Thờ cúng
linh hồn của những người đã khuất là việc khá phổ biến trong đời sống
tâm linh của nhiều dân tộc. Thế nhưng, đồng bào Vân Kiều ở một số huyện
miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị lại có một phong tục rất lạ lùng, đó là
tục thờ... hồn sống của chính mình.
Cúng hồn... sống
Trong chuyến công tác tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, chúng tôi bị lôi cuốn với nhiều phong tục khác lạ, những nét tín ngưỡng rất riêng của các đồng bào dân tộc nơi đây. Thế nhưng, một phong tục đặc biệt ấn tượng với người viết, đó là tục thờ hồn sống chính bản thân mình của người Vân Kiều.
Ông Hồ Văn Hùng, người thầy thuốc và cũng là một già làng có tiếng tại xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) cho biết: "Tục thờ hồn người sống của đồng bào Vân Kiều có từ lâu đời. Khi miềng (tôi - PV) lớn lên đã thấy những nghi lễ đó rồi. Đến nay, nó được xem là nét văn hóa đặc biệt riêng của chúng tôi mà hầu như gia đình nào cũng thực hiện".
Ông còn nói thêm, có rất nhiều quan niệm khác nhau về tục "thờ hồn sống" của người Vân Kiều, nhưng nổi bật nhất vẫn là xuất phát từ nhu cầu giữ gìn và thắt chặt mối quan hệ gắn bó của các thành viên trong gia đình, dòng họ để khi đi đâu, làm gì cũng luôn nhớ về cội nguồn. Và một điều quan trọng không kém là họ mong muốn có sức khỏe tốt, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống khi đã được phần linh hồn bảo vệ, che chở".
Cúng hồn... sống
Trong chuyến công tác tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị, chúng tôi bị lôi cuốn với nhiều phong tục khác lạ, những nét tín ngưỡng rất riêng của các đồng bào dân tộc nơi đây. Thế nhưng, một phong tục đặc biệt ấn tượng với người viết, đó là tục thờ hồn sống chính bản thân mình của người Vân Kiều.
Ông Hồ Văn Hùng, người thầy thuốc và cũng là một già làng có tiếng tại xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) cho biết: "Tục thờ hồn người sống của đồng bào Vân Kiều có từ lâu đời. Khi miềng (tôi - PV) lớn lên đã thấy những nghi lễ đó rồi. Đến nay, nó được xem là nét văn hóa đặc biệt riêng của chúng tôi mà hầu như gia đình nào cũng thực hiện".
Ông còn nói thêm, có rất nhiều quan niệm khác nhau về tục "thờ hồn sống" của người Vân Kiều, nhưng nổi bật nhất vẫn là xuất phát từ nhu cầu giữ gìn và thắt chặt mối quan hệ gắn bó của các thành viên trong gia đình, dòng họ để khi đi đâu, làm gì cũng luôn nhớ về cội nguồn. Và một điều quan trọng không kém là họ mong muốn có sức khỏe tốt, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống khi đã được phần linh hồn bảo vệ, che chở".
Ông Két - một thầy thuốc chữa bệnh và kiểu bàn thờ đặc trưng của gia đình làm nghề bốc thuốc.
Trong ngôi nhà được
thiết kế theo phong cách người miền xuôi, nhưng điều làm chúng tôi ấn
tượng hơn cả là một không gian bàn thờ trang nghiêm được ông đặt những
đồ vật có hình thể lạ mắt. Phần mặt của nó giống chiếc gùi của đồng bào
dân tộc, đồ vật đó có nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau, được làm bằng
tre và nứa. Những đồ vật đó được ông sắp đặt ngăn nắp, theo một thứ tự
nhất định.
Ông Hùng giải thích: "Những đồ vật đó gọi chung là chiếc Gieel. Còn tên gọi cụ thể thì tùy từng cấp bậc của phần linh hồn người đó. Đó là nơi phần hồn của những người được cúng, phần hồn linh thiêng đó sẽ giám sát, phù hộ cho phần xác đang sinh sống ở trần gian". Trên bàn thờ của ông Hùng, không những có các Gieel thờ vợ con trong gia đình mà còn thờ phần linh hồn của những người trong dòng tộc. Một điều nữa mà ông bật mí đó là trong một đại gia đình, các phần hồn của những người con, người cháu sau khi cúng tại gia đình đều phải tập trung về nhà bố mẹ để thờ cúng hàng ngày.
Việc thờ phần hồn là phong tục chỉ có riêng ở đồng bào Vân Kiều. Mỗi người đều phải thờ phần hồn của chính mình, thế nhưng đối với những trường hợp người dân tộc khác muốn gia nhập vào bản làng và những ai đi ra khỏi bản làng đều bắt buộc phải làm một lễ cúng với những lễ vật khác nhau. "Nhập thì gà, ra thì lợn", là nguyên tắc bất di bất dịch của việc đó. Câu này được hiểu, nếu một người muốn gia nhập vào dòng họ thì trên bàn lễ phải có con gà, còn nếu ra khỏi họ thì phải có con lợn.
Đối với đồng bào Vân Kiều, mục đích của việc làm đó là cầu mong cho phần hồn của mình được khỏe mạnh, bình an, nhất là được thành công, gặp may mắn trong cuộc sống.
Một nguyên tắc mà họ phải đặc biệt lưu ý là việc đụng chạm đến các cái Gieel. "Hễ ai đụng chạm vào vật thờ cúng thì phải làm một lễ cúng để tạ lỗi với linh hồn vì đã "vô phép"", ông Hùng nói. Trung bình mỗi năm các Gieel được thay một lần, lễ cúng đó thường được làm vào khoảng ngày 28/12 âm lịch. "Đầu năm mới, phần xác thường được mua sắm đồ mới, thì phần hồn cũng phải có chiếc áo mới. Đó là ý nguyện đã có từ tổ tiên, chúng tôi chỉ là người kế tục lại phong tục của dân tộc", ông Hùng tâm sự.
Ông Hùng giải thích: "Những đồ vật đó gọi chung là chiếc Gieel. Còn tên gọi cụ thể thì tùy từng cấp bậc của phần linh hồn người đó. Đó là nơi phần hồn của những người được cúng, phần hồn linh thiêng đó sẽ giám sát, phù hộ cho phần xác đang sinh sống ở trần gian". Trên bàn thờ của ông Hùng, không những có các Gieel thờ vợ con trong gia đình mà còn thờ phần linh hồn của những người trong dòng tộc. Một điều nữa mà ông bật mí đó là trong một đại gia đình, các phần hồn của những người con, người cháu sau khi cúng tại gia đình đều phải tập trung về nhà bố mẹ để thờ cúng hàng ngày.
Việc thờ phần hồn là phong tục chỉ có riêng ở đồng bào Vân Kiều. Mỗi người đều phải thờ phần hồn của chính mình, thế nhưng đối với những trường hợp người dân tộc khác muốn gia nhập vào bản làng và những ai đi ra khỏi bản làng đều bắt buộc phải làm một lễ cúng với những lễ vật khác nhau. "Nhập thì gà, ra thì lợn", là nguyên tắc bất di bất dịch của việc đó. Câu này được hiểu, nếu một người muốn gia nhập vào dòng họ thì trên bàn lễ phải có con gà, còn nếu ra khỏi họ thì phải có con lợn.
Đối với đồng bào Vân Kiều, mục đích của việc làm đó là cầu mong cho phần hồn của mình được khỏe mạnh, bình an, nhất là được thành công, gặp may mắn trong cuộc sống.
Một nguyên tắc mà họ phải đặc biệt lưu ý là việc đụng chạm đến các cái Gieel. "Hễ ai đụng chạm vào vật thờ cúng thì phải làm một lễ cúng để tạ lỗi với linh hồn vì đã "vô phép"", ông Hùng nói. Trung bình mỗi năm các Gieel được thay một lần, lễ cúng đó thường được làm vào khoảng ngày 28/12 âm lịch. "Đầu năm mới, phần xác thường được mua sắm đồ mới, thì phần hồn cũng phải có chiếc áo mới. Đó là ý nguyện đã có từ tổ tiên, chúng tôi chỉ là người kế tục lại phong tục của dân tộc", ông Hùng tâm sự.
Một bàn thờ linh hồn người sống đặc trưng của người Vân Kiều.
Cách thể hiện "đẳng cấp" cho... hồn
Nếu như một con người sống ngoài xã hội sẽ có những cấp bậc, thể hiện đẳng cấp khác nhau thì phần hồn được thờ cũng có những cấp bậc, thứ hạng rõ rệt.
Theo quan niệm của đồng bào Vân Kiều, phần hồn con người từ khi sinh ra đến khi mất đi có 3 cấp bậc. Cấp bậc nhỏ nhất là khi bắt đầu việc thờ hồn. Lúc này người đó phải làm một lễ cúng gồm xôi, rượu nhưng đồ lễ không thể thiếu là một con gà. Trước khi cắt tiết gà phải cầu nguyện thông báo với phần hồn và tổ tiên là con gà đó đang còn sống, khỏe mạnh, không bị bệnh tật. "Nếu mình không trình báo thì phần hồn đó sẽ không nhận lễ vật vì cho rằng gà đã chết và như thế hành động đó được xem là không tôn trọng họ", ông Hồ Văn Vét - trưởng thôn Xê Túc, xã Hướng Hiệp (Hướng Hóa) cho biết.
Nếu như một con người sống ngoài xã hội sẽ có những cấp bậc, thể hiện đẳng cấp khác nhau thì phần hồn được thờ cũng có những cấp bậc, thứ hạng rõ rệt.
Theo quan niệm của đồng bào Vân Kiều, phần hồn con người từ khi sinh ra đến khi mất đi có 3 cấp bậc. Cấp bậc nhỏ nhất là khi bắt đầu việc thờ hồn. Lúc này người đó phải làm một lễ cúng gồm xôi, rượu nhưng đồ lễ không thể thiếu là một con gà. Trước khi cắt tiết gà phải cầu nguyện thông báo với phần hồn và tổ tiên là con gà đó đang còn sống, khỏe mạnh, không bị bệnh tật. "Nếu mình không trình báo thì phần hồn đó sẽ không nhận lễ vật vì cho rằng gà đã chết và như thế hành động đó được xem là không tôn trọng họ", ông Hồ Văn Vét - trưởng thôn Xê Túc, xã Hướng Hiệp (Hướng Hóa) cho biết.
Một thời gian sau đó, tùy mong muốn, đòi hỏi của phần hồn mà
người đó phải cúng lần hai, lúc đó đồ lễ cần thiết nhất là một con lợn.
Và lần cuối cùng đó là cúng một con trâu. "Nếu gia đình nào kinh tế khó
khăn, có thể cúng con dê thay cho con trâu", ông Chính nói. Việc xác
định thời gian để tổ chức cúng cho phần hồn do những thầy cúng lâu năm
trong bản làng đảm nhiệm. Khi cúng, tất cả đồ lễ phải được đặt dưới sàn
nhà, dưới sự chứng kiến của nhiều người, nhưng người bắt buộc phải có
mặt chính là chủ nhân của phần hồn đó. Sau khi các phong tục đã hoàn
thành, các Gieel đó được đưa lên bàn thờ của gia đình.
Mỗi người trải qua các cấp bậc này với thời điểm hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai. "Thời điểm tùy thuộc vào mong muốn của những phần hồn đó. Khi họ đã yêu cầu thì nhất thiết người đó phải làm lễ cúng, còn nếu không có đòi hỏi thì không phải cúng", ông Vét cho hay.
Bát nhỏ, dành cho những hồn sống cúng lần đầu tiên gọi là Gieel năm nớn. Lớn hơn được gọi là Gieel tâm ba. Loại thứ hai có nón được ngầm hiểu là phần hồn đó đã cúng lợn. Ở Gieel đã cúng con trâu có điểm khác biệt là thêm chùm tua dây treo (được tuốt bằng dang mỏng) ở phía trước và đế gỗ. Phía trong các Gieel thường được người nhà đặt trầu cau. Những đồ vật này sẽ được thay cùng lúc khi làm lễ cúng thay Gieel vào cuối năm.
Đối với những người làm thầy thuốc đông y, ngoài bàn thờ phần hồn, họ còn có thêm một bàn thờ riêng biệt. Phần bàn thờ được đặt và thờ riêng với bàn thờ chính. "Đây là phần thờ tổ tiên, những người đã dạy cho mình cách chữa bệnh cứu bản làng", ông Hồ Văn Két (SN 1949), xóm Xê Túc, xã Hướng Hiệp nói. Việc thờ phụng bàn thờ của những thầy thuốc có nhiều nét khác biệt với các bàn thờ bình thường. Họ chọn ngày 14 - 15 âm lịch để làm lễ thay Gieel. Đặc biệt, việc thay đổi bàn thờ chỉ thực hiện khi người thầy thuốc đó chữa bệnh khiến ai đó bị chết. "Mình chữa bệnh mà họ bị chết thì bắt buộc phải làm lễ để thông báo, tạ lỗi với tổ tiên, đồng thời thay bàn thờ mới", ông Két cho hay. Mâm cỗ trong thờ cúng gồm một con gà được chia thành bốn phần, một con gà để nguyên con, bánh cúng của đồng bào Vân Kiều.
Việc thờ hồn người sống sẽ kết thúc khi người đó chết đi. Lúc đó, Gieel thờ hồn lúc còn sống sẽ được chôn cùng với xác người đó. Trước khi đưa đi, phần hồn đó cũng được những người nhà làm lễ cúng như những lần thay Gieel, nhưng điều khác biệt hơn vì đó là lần cuối cùng linh hồn này sống trên cõi đời.
Mỗi người trải qua các cấp bậc này với thời điểm hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai. "Thời điểm tùy thuộc vào mong muốn của những phần hồn đó. Khi họ đã yêu cầu thì nhất thiết người đó phải làm lễ cúng, còn nếu không có đòi hỏi thì không phải cúng", ông Vét cho hay.
Bát nhỏ, dành cho những hồn sống cúng lần đầu tiên gọi là Gieel năm nớn. Lớn hơn được gọi là Gieel tâm ba. Loại thứ hai có nón được ngầm hiểu là phần hồn đó đã cúng lợn. Ở Gieel đã cúng con trâu có điểm khác biệt là thêm chùm tua dây treo (được tuốt bằng dang mỏng) ở phía trước và đế gỗ. Phía trong các Gieel thường được người nhà đặt trầu cau. Những đồ vật này sẽ được thay cùng lúc khi làm lễ cúng thay Gieel vào cuối năm.
Đối với những người làm thầy thuốc đông y, ngoài bàn thờ phần hồn, họ còn có thêm một bàn thờ riêng biệt. Phần bàn thờ được đặt và thờ riêng với bàn thờ chính. "Đây là phần thờ tổ tiên, những người đã dạy cho mình cách chữa bệnh cứu bản làng", ông Hồ Văn Két (SN 1949), xóm Xê Túc, xã Hướng Hiệp nói. Việc thờ phụng bàn thờ của những thầy thuốc có nhiều nét khác biệt với các bàn thờ bình thường. Họ chọn ngày 14 - 15 âm lịch để làm lễ thay Gieel. Đặc biệt, việc thay đổi bàn thờ chỉ thực hiện khi người thầy thuốc đó chữa bệnh khiến ai đó bị chết. "Mình chữa bệnh mà họ bị chết thì bắt buộc phải làm lễ để thông báo, tạ lỗi với tổ tiên, đồng thời thay bàn thờ mới", ông Két cho hay. Mâm cỗ trong thờ cúng gồm một con gà được chia thành bốn phần, một con gà để nguyên con, bánh cúng của đồng bào Vân Kiều.
Việc thờ hồn người sống sẽ kết thúc khi người đó chết đi. Lúc đó, Gieel thờ hồn lúc còn sống sẽ được chôn cùng với xác người đó. Trước khi đưa đi, phần hồn đó cũng được những người nhà làm lễ cúng như những lần thay Gieel, nhưng điều khác biệt hơn vì đó là lần cuối cùng linh hồn này sống trên cõi đời.
Thờ hồn để tôn trọng chính bản thân và sống tốtHiện nay, hầu hết đồng bào Vân Kiều vẫn giữ được phong tục độc đáo này. Những chiếc Gieel của những thành viên trong gia đình được họ thận trọng đặt ở nơi liêng thiêng nhất của ngôi nhà. Một số gia đình lại thờ theo phương pháp hiện đại kết hợp với cổ xưa nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó. Thờ hồn của chính mình, đó là việc tôn trọng chính bản thân mình. Đồng nghĩa với nó là phải ý thức để sống tốt với bản làng, phấn đấu là một công dân tốt của đất nước. | |
Tục thờ “linh hồn người sống” của người Vân Kiều
Lập bàn thờ cho chính mình và người thân khi đang còn sống, nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng đó là một phong tục độc đáo ít người biết, được đồng bào Vân Kiều sinh sống tại các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị gìn giữ bao đời nay.
Gia đình ông Hồ Ra Mô đang thực hiện nghi lễ cúng “linh hồn sống”. |
Cũng như mọi năm, cứ đến cuối tháng Giêng, ông Hồ Ra Mô, 60 tuổi ở thôn Húc Ván, xã Húc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) lại tất bật dọn dẹp bàn thờ để thực hiện nghi lễ cúng hồn người sống cho gia đình mình. Trên bàn thờ “hồn sống” của gia đình người Vân Kiều có rất nhiều đồ vật khác nhau là bởi mỗi đồ vật tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình. Tùy theo mức độ cúng “hồn” của từng người mà đồ vật đi kèm cũng có hình thù và vị trí đặt khác nhau. Những ai mới được cúng lần đầu thì linh hồn được thờ trong bát sứ có kiềng tre. Càng cúng lên cấp cao hơn thì bát càng lớn hơn được đặt trong những ngôi nhà làm bằng tre nứa thu nhỏ.
Người Vân Kiều thờ mỗi “linh hồn sống” bằng một chiếc bát sứ. |
Tục thờ “hồn sống” bắt đầu từ khi đứa trẻ chào đời được một tháng tuổi. Lúc đó, cha mẹ sẽ làm lễ cúng đặt tên cho đứa trẻ để báo với các vị thần, tổ tiên về sự hiện diện của đứa trẻ trên thế gian. Người Vân Kiều quan niệm thờ “hồn” người sống cũng quan trọng giống như thờ “hồn” người đã khuất bởi mọi thay đổi trong cuộc sống đều liên quan đến vị thần bổn mạng. Mọi hoạt động tự ý chưa được xin phép lên bàn thờ người sống đều phải cúng tạ lỗi với thần bổn mạng. Vị trí bàn thờ vì vậy cũng được gia chủ đặt ở vị trí cao nhất trong nhà để tránh việc vô tình phạm thượng đến đấng thần linh.
Chỉ tay lên bàn thờ của gia đình được treo trên cao ở vị trí trang trọng trong căn nhà, ông Hồ Ra Mô giải thích: “Đây là tất cả linh hồn còn sống của các con cháu gia đình mình. Mỗi dịp đầu năm bố đều lau dọn bàn thờ sạch sẽ, tươm tất để nguyện cầu sang năm mới gia đình làm ăn thuận lợi, khỏi phải đau ốm bệnh tật, cuộc sống đỡ vất vã hơn”.
Hiện nay, đồng bào Vân Kiều sinh sống ở các huyện miền núi Quảng Trị vẫn duy trì phong tục thờ linh hồn của chính mình. Tuy đã có kết hợp giữa nét hiện đại và truyền thống nhưng về cơ bản vẫn giữ được y nguyên ý nghĩa ban đầu. Việc thờ “hồn người sống” giữa nam và nữ đã không có sự phân biệt nhưng có những luật lệ và những điều kiêng kỵ bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo. Đối với họ, mục đích của nghi lễ cúng là cầu mong cho phần hồn của mình được khỏe mạnh, bình an, nhất là được thành công, gặp may mắn trong cuộc sống.
Việc thờ “hồn người sống” chỉ kết thúc khi nào người đó chết đi. Người chết sau đó sẽ được đưa qua Miếu Giàng. Những thứ liên quan trên bàn thờ người sống cũng sẽ được chôn theo cùng người đã mất. Lúc này linh hồn người đó sẽ được gia đình chuyển sang thờ cúng ở bàn thờ dành cho những người đã khuất.
Hồ Pả Hăm, trưởng thôn Húc Thượng, xã Húc nói: “Dù giàu hay nghèo thì cũng phải tổ chức lễ cúng “hồn người sống”, tục lệ này không thể bỏ được. Bởi theo quan niệm, ở rừng núi cũng có thần, ở nhà cũng có thần nên người Vân Kiều phải luôn tuân thủ các lễ cúng để các vị thần phù hộ có đầy đủ các vật chất phục vụ cuộc sống được thuận lợi”.
Già làng Hồ Pả Kăm, thôn Húc Ván, xã Húc cho biết, một năm một lần các gia đình đều tổ chức cúng cho từ con đến cháu. Việc cúng phải tập trung đông đủ mọi người chứng kiến và cùng nhau thực hiện nghi lễ. “Việc các thế hệ cùng tham gia nghi lễ là để con cháu biết cách thức cúng sao cho đúng, để khi thế hệ chúng tôi mất đi thì tục thờ “hồn người sống” vẫn được con cháu gìn giữ và lưu truyền đến mai sau”, già làng Hồ Pả Kăm cho hay.
Chỉ tay lên bàn thờ của gia đình được treo trên cao ở vị trí trang trọng trong căn nhà, ông Hồ Ra Mô giải thích: “Đây là tất cả linh hồn còn sống của các con cháu gia đình mình. Mỗi dịp đầu năm bố đều lau dọn bàn thờ sạch sẽ, tươm tất để nguyện cầu sang năm mới gia đình làm ăn thuận lợi, khỏi phải đau ốm bệnh tật, cuộc sống đỡ vất vã hơn”.
Hiện nay, đồng bào Vân Kiều sinh sống ở các huyện miền núi Quảng Trị vẫn duy trì phong tục thờ linh hồn của chính mình. Tuy đã có kết hợp giữa nét hiện đại và truyền thống nhưng về cơ bản vẫn giữ được y nguyên ý nghĩa ban đầu. Việc thờ “hồn người sống” giữa nam và nữ đã không có sự phân biệt nhưng có những luật lệ và những điều kiêng kỵ bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo. Đối với họ, mục đích của nghi lễ cúng là cầu mong cho phần hồn của mình được khỏe mạnh, bình an, nhất là được thành công, gặp may mắn trong cuộc sống.
Việc thờ “hồn người sống” chỉ kết thúc khi nào người đó chết đi. Người chết sau đó sẽ được đưa qua Miếu Giàng. Những thứ liên quan trên bàn thờ người sống cũng sẽ được chôn theo cùng người đã mất. Lúc này linh hồn người đó sẽ được gia đình chuyển sang thờ cúng ở bàn thờ dành cho những người đã khuất.
Hồ Pả Hăm, trưởng thôn Húc Thượng, xã Húc nói: “Dù giàu hay nghèo thì cũng phải tổ chức lễ cúng “hồn người sống”, tục lệ này không thể bỏ được. Bởi theo quan niệm, ở rừng núi cũng có thần, ở nhà cũng có thần nên người Vân Kiều phải luôn tuân thủ các lễ cúng để các vị thần phù hộ có đầy đủ các vật chất phục vụ cuộc sống được thuận lợi”.
Già làng Hồ Pả Kăm, thôn Húc Ván, xã Húc cho biết, một năm một lần các gia đình đều tổ chức cúng cho từ con đến cháu. Việc cúng phải tập trung đông đủ mọi người chứng kiến và cùng nhau thực hiện nghi lễ. “Việc các thế hệ cùng tham gia nghi lễ là để con cháu biết cách thức cúng sao cho đúng, để khi thế hệ chúng tôi mất đi thì tục thờ “hồn người sống” vẫn được con cháu gìn giữ và lưu truyền đến mai sau”, già làng Hồ Pả Kăm cho hay.
Theo baodantoc.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét