(LV)
- Hương vị cay cay, thơm nồng của húng quế dường như đã không thể thiếu
trong một vài món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Nhưng bạn có
biết húng quế không chỉ là rau gia vị mà còn là một vị thuốc quan trọng.
Húng
quế là một loại cây bụi nhỏ với lá thơm được sử dụng rộng rãi trên khắp
Nam Á. Hiện có hơn 60 loại húng quế, và mỗi giống sở hữu hương thơm và
hương vị riêng biệt. Húng quế có thân màu tím, lá nhỏ, thường được dùng
làm gia vị ăn kèm với các loại rau sống, hay gỏi.
Húng
quế không chỉ tăng hương vị cho món ăn của bạn, nó còn là nguồn bổ sung
nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C, K. Ngoài ra còn có nhiều chất
dinh dưỡng được tìm thấy trong húng quế. có 295mg kali trong 100g húng
quế, kali giúp duy trì huyết áp và nhịp tim. Húng quế có hàm lượng beta
carotene và các khoáng sản khác bao gồm đồng, magiê, kẽm và canxi, sắt
hỗ trợ trong việc tạo ra các hemoglobin và thiết lập số lượng oxy thực
hiện trong máu. Lá húng quế tươi là một nguồn cung cấp sắt, có 3,17mg
chất sắt trong mỗi lá húng quế.
Thảo dược quan trọng
Húng quế tươi có thể cung cấp lợi ích mạnh mẽ hơn hung quế khô. Quá trình mất nước khi sản xuất húng quế khô có thể phá hủy một số hợp chất hóa học và các loại dầu được tìm thấy trong lá của loại thảo dược này. |
Giải độc: tháng 9 năm 2007
“Jourmal of Medicinal Foods” (Tạp chí thực phẩm thuốc) công bố một
nghiên cứu cho thấy húng quế sở hữu khả năng giải độc quan trọng. Trong
nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất từ lá húng quế một liều
lượng 100mg, 200mg, 300mg và 400mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể của
những con chuột trong phòng thí nghiệm trong 5 ngày trước khi tiếp xúc
với một chất độc. Húng quế liều 300mg cho mỗi kilogam bảo vệ chuột khỏi
bị tổn thương gan, ức chế quá trình oxy hóa của chất béo và protein và
tăng cường hoạt động của các enzym gan giải độc.
Chống động kinh:
Húng quế có thể hữu ích để ngăn chặn cơn động kinh, theo một nghiên cứu
được công bố năm 2003 trên “Indian Journal of Experimental Biology”
(Tạp chí Sinh học thực nghiệm Ấn Độ) Các nhà khoa học đã chiết xuất lá
và mô sẹo gốc (tế bào hình thành ở mặt cắt của một thân cây) với động
vật trong phòng thí nghiệm và quan sát hoạt động chống co giật đáng kể
so với các tiêu chuẩn phenytoin thuốc chống động kinh.
Hương liệu chống trầm cảm:
Húng quế tươi được ngâm trong dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân để tạo mùi
trong điều trị trầm cảm. Theo Gill Farrer-Halls, tác giả cuốn “The
Aromatherapy Bible”: Mùi thơm của húng quế có thể giúp giảm nỗi buồn,
mệt mỏi và chứng thiếu tinh thần trong trầm cảm. Tuy nhiên, húng quế
không nên được sử dụng thay cho điều trị y tế, bởi trầm cảm là một tình
trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải có sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên
gia sức khỏe tâm thần.
Ổn định lượng đường trong máu:
Một nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Nông nghiệp và Công
nghệ, Kanpur, Ấn Độ chỉ ra rằng các chất được chiết xuất từ lá húng quế
ngọt sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu, được công bố
trong năm 1996 trên một tạp chí Y dược, người ta thấy, những người tham
gia tiêu thụ lá húng quế sẽ giảm 17% tình trạng giảm đường huyết lúc đói
và giảm 7% lượng đường trong máu ngay lập tức sau bữa ăn. Tương tự,
nồng độ đường trong nước tiểu cũng được cải thiện đáng kể. Các tác giả
kết luận rằng húng quế có thể có một vị trí quan trọng trong điều trị
bệnh tiểu đường từ nhẹ đến vừa.
Chống viêm:
Cũng trên “Tạp chí Sinh học thử nghiệm của Ấn Độ” một nghiên cứu được
công bố tháng 6 năm 2008 trên Húng quế chứa một lượng cao các axit béo
alpha-linolenic acid omega-3 cần thiết và tạo ra sự ức chế lớn nhất của
tình trạng viêm, khi thử với hạt lanh và dầu đậu nành trong các nghiên
cứu trên chuột trong phòng thí nghiệm.
Hạt
húng quế còn có tên gọi là hạt é. Theo y học cổ truyền thì hạt é có tính
hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện,
thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu,
chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt.
Hạt é
cung cấp dinh dưỡng và chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất béo. Ở các
nước Châu Á như Thái Lan, hạt giống húng quế được làm thành một thức
uống đóng trong lon. Ở Việt Nam hạt é được ưa chuộng dùng trong các món
chè mùa hè. Hạt é khi nguyên dạng giống hạt vừng đen, nhưng khi ngâm vào
nước thì nở to và có màng màu trắng trong.
- Hạt é khô có tính hút nước mạnh, nên nếu ngâm không đủ nước trước khi ăn, hạt é có thể trương nở gây tắc ruột.
|
Đỗ Quyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét