…. Một con đường nối từ Quốc lộ 1A lên trung tâm huyện dài 20
km với số vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng, sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Rồi
mai đây, những làng nghề, địa danh đẹp, con người vùng trung du hiền lành
mến khách, sẽ là điểm tựa cho du lịch phát triển. Để bóng dáng và tiếng
vang, như hồn thiêng “Cấm Dơi còn mãi ngàn đời”./.
Bài và ảnh:
Vũ Công Điền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét